Kiểm toán nợ công ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Việt Nam không nằm trong các nhóm nước có gánh nặng về nợ cao. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công vẫn chưa thực sự hiệu quả. Để giải quyết vấn đề hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công, Chính phủ cần có chiến lược kiểm soát đầu tư trong khu vực công, giảm thâm hụt ngân sách để có thế kiểm soát được nợ vay nước ngoài. Trong đó, việc quan trọng là phải nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, quản lý nợ công phải gắn chặt với quản lý kinh tế vĩ mô, dự đoán được các nhân tố tác động đến quy mô nợ như lãi suất và tỷ giá, để giảm thiểu rủi ro. Kiểm toán nợ công là một trong những nhiệm vụ quan trọng của KTNN nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quản lý và sử dụng các khoản nợ công cũng như tính hiệu quả và bền vững của quản lý nợ công nói riêng và NSNN nói chung. Bài báo trình bày thực trạng kiểm toán nợ công ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán nợ công

pdf6 trang | Chuyên mục: Kế Toán Công | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Kiểm toán nợ công ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ăn cứ kiểm toán, 
mục tiêu, nội dung và nhân lực kiểm toán. Trên cơ 
sở đó đưa ra kiến nghị góp phần ngăn ngừa các rủi 
ro phát sinh, đề ra các biện pháp quản lý các khoản 
nợ công một cách tốt hơn.
Hiện nay, khi kiểm toán quyết toán NSNN, 
KTNN đã ngày càng chú trọng thực hiện kiểm toán 
các khoản nợ công để nắm bắt được tình hình quản 
lý nợ công hàng năm, trên cơ sở đó đưa ra kiến 
nghị góp phần ngăn ngừa các rủi ro phát sinh, đề ra 
các biện pháp quản lý các khoản nợ công một cách 
tốt hơn. Mặc dù chưa phải là cuộc kiểm toán riêng, 
độc lập về quản lý nợ nhưng KTNN đã thành lập 
Tổ kiểm toán về nợ công và đã thực hiện khá nhiều 
cuộc kiểm toán để đánh giá về nợ công. Ngoài ra, 
khi kiểm toán NSNN, KTNN đã có những kiến 
nghị về việc vay nợ ngân sách địa phương giúp 
Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng có 
biện pháp quản lý nhằm hạn chế các rủi ro từ vay 
nợ của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, thực 
hiện một cuộc kiểm toán độc lập đối với nợ công 
vẫn là đích hướng tới của KTNN.
3. Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng 
kiểm toán nợ công?
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với 
yêu cầu công khai minh bạch thông tin, đảm bảo 
tình hình tài chính ngân sách quốc gia được bền 
vững thì yêu cầu kiểm toán nợ công hàng năm là 
yêu cầu được các định chế tài chính quốc tế đề ra. 
Hiện nay, quá trình kiểm toán quyết toán NSNN 
đã có sự đánh giá về vay nợ Chính phủ nhưng mức 
độ vẫn còn hạn chế. Hiện tại, KTNN vẫn chưa thực 
hiện kiểm toán nợ công với tư cách là một cuộc 
kiểm toán độc lập. KTNN cũng chưa xây dựng quy 
trình kiểm toán, tiêu chí đánh giá về quản lý nợ 
công, trình độ của kiểm toán viên về quản lý nợ 
công và kiểm toán nợ công còn rất hạn chế.
Về cơ sở pháp lý, Luật quản lý nợ công chưa quy 
định rõ trách nhiệm của cơ quan KTNN trong việc 
kiểm toán nợ công, trách nhiệm của cơ quan quản 
lý nợ trong việc cung cấp thông tin liên quan đến 
quản lý nợ công, trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột 
xuất cho KTNN về các vấn đề nợ công và quản lý 
nợ công. 
Số liệu nợ công bị hạn chế cung cấp làm cho 
KTNN khó tiếp cận một cách đầy đủ để có thể đưa 
ra ý kiến và những đánh giá xác đáng về công tác 
quản lý nợ công.
Các thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán nợ công
Hiện nay, KTNN chưa có một quy trình riêng 
biệt, cũng như chưa thiết kế các thủ tục kiểm toán 
cơ bản và thủ tục kiểm soát riêng cho kiểm toán nợ 
công.Đây là vấn đề cần được quan tâm xây dựng, 
để đảm bảo kiểm toán nợ công được hiệu quả.
Các thử nghiệm cơ bản giúp kiểm toán viên 
nhận được các bằng chứng kiểm toán phù hợp 
giúp họ có những đánh giá và đưa ra kết luận một 
cách xác đáng. Mục tiêu của thử nghiệm cơ bản là 
giúp kiểm toán viên xác định xem liệu rằng giá trị 
tiền tệ của các giao dịch nợ công hay số dư nợ công 
có chính xác không? Các thử nghiệm cơ bản kiểm 
toán nợ công thường gắn với các cơ sở dẫn liệu của 
kiểm toán. Khi kiểm toán nợ công, kiểm toán cần 
làm rõ khoản nợ công đó có thực sự tồn tại hay 
không? Thời điểm phát sinh có chính xác không? 
Bên mắc nợ và chủ nợ khoản nợ công có thực sự 
có quyền và nghĩa vụ đối với khoản nợ công hay 
không? Các khoản nợ công có được ghi nhận đầy 
đủ trên sổ kế toán không? Việc đánh giá và đo 
lường các khoản nợ công này có đúng quy định và 
phù hợp với pháp luật không? Các khoản nợ công 
này được trình bày và công bố đầy đủ trên Báo cáo 
tài chính hay không?
23NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 117 - tháng 7/2017
Bảng 1: Các thử nghiệm cơ bản khi kiểm toán nợ công
Cơ sở dẫn liệu Thử nghiệm cơ bản
Tồn tại và phát 
sinh
Lấy xác nhận của các chủ nợ (của các khoản nợ công) hay các tổ chức tín dụng, 
tổ chức lưu giữ hồ sơ về nợ công, người được ủy thác về sự tồn tại của các khoản 
nợ công 
Kiểm tra các hợp đồng thỏa thuận về nợ công và các tài liệu bổ sung khác, thu 
thập các hóa đơn, văn bản bằng giấy tờ hoặc dưới dạng thông tin điện tử đối với 
các khoản nợ công 
Thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế sau ngày kết thúc niên độ nếu không 
thu thập được các bằng chứng kiểm toán trực tiếp 
Quyền và nghĩa 
vụ
Lấy xác nhận của các chủ nợ (của các khoản nợ công) hay các tổ chức tín dụng, 
tổ chức lưu giữ hồ sơ về nợ công, người được ủy thác về trách nhiệm, nghĩa vụ 
đối với các khoản nợ công bên đi vay, bên mắc nợ
Kiểm tra các hợp đồng thỏa thuận về nợ công và các tài liệu bổ sung khác, thu 
thập các hóa đơn, văn bản bằng giấy tờ hoặc dưới dạng thông tin điện tử đối với 
các khoản nợ công để khẳng định quyền và nghĩa vụ đối với bên cho nợ và bên 
mắc nợ 
Sự đầy đủ
Tổng hợp lại tất cả các giao dịch của các bên, khi yêu cầu bằng chứng từ các bên 
đối tác với nhau cần xem xét bằng chứng nào đáp ứng yêu cầu và liệu các bằng 
chứng đó có thể hiện được tất cả các khía cạnh cần được xử lý tại đơn vị được 
kiểm toán hay không?
Gửi xác nhận (loại số dư bằng 0) cho các chủ nợ hay các bên đối tác liên quan 
của đơn vị được kiểm toán 
Nghiên cứu các báo cáo của các bên trung gian về sự tồn tại của các giao dịch 
và các công cụ nợ
Sử dụng các công cụ kỹ thuật hỗ trợ để chiết xuất các dữ liệu và đối chiếu với sổ 
cái và Báo cáo tài chính 
Thực hiện việc kiểm tra lấy mẫu của các xác nhận, bằng chứng từ các bên liên 
quan 
Xem xét các số liệu kế toán về các giao dịch bất thường trước và sau năm kiểm 
toán 
Xem xét các xác nhận từ các bên liên quan mà các số liệu không khớp với giao 
dịch
Xem xét các khoản chênh lệch khi đối chiếu chưa được giải quyết trong báo cáo 
Kiểm tra các khoản nợ công có nguồn gốc từ các công cụ tài chính phái sinh
Thực hiện việc tính toán các khoản chi phí lãi vay liên quan đến nợ công
Đánh giá và đo 
lường
Kiểm tra các sổ sách liên quan đến thu tiền vay
Xin xác nhận về giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của các khoản nợ công của các tổ 
chức tín dụng hoặc bên ủy thác
Tính toán lại dựa trên thời giá thị trường với một số mẫu nợ công có giá trị cao
Kiểm tra các tỷ giá chuyển đổi trên sổ sách với giá thị trường của các khoản nợ 
công bằng ngoại tệ
Sử dụng các giá thị trường đã được niêm yết để kiểm tra các số liệu công bố về 
nợ công, các công cụ thị trường tiền tệ và các công cụ tài chính phái sinh
24
Kieåm tOAÙN Nôï cOâNg - NAâNg cAO hieäu quAû quAûN lyÙ vAø söû duïNg cAÙc KhOAûN Nôï cOâNg
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 117 - tháng 7/2017
Trình bày và công 
bố
Kiểm tra xem các nguyên tắc kế toán được lựa chọn và áp dụng tại đơn vị được kiểm 
toán có phù hợp với pháp luật, các chuẩn mực kế toán, văn bản qui định
Kiểm tra xem Báo cáo tài chính và các thuyết minh liên quan có cung cấp đầy đủ các 
công bố thông tin không, đảm bảo không quá chi tiết cũng không quá tập trung 
Kiểm tra xem Báo cáo tài chính phản ánh các giao dịch về mức nợ công, khoản lãi vay, 
dòng tiền theo cách thức trong giới hạn chấp nhận được hay không? 
Rà soát việc phân loại các công cụ nợ công để đảm bảo phù hợp với luật pháp, các qui 
định và thông lệ
Xem xét các yếu tố kinh tế chung
Khi kiểm toán, kiểm toán viên cần xem xét 
các yếu tố môi trường kinh tế chung ảnh hưởng 
đến bản chất và phạm vi của việc quản lý nợ công. 
Chẳng hạn, khi lãi suất vay có xu hướng tăng lên, 
người đi vay sẽ có động thái giữ nguyên chi phí lãi 
vay bằng cách sử dụng các công cụ tài chính phái 
sinh như hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn Các 
yếu tố này có thể bao gồm: Tốc độ phát triển kinh 
tế trong nước, điều kiện kinh tế của quốc gia mà 
Chính phủ có khoản vay, mức lãi suất, tỷ lệ lạm 
phát, đặc điểm thị trường, dòng tiền của khoản 
nợ công... Các công cụ tài chính phái sinh này khi 
được sử dụng có thể làm xuất hiện các khoản chi 
phí, thu nhập liên quan hoặc làm thay đổi giá trị 
khoản nợ công của đơn vị.
Kiểm toán viên cần hiểu được các đặc điểm 
hoạt động và rủi ro của thị trường tài chính trong 
đó khoản nợ công tồn tại, các công cụ tài chính mà 
khoản nợ công sử dụng và phương pháp kế toán 
các công cụ tài chính đó, nhất là các công cụ tài 
chính phái sinh cần xem xét về cách thức đo lường, 
ghi nhận và trình bày công bố. Trường hợp kiểm 
toán viên chưa hiểu rõ các công cụ tài chính phái 
sinh cần tìm các chuyên gia tư vấn phù hợp
Hoàn thiện cơ sở pháp lý về kiểm toán nợ công 
KTNN cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho kiểm 
toán nợ công trong Luật KTNN; cần phân biệt cách 
tiếp cận cho cuộc kiểm toán nợ công với các cuộc 
kiểm toán ngân sách nhà nước khác, xây dựng các 
cẩm nang hoặc hướng dẫn và nghiên cứu, thu thập 
những bài học từ các quốc gia khác; chọn lọc áp 
dụng các thông lệ kiểm toán nợ công phù hợp nhất 
để xây dựng một quy trình kiểm toán nợ công phù 
hợp với Việt Nam.
4. kết luận
Kiểm toán nợ công nhằm đánh giá sự tuân thủ 
các quy định pháp luật về huy động, phân bổ, sử 
dụng vốn vay, trả nợ của cơ quan quản lý và sử 
dụng nợ công, qua đó đánh giá tính kinh tế, hiệu 
lực và hiệu quả của các hoạt động quản lý nợ, bao 
gồm cả việc lập và thực hiện chiến lược quản lý nợ. 
Đây cũng là cơ sở để huy động được một lượng 
vốn theo yêu cầu, đảm bảo sao cho các nhu cầu tài 
chính và trách nhiệm thanh toán của Chính phủ 
được đáp ứng ở chi phí thấp nhất trong trung hạn 
và dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu về kiểm 
soát rủi ro và chi phí, và đáp ứng được các mục tiêu 
quản lý nợ. Vì vậy, kiểm toán nợ công một cách 
hiệu quả là vấn đề ngày càng trở nên cấp thiết trong 
giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Don P. Clark, “FDI, Technology Spillovers, 
Growth, and Income Inequality: A Selective 
Survey”, Global Economy Journal, Volume 
11, Issue, 2011.
2. Eiteman, D., K, Arthur I. Stonehill, and Micheal 
H. Multinational Business Finance. 12th. 
Boston, Massachusetts: Prentice Hall, 2010.
3. Gonzales. H, Brenda, “Investors’ Risk 
Appetite and Global Financial Market 
Conditions,” IMF Working Paper 08/85 
(Washington: International Monetary 
Fund), 2008.
4. Jaimovich. D and Panizza. U, “Public debt 
around the world: a new data set of central 
government debt”, Applied Economics 
Letters, 2010.

File đính kèm:

  • pdfkiem_toan_no_cong_o_viet_nam_thuc_trang_va_giai_phap.pdf
Tài liệu liên quan