Kinh nghiệm của kiểm toán nhà nước Canada trong kiểm toán hoat động lĩnh vực môi trường
Theo Báo cáo Môi trường toàn cầu lần thứ 5 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) thì “Những thay đổi quan sát được hiện nay đối với hệ thống Trái Đất là chưa từng có trong lịch sử loài người. Nỗ lực để làm chậm tốc độ hoặc mức độ thay đổi - Bao gồm các biện pháp sử dụng hiệu quả và giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên - đã đưa ra những kết quả nhất định nhưng đã không thành công trong việc đảo ngược những bất lợi của biến đổi môi trường.” Tương tự, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong Chương trình Triển vọng Môi trường đến năm 2030 đã xác định được một số thách thức toàn cầu chính, bao gồm những vấn đề liên quan đến Biến đổi khí hậu, Đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo, Nước (sự khan hiếm nước và chất lượng nước ngầm), Chất lượng không khí, Chất thải và hóa chất độc hại (việc quản lý và vận chuyển chất thải nguy hại, hóa chất trong môi trường và trong các sản phẩm tiêu dùng). Song UNEP cũng thừa nhận rằng các cuộc kiểm toán môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu môi trường, trong các hiệp định môi trường đa phương. Theo đó, các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) đã tiến hành kiểm toán môi trường và đưa ra các đề xuất cải tiến trong nhiều thập kỷ. Các SAI có thể tăng tác động của việc kiểm toán môi trường và cải thiện chất lượng môi trường thông qua việc lựa chọn chủ đề, lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, lập Báo cáo cũng như công tác truyền thông
n quốc tế phối hợp về biến đổi Khí hậu tiến hành bởi 14 cơ quan kiểm toán quốc gia và dựa trên 33 cuộc kiểm toán độc lập. WGEA cũng có một cơ sở dữ liệu lớn về các cuộc kiểm toán do các cơ quan kiểm toán quốc gia tiến hành trên khắp thế giới. Từ năm 1993 đến năm 2011, các cơ quan kiểm toán quốc gia trên 100 nước tiến hành hơn 3.200 kiểm toán tài chính, tuân thủ và kiểm toán hoạt động liên quan đến môi trường. 2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Dữ liệu: Dự đoán và đánh giá liên tục nhu cầu dữ liệu Việc xác định số lượng được xem là yếu tố then chốt trong báo cáo kiểm toán trong việc nâng cao tầm ảnh hưởng của nó. Điều đó nói rằng, việc xác định số lượng bắt đầu từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho tới mang số liệu trong báo cáo kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch, các loại, nguồn và các giới hạn của bằng chứng và dữ liệu được xác định. Ở giai đoạn này, kiểm toán viên nên cố gắng xác định các loại dữ liệu định tính và định lượng mà họ có thể thực hiện để đưa ra các bằng chứng kiểm toán. Trong giai đoạn kiểm tra, kiểm toán viên cần liên tục đánh giá liệu các loại dữ liệu và bằng chứng dự kiến là có sẵn và có mối liên quan với nhau hay không. Nếu không có dữ liệu đó thì có thể cần điều chỉnh kế hoạch kiểm toán. Quan sát: Xác định nguyên nhân gốc rễ Kiểm toán hoạt động, giống như tất cả các kiểm toán, so sánh một tình huống tồn tại với cách nó cần, dựa trên các tiêu chí phù hợp. Điều này thường dẫn đến việc xác định khoảng trống giữa hai, gọi là kiểm toán “phát hiện” hoặc “quan sát”. Các ví dụ về các phát hiện kiểm toán chung bao gồm, nhưng không giới hạn ở: - Thiếu sự tuân thủ các quy tắc hoặc chính sách; - Kết quả không đạt được như dự định; - Rủi ro không được đánh giá và quản lý; - Các chiến lược không được phát triển hoặc theo dõi; - Sự phối hợp kém hay vai trò không rõ ràng trong các hoạt động và hành động của những người chủ chốt; - Thiếu số liệu hoặc thông tin để đo lường kết quả của chương trình hoặc để hỗ trợ các quyết định; - Sự không có hay yếu kém trong kiểm soát. Câu hỏi nóng là: Tại sao có sự thiếu sót xảy ra? Tại sao các thực thể không tuân thủ? Tại sao những rủi ro không được quản lý? Tại sao các kết quả dự định không được nhận ra? Tại sao cơ quan giám sát không hành động? Nguyên nhân là gì? Phân tích những nguyên nhân gốc rễ có thể giúp trả lời những câu hỏi “Tại sao?” Chỉ những thông tin đó mới có giá trị để tăng cường tác động của các báo cáo kiểm toán. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 61Số 122 - tháng 12/2017 Hơn nữa, việc phân tích nguyên nhân gốc rễ có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hỗ trợ trong việc hình thành một kiến nghị kiểm toán hiệu quả. Theo nghĩa này, các kiến nghị “hiệu quả” là những kiến nghị đưa ra các giải pháp ngăn ngừa sự cố lặp lại, thay vì chỉ đơn giản nói với quản lý để “khắc phục sự cố”. 3. Báo cáo kiểm toán Trước khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên thường thu thập bằng chứng từ nhiều nguồn khác nhau, tất cả đều phải được xem xét, phân tích và giữ lại hoặc bị loại bỏ. Các bằng chứng này là kết quả của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm cách nào để xác định và trình bày các thông tin trong đó. Vì kiểm toán viên thường chỉ có một cơ hội để truyền đạt những phát hiện kiểm toán, họ phải làm điều đó một cách rõ ràng và thuyết phục. Mặc dù mỗi cơ quan kiểm toán có mẫu và hình thức báo cáo kiểm toán khác nhau, nhưng các kiểm toán viên phải tuân thủ một số quy tắc cơ bản khi trình bày các phát hiện kiểm toán. Ví dụ, kiểm toán viên nên ghi nhớ rằng các báo cáo hiệu quả nhất trả lời các câu hỏi sau: - “Cái gì?” - Xác định các vấn đề đã được phát hiện bởi kiểm toán. - “Vì cái gì?” - Giải thích tại sao người đọc nên quan tâm đến các phát hiện kiểm toán. - “Tại sao vậy?” - Xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề hoặc quan sát. - “Tiếp theo là gì?” - Làm rõ các khuyến nghị hoặc giải pháp đề xuất. Ngoài ra, từ những bằng chứng thu thập được, kiểm toán viên nên đánh giá đúng mức độ và phản ánh mối liên hệ giữa các phát hiện tích cực và tiêu cực. Điều này giúp nâng cao độ tin cậy của cuộc kiểm toán. Một vai trò quan trọng khác: Sử dụng báo cáo kiểm toán cho công tác tuyên truyền giáo dục Các câu hỏi về môi trường thường phức tạp và có thể cần phải giải thích các khái niệm quan trọng trong phần giới thiệu báo cáo nhằm giúp độc giả hiểu rõ các phát hiện của kiểm toán và ý nghĩa của chúng. Vì lý do này, các kiểm toán viên về môi trường nên sử dụng phần cuối của báo cáo để giải thích cho độc giả về các vấn đề môi trường có liên quan, cung cấp cho họ các bối cảnh cơ bản và thông tin cơ bản. Đó là một ý tưởng đặt trong báo cáo để tạo ra các liên kết tới bất kỳ khía cạnh kinh tế và xã hội liên quan. Người viết báo cáo nên sử dụng ngôn ngữ giản dị, không quá kỹ thuật. Báo cáo kiểm toán môi trường thành công trong việc thực hiện các chủ đề phức tạp có thể tiếp cận được và cung cấp cho người đọc những thông tin mới sẽ có sự tác động và giá trị cao hơn. Tương tự, các báo cáo giúp người đọc nhận diện chủ đề và quan tâm đến những phát hiện của kiểm toán sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn. Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng các nghiên cứu điển hình cụ thể trong báo cáo. Ví dụ, các trường hợp nghiên cứu về chất lượng môi trường ở các khu đô thị có thể rất hiệu quả, đặc biệt là nếu họ cung cấp thông tin về các tác động tiềm ẩn tới sức khoẻ. Kiến nghị kiểm toán: Phấn đấu để có một hiệu ứng Domino Cuối cùng, tác động của một cuộc kiểm toán môi trường sẽ phụ thuộc vào chất lượng của các kiến nghị và việc thực hiện nó. Việc đưa ra những gợi ý hiển nhiên hay hời hợt là dễ dàng, nhưng đưa ra các khuyến nghị có một tác động lâu dài là khó khăn hơn và đòi hỏi nhiều kiến thức và xét đoán chuyên môn. KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN62 Số 122 - tháng 12/2017 Thông thường, các kiến nghị được đưa ra vào cuối cuộc kiểm toán. Tuy vậy, để đưa ra các kiến nghị có ý nghĩa, quá trình tư duy cần bắt đầu từ giai đoạn thực hiện kiểm toán. Đôi khi các kiến nghị về hoạt động, chẳng hạn như chuẩn bị kế hoạch hành động, được yêu cầu như là một bước đầu tiên trong việc đưa ra các kiến nghị. Tuy nhiên, kiểm toán viên trong lĩnh vực môi trường sẽ có nhiều khả năng gia tăng giá trị nếu họ đưa ra các kiến nghị: - Mang tính chiến lược, chứ không phản quá trình hoạt động, phản ánh được bản chất vấn đề; - Giải quyết nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề chứ không phải các “triệu chứng”; - Tập trung vào kết quả và thành tựu mong đợi, chứ không phải phương tiện để đạt được điều đó. Kiểm toán viên có thể đưa ra các kiến nghị chiến lược bằng cách tập trung vào “các điểm mấu chốt” trong các quy trình ra quyết định có liên quan. Họ cũng có thể nhằm mục đích tạo ra một hiệu ứng “domino”. Hiệu ứng domino đề cập đến các tình huống trong đó việc thay đổi một yếu tố của một hệ thống sẽ kích hoạt các thay đổi của các yếu tố khác trong cùng một hệ thống; hiệu ứng này càng lớn khi các yếu tố của hệ thống được liên kết chặt chẽ với nhau. Ví dụ, việc ban hành thuế carbon sẽ tạo ra hiệu ứng domino trong xã hội và trong nền kinh tế khi vấn đề này dẫn đến việc tiêu thụ các sản phẩm có carbon giảm mạnh, giảm phát thải khí nhà kính, gia tăng sử dụng phương tiện giao thông công cộng, chất lượng không khí tốt hơn, cải thiện sức khoẻ cho người dân và giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ. Để tối đa hóa hiệu ứng domino, các đề xuất phải được hướng đến một điểm quan trọng trong quá trình ra quyết định - một điểm kích hoạt sẽ tạo ra nhiều tác động lên nhiều yếu tố của quá trình hoặc hệ thống. Các kiến nghị có tính chất hời hợt (ví dụ: “đơn vị không có chiến lược, vì vậy chúng tôi đề nghị đơn vị nên phát triển chiến lược”) hoặc không cần thiết (ví dụ: “đơn vị cần tiếp tục làm...”) sẽ không thể dẫn đến các thay đổi đáng kể. Trong một số trường hợp, chúng có thể được yêu cầu như là bước đầu tiên nhưng để đạt được hiệu quả thì các đề xuất nên giải quyết nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề đã được xác định chứ không phải triệu chứng của chúng. Các đề xuất tập trung vào kết quả mong đợi hay đầu ra cũng sẽ hiệu quả hơn. Không có quy định cụ thể làm thế nào để đạt được các kết quả này, các kiểm toán viên cho phép các đơn vị chủ động và linh hoạt thể hiện sự sáng tạo trong giải quyết vấn đề của họ trong giới hạn của các ràng buộc về hoạt động của họ. Cuối cùng, khi đưa ra kiến nghị, kiểm toán viên nên cố gắng để đổi mới và vượt qua các giới hạn. (Một cách để đạt được điều này là phân tích và so sánh việc thực hiện các kiến nghị ở các đơn vị khác). Tương tự như vậy, các kiểm toán viên cần luôn duy trì tính thực tế và xem xét quan điểm của đơn vị được kiểm toán đối với các đề xuất và khả năng của họ để giải quyết các vấn đề đó. kết luận Các Chính phủ được giao nhiệm vụ quản lý và giải quyết các vấn đề môi trường quan trọng, từ sự sụp đổ của nghề cá tới nước uống bị ô nhiễm, từ những tác động của biến đổi khí hậu đến khói bụi đô thị và từ tầng nước ngầm bị đe doạ tới xâm lấn loài. Các cơ quan kiểm toán có nhiệm vụ đánh giá việc thực hiện và hiệu quả của việc quản lý các vấn đề này. Việc thực hiện kiểm toán môi trường sẽ giúp cho sự thay đổi ở lĩnh vực này. Để làm được điều này đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận trong lựa chọn chủ đề, lập kế hoạch, thực hiện, báo cáo, và truyền thông. Bằng cách tập trung vào các yếu tố này, có thể tăng tác động của cuộc kiểm toán môi trường và kết quả là nâng cao chất lượng môi trường thông qua việc các chương trình được quản lý tốt hơn và có hiệu quả hơn. Điều này cho thấy kiểm toán viên đóng một vai trò quan trọng đằng sau câu nói “Chúng tôi không kế thừa trái đất từ cha mẹ chúng tôi, chúng tôi mượn nó từ con cái của chúng tôi”. Lược dịch (Theo “How to increase the impact of environmental performance audits”, CCAF)
File đính kèm:
- theo_bao_cao_moi_truong_toan_cau_lan_thu_5_cua_chuong_trinh.pdf