Kinh điển về khởi nghiệp

“Khởi sự kinh doanh không chỉ là một cách tư duy mà còn là một bộ kĩ năng. 24 bước khởi

sự kinh doanh trong cuốn sách này giới thiệu các bước cụ thể và thực tế giúp những tinh

thần sáng tạo có thể tối đa hóa khả năng thành công và tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ.”

—Mitch Kapor, Nhà sáng lập tập đoàn Lotus Development

“Tôi không phải là người đề cao bản kế hoạch kinh doanh mà coi trọng quá trình lập kế

hoạch kinh doanh hơn. Cuốn sách này cung cấp một quy trình tổng thể cực kỳ hữu ích cho

việc lập kế hoạch kinh doanh của những người muốn khởi sự doanh nghiệp trên cơ sở sáng

tạo đột phá.”

—Brad Feld, Giám đốc Điều hành tập đoàn Foundry, Đồng sáng lập TechStars, và tác giả

của loạt sách Startup Revolution

“Với 24 bước trong cuốn sách này, Bill đã làm việc cùng với những người khởi nghiệp ở

Scotland trong 3 năm, và kết quả rất khả quan. Không chỉ hướng dẫn những bước đi và

khuôn mẫu cực kỳ hữu ích, cuốn sách còn giúp những người khởi nghiệp tự tin trên con

đường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp lên một tầm cao mới. Đây thực sự là một

cách tiếp cận cực kỳ hiệu quả và vượt ngoài biên giới quốc gia.”

—Alex Paterson, Giám đốc điều hành, Doanh nghiệp Highlands và Islands Scotland

“Tôi ước là đã đọc cuốn sách này từ những ngày đầu khởi nghiệp – chuẩn xác, ví dụ tuyệt

vời, nội dung dễ hiểu, kết hợp giữa lý thuyết truyền thống về khởi sự kinh doanh với thực tế

hiện tại của cộng đồng khởi nghiệp trên thế giới. Nếu bạn thực sự muốn khởi nghiệp kinh

doanh, hãy đọc kỹ cuốn sách này và luôn giữ nó bên cạnh trong suốt hành trình của mình”.

—Frederic Kerrest, Đồng sáng lập Okta và Giải thưởng cho doanh nhân khởi nghiệp “MIT

Patrick J. McGovern, Jr.”

“Nhiều người nghĩ khả năng kinh doanh là bẩm sinh. Nhưng sự thật kinh doanh là kỹ năng

có thể học hỏi và rèn luyện. Cuốn sách cung cấp những hướng dẫn cụ thể giúp người khởi

nghiệp từng bước bắt đầu và tiến tới thành công trong công việc kinh doanh. Tôi muốn giới

thiệu quyển sách này tới tất cả những người khởi nghiệp đầy tham vọng.”

—Doug Leone, Giám đốc Điều hành Sequoia Capital

pdf272 trang | Chuyên mục: Quản Trị Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Kinh điển về khởi nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 hồ ra sông Mê Kông thì
sông chảy ngược dòng, tiếp nước vào hồ khiến mực nước hồ dâng cao và tăng diện tích hồ. Đến tháng
Mười thì nước hồ lại rút xuống và theo sông Tonlé-sap đổ ra sông Mê Kông.
235. Sông Bassac hay sông Ba Thắc là cách gọi theo tiếng Khơ-me. Ở Việt Nam gọi sông Bassac là
sông Hậu và sông Mỹ Tho là sông Tiền, còn sông Mỹ Tho ở Việt Nam lại chỉ là một nhánh của sông
Tiền.
236. Từ năm 1887, đại diện Pháp ở Cao Miên được gọi là Khâm sứ Cao Miên.
237. Một trò chơi kiểu xổ số được sinh ra ở An Nam, nhưng trở nên phổ biến ở Cao Miên: Chủ trò
làm một tấm ván, hay tấm thảm, với tên tiếng Hoa của 36 loài thú khác nhau: hổ, khỉ, rắn, công Cùng
lúc, chủ trò treo giữa phòng chơi một tấm bảng có ghi tên một loại thú, được phủ kín. Người chơi đặt
cược trên một hoặc nhiều tên loài thú. Khi tất cả các tên đã được đặt kín, chủ trò công bố tên loài thú
ghi trên tấm bảng, và người thắng giành được gấp nhiều lần giá trị đặt cược. (DG)
238. Tên bài Quốc ca Pháp.
239. Ở Cao Miên, cả nam và nữ thường dùng một miếng vải hình chữ nhật dài khoảng ba mét và rộng
một mét quấn quanh eo, phần đuôi ở hai đầu sẽ được thắt vào với nhau ở giữa hai chân rồi được cố
định bởi một thắt lưng bằng kim loại, được gọi là sampot. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn
là váy.
240. Một loại đăng ten được làm bằng tay, phổ biến ở Pháp từ thế kỷ XVII, đặc biệt thường được sản
xuất từ vùng Chantilly.
241. Một loại hộp quay tay tạo ra một giai điệu được thiết lập từ trước, mỗi hộp nhạc chỉ có thể phát
ra một vài giai điệu nhất định.
242. Ý nói các điệu múa này diễn lại những tích trong sử thi Ramayana của Ấn Độ.
243. Chỉ hoàng thân Sisowath, sau trở thành nhà vua Cao Miên (trị vì: 1904 – 1927). Do việc tranh
chấp cung đình, Sisowath đã bị anh trai của mình là vua Norodom trục xuất ra nước ngoài. Sau với
sức ép của người Pháp, Norodom đã phải dàn hòa với Sisowath, phong tước hiệu cho em mình là
Obbareach (Obbarach) có quyền kế vị. Xem: Sakou Samoth, Hommes et histoire du Cambodge, Paris
2012, p.233. (HĐ)
244. Nguyên văn: 'Excursions et Reconnaissance’.
245. Nguyên văn: L’Archaeological Survey.
246. Nguyên văn: Linguistic Survey.
247. Java (tiếng Indonesia: Jawa): đảo lớn nhất của Indonesia, hiện nay là đảo có mật độ dân số cao
nhất toàn cầu, nơi sinh sống của 60% dân số nước này.
248. James Darmesteter, Ngữ văn học và khai thác thuộc địa, đăng trên báo Critique et Politique
[Phân tích và chính trị] (TG).
249. Dự thảo về điều lệ được chuẩn bị bởi ngài Barth, Bréal và Sénart, được thỏa thuận với Doumer,
và được duyệt bởi Viện Hàn lâm vào ngày 9/12/1898, trở thành nghị định từ 15/12/1898. (TG)
250. Xiêm Riệp: hay Siem Reap, tỉnh lỵ ở tây bắc Cao Miên. Địa danh này theo tiếng Miên nghĩa là
“Xiêm bại trận”.
251. Kompong Chnang (tiếng Việt: Công-pông Chơ-năng): một tỉnh miền Trung của Campuchia.
252. Một quận thuộc Berlin, Đức.
253. Rama V: hay Chulalongkorn Đại vương (tên hoàng gia: Phra Chula Chomklao Chaoyuhua, 1853-
1910), vị vua thứ năm của nhà Chakri trong lịch sử Thái Lan. Ông được xem là một trong những ông
vua kiệt xuất của vương quốc Xiêm La và cũng được thần dân gọi là “Đức vua vĩ đại kính yêu”.
254. Hay Savannakhet (tiếng Việt: Xa Vẳn Na Khẹt): một tỉnh thuộc miền Trung của Ai Lao. Ngày nay
có thể từ Quảng Trị đi qua đường 9 để đến Savannakhet.
255. Một hệ thác rất lớn có dạng hẻm vực dài 150 cây số ở hữu ngạn của đoạn trung lưu sông Mê
Kông chảy qua Thái Lan.
256. Hay Luangprabang: một tỉnh ở Bắc Lào, phiên âm kiểu Việt Nam là Luông Pra Băng, Luông Pha
Băng hay Luổng Phạ Bang; phiên âm Latinh kiểu phương Tây: Luang Prabang hay Louangphrabang).
257. Năm 1904 tỉnh này đổi tên thành Sơn La.
258. Một đảo thuộc tỉnh Chăm Pa Sắc (Champasack) ở tây nam Lào.
259. Hay còn gọi là sông Mun, một nhánh của sông Mê Kông ở Thái Lan.
260. Một huyện (mường) thuộc tỉnh Champasack ở hạ Lào.
261. Nhà trường Athénée ở Rome (La Mã cổ đại). (HĐ)
262. Đây là một câu thơ nổi tiếng mô tả cảnh rạng đông trong tác phẩm Odyssey của Homère. (HĐ)
263. Cao nguyên Boloven thuộc tỉnh Champasack ngày nay.
264. Hay còn gọi là sông Dôn, một sông nhánh của Mê Kông.
265. Một vùng ở Nam Lào ngày nay, cách Viên Chăn khoảng 435 cây số về phía đông nam.
266. Saravane: hay thành phố Salavan, tỉnh lỵ của tỉnh Salavan ở miền Nam Lào.
267. Có thể hiểu là Bộ trưởng Bộ Thuộc địa.
268. Quảng Châu Loan: là vùng đất ở miền nam Trung Hoa, thuộc tỉnh Quảng Đông. Đây từng là một
lãnh thổ thuộc Liên bang Đông Dương.
269. Xem các báo cáo của ông Paul Doumer, đính kèm các biên bản phiên họp ngày 28 tháng Ba và 29
tháng Sáu, và báo cáo của ông Camille Krantz, trong biên bản phiên họp ngày 27 tháng Mười hai năm
1895. (TG)
270. Một công ty xây dựng của Pháp, tiền thân là công ty Daydé do Henri Daydé (1847-1924) thành
lập, năm 1880 công ty này có tên là Pillé&Daydé, năm 1882 đổi tên thành Daydé&Pillé, cuối cùng
năm 1903 lấy tên lại thành Daydé.
271. Nguyên văn ‘caisson’: một cấu trúc dạng thùng hoặc khối hộp lớn, kín nước, dùng để thi công các
hạng mục dưới nước như xây cầu, đóng tàu...
272. Tức cầu Long Biên.
273. Tức cầu Tràng Tiền
274. Đây là công ty Société de Construction Levallois-Perret, do Maurice Koechlin làm Giám đốc
điều hành. Tiền thân của nó là công ty Compagnie des Etablissements Eiffel.
275. Tức cầu Hàm Rồng.
276. Trên thực tế, dự án này không được thực hiện. (HĐ)
277. Nguyên văn: ‘l’îlot de l’Observatoire’ (Đảo nhỏ đài Quan sát), nay thuộc cảng Tiên Sa. (HĐ)
278. Sự kiện Fachoda (Fashoda): Chính sách bành trướng thuộc địa theo chiều ngang Đông–Tây của
Pháp xung đột với chính sách bành trướng thuộc địa theo chiều dọc Bắc–Nam của Anh và điểm tập
trung sự xung đột là Sudan. Năm 1894, Pháp cử quân tới chiếm Fachoda ở thượng lưu sông Nil làm xứ
bảo hộ của mình. Anh liền hậu thuẫn cho một lực lượng bản xứ Sudan chống lại quân Pháp. Chiến
tranh gần như sắp nổ ra. Sau đó, Pháp buộc phải nhượng bộ và từ bỏ Đông Phi.
279. Vụ Dreyfus là một cuộc xung đột chính trị–xã hội nghiêm trọng trong nền Đệ tam cộng hòa Pháp
vào cuối thế kỷ XIX, xoay quanh cáo buộc tội phản quốc đối với Đại úy Alfred Dreyfus, một người
Pháp gốc Alsace theo Do Thái giáo, người mà cuối cùng được tuyên bố vô tội. Nó đã khuấy đảo xã
hội Pháp một cách sâu sắc trong suốt 12 năm (1895-1906), trong đó hầu như toàn thể các giới trong xã
hội Pháp chia thành hai phe ủng hộ Dreyfus (dreyfusard) và chống Dreyfusard (anti-dreyfusard) và
dẫn đến nhiều hệ lụy với nước Pháp về sau.
280. Pursat: một tỉnh của Campuchia, còn phiên âm là Puốc-xát, hay Phúc-túc theo sử cũ thời nhà
Nguyễn. Bản đồ thời nhà Nguyễn còn gọi đây là trấn Gò Sặt.
281. Hay Át Ta Pư, một tỉnh ở đông nam Lào ngày nay.
282. Khorat: Cao nguyên Khorat hay Cò Rạt nằm ở phía Đông Bắc của Thái Lan.
283. Nay là Nghi Tân, Tứ Xuyên.
284. Kampot là một tỉnh phía nam Campuchia, thời Nguyễn còn gọi là Cần-bột.
285. Một tỉnh cũ của Việt Nam được thành lập vào năm 1831 và là một trong 13 tỉnh được thành lập
sớm nhất ở Bắc Kỳ. Năm 1884, quân Pháp đánh chiếm thành Hưng Hóa, sau đó cắt đặt lại tỉnh này.
Năm 1903, tỉnh này được đổi tên thành tỉnh Phú Thọ.
286. Đề Kiều: tên thật là Hoàng Văn Thúy (1855-1915), người Hưng Hóa. Ông thuộc về những người
đầu tiên tham gia phong trào Cần Vương và cũng nằm trong những người cuối cùng hạ giáo.
287. Hoàng Hoa Thám (1836-1913): còn gọi là Đề Dương, Đề Thám hay Hùm xám Yên Thế, là người
lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp (1884-1913).
288. Đây chính là giai đoạn hòa hoãn lần thứ hai của nghĩa quân Đề Thám (1897-1909) để chuẩn bị
lực lượng và mở rộng căn cứ, địa bàn hoạt động. Đến năm 1908, Đề Thám chỉ đạo vụ Hà Thành đầu
độc nổi tiếng. Khởi nghĩa Yên Thế chấm dứt năm 1913.
289. Thuộc Hải Nam.
290. Sự kiện đáng lưu ý nhất của nhà Thanh trước 1897 là Chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895).
291. Còn gọi là Chiến tranh Nhật-Thanh (theo cách gọi ở Nhật Bản), hay Chiến tranh Giáp Ngọ (theo
cách gọi cũ ở Trung Hoa), là một cuộc chiến tranh giữa Đại Thanh và Đế quốc Nhật Bản diễn ra từ
1/8/1894 đến 17/5/1895. Cuộc chiến tranh này đã trở thành biểu tượng về sự suy yếu của nhà Thanh
và chứng tỏ sự thành công của quá trình hiện đại hóa do công cuộc Minh Trị duy tân mang lại so với
Phong trào Dương vụ ở Trung Hoa. Kết quả chủ yếu của cuộc chiến này là việc chuyển dịch sự chi
phối khu vực châu Á từ Trung Hoa sang Nhật Bản và là một đòn chí mạng vào nhà Thanh và truyền
thống cổ truyền Trung Hoa.
292. Mãn Châu Lý: nay là một thành phố cấp huyện thuộc Nội Mông. Năm 1901, tuyến đường sắt Viễn
Đông Trung Hoa được hoàn thành theo thỏa thuận của Hiệp ước mật Trung-Nga năm 1896, kết nối
Siberi, Mãn Châu, và Viễn Đông Nga. Một điểm dân cư sau đó được hình thành quanh ga
Manchzhuriya, điểm dừng đầu tiên tại Mãn Châu với những người Nga.
293. Hải chiến cảng Lữ Thuận nổ ra giữa Hải quân Đế quốc Nga và Hải quân Đế quốc Nhật (1904).
Cảng Lữ Thuận hay Lữ Thuận Khẩu Khu thuộc tỉnh Liêu Ninh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày
nay.
294. Năm 1898, chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ bùng nổ, kết quả là Tây Ban Nha đã mất nốt những
thuộc địa cuối cùng của mình là Philippines, Guam ở châu Á và Cuba, Puerto Rico ở biển Caribbean.
295. Vào năm 1900, ở Trung Hoa, có Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn hay Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn
(1899-1901). Tháng 6 năm 1900, quân Nghĩa Hòa chiếm đóng Bắc Kinh và giết 230 người ngoại
quốc. Hàng chục nghìn tín đồ Cơ Đốc giáo Trung Hoa, gồm Công giáo và Tin Lành đều bị giết, phần
lớn tại hai tỉnh Sơn Đông và Sơn Tây, như là một phần hẹ quả của cuộc nổi dậy. Chính quyền của Từ
Hy Thái hậu tỏ ra bất lực khi các nhà ngoại giao và binh sĩ cũng như thường dân nước ngoài và một
vài tín đồ Cơ Đốc giáo người Hoa phải rút lui vào các tòa Công sứ và cầm cự 55 ngày cho đến khi
liên quân 8 nước gửi 20.000 quân tới giải cứu. Liên quân đánh bại quân chính quy nhà Thanh, chiếm
đóng Bắc Kinh ngày 14 tháng 8, giải vây khu lãnh sự, tiếp đó cướp phá Bắc Kinh và các khu vực lân
cận, hành quyết các tù binh tình nghi là thành viên Nghĩa Hòa bị bắt.

File đính kèm:

  • pdfkinh_dien_ve_khoi_nghiep.pdf
Tài liệu liên quan