Phòng, chống tham nhũng gắn với kiểm soát quyền lực và vai trò của kiểm toán nhà nước

Tham nhũng là hiện tượng xã hội được sinh ra từ chế độ chiếm hữu nô lệ - khởi nguồn của chế độ tư hữu và tiếp diễn trong suốt diễn trình lịch sử loài người cho đến nay. Đặc biệt, từ nửa cuối thế kỷ thứ XX, tham nhũng nổi lên như căn bệnh kinh niên, ác tính bùng phát, không chỉ đe doạ đến nền kinh tế, văn hóa lẫn đạo đức của loài người mà còn có sức tàn phá và kìm

hãm rất lớn đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Chính vì vậy, trong khoảng 30 năm trở lại đây, nhiều

quốc gia, nhiều khu vực đã hao tâm, tổn trí rất nhiều vào việc tìm kiếm những giải pháp, đưa ra những

tuyên bố đầy quyết tâm và mở những chiến dịch bền bỉ để ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng một cách hữu

hiệu, song hiệu quả cũng còn xa mới đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển và đòi hỏi của nhân loại tiến

bộ. Việt Nam cũng không là ngoại lệ trong cuộc chiến cam go này. Vì thế, đấu tranh phòng, chống tham

nhũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Chưa bao giờ, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng lại được Đảng, Nhà nước ta lãnh đạo, chỉ đạo

quyết liệt như hiện nay. Một trong những giải pháp hữu hiệu của cuộc chiến phòng chống tham nhũng là

phải gắn liền với kiểm soát quyền lực. Do đó, bài viết sẽ tập trung bàn luận về phòng chống tham nhũng

gắn liền với cơ chế kiểm soát quyền lực, những nhân tố tác động đến kiểm soát quyền lực và vai trò của

Kiểm toán nhà nước (KTNN) trong vấn đề kiểm soát quyền lực để phòng chống tham nhũng

pdf8 trang | Chuyên mục: Kế Toán Công | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Phòng, chống tham nhũng gắn với kiểm soát quyền lực và vai trò của kiểm toán nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
à cá nhân
Theo quy định của Nghị định 90, giải trình là 
việc cơ quan nhà nước cung cấp, giải thích, làm rõ 
các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn 
được giao và trách nhiệm của mình trong việc thực 
hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó.
Nghị định này quy định về điều kiện tiếp nhận 
yêu cầu giải trình; quyền, nghĩa vụ của người yêu 
cầu giải trình và người giải trình; trình tự, thủ tục 
của việc giải trình và trách nhiệm của cơ quan, tổ 
chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các 
quy định về trách nhiệm giải trình.
 Nguyên tắc thực hiện và áp dụng pháp luật 
về trách nhiệm giải trình là bảo đảm công khai, 
minh bạch, đầy đủ, kịp thời và đúng thẩm quyền; 
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ 
chức, cá nhân.
Công khai, minh bạch là một nội dung quan 
trọng mang tính đặc trưng của NNPQXHCN. Mọi 
cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động 
của mình, trừ nội dung thuộc bí mật Nhà nước và 
những nội dung khác theo quy định của pháp luật 
thuộc bí mật Nhà nước.
Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin đồng nghĩa 
với việc thực hiện công khai, minh bạch của cơ 
quan, tổ chức, đơn vị. Quyền tiếp cận thông tin và 
bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của cá nhân, tổ 
chức là một biện pháp rất quan trọng trong công 
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
4. Vai trò của cơ quan kTNN trong kiểm soát 
quyền lực và phòng chống tham nhũng
Theo những luận giải vừa phân tích ở trên, các 
chiến lược hữu hiệu để chống lại tham nhũng là 
tìm cách giảm sự độc quyền của các công chức, 
viên chức nhà nước, giảm quyền tự quyết và nâng 
cao tính trách nhiệm giải trình. Việc làm này được 
thực hiện bằng cách tiến hành một cách sâu rộng 
nền hành chính công, trong đó tăng cường vai trò 
của cơ quan giám sát độc lập - cơ quan Kiểm toán 
nhà nước.
17NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019
Kiểm toán nhà nước chính là một bộ phận 
quan trọng cấu thành bộ máy và cơ chế kiểm 
soát TC&THQLNN không thể thiếu trong 
NNPQXHCN.
Tài chính công là công cụ bảo đảm nguồn lực 
tài chính cho việc duy trì sự tồn tại và hoạt động 
có hiệu quả của bộ máy Nhà nước; là công cụ quan 
trọng trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. 
Do đó, tài chính công là đối tượng quan trọng phải 
được kiểm tra kiểm soát và chủ thể kiểm tra kiểm 
soát đó chính là KTNN, sự ra đời và tồn tại cũng 
như hoạt động KTNN là nhu cầu thiết yếu của Nhà 
nước pháp quyền XHCN. 
Với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính công 
do Quốc hội thành lập, thông qua hoạt động kiểm 
toán, KTNN góp phần quản lý điều hành có hiệu 
quả tài chính công và tài sản công. KTNN không 
chỉ góp phần quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu 
công chống tham ô, lãng phí, thất thoát, mà quan 
trọng hơn phải làm cho đồng tiền thuế của nhân 
dân được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả cao. 
KTNN kiểm toán để kiểm soát chi tiêu công so 
sánh chi phí đầu vào và kết quả đầu ra để góp phần 
nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công. KTNN 
từng bước đẩy mạnh kiểm toán hoạt động để phân 
tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội trong sử 
dụng nguồn lực công, nhất là các dự án đầu tư, các 
chương trình mục tiêu quốc gia. KTNN góp phần 
ngăn ngừa rủi ro, răn đe phòng ngừa sai phạm để 
nâng cao hiệu quả trong chi tiêu công khi thực 
hiện kiểm toán trước “tiền kiểm” và “hậu kiểm” các 
khoản chi tiêu công. Kiểm toán trước có lợi ích là 
ngăn ngừa những thiệt hại ngay trước khi nó xảy 
ra, tránh lãng phí nguồn lực; còn “hậu kiểm: để chỉ 
rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan 
trong việc vi phạm đến chế độ, chính sách quản lý 
tài chính công. 
Tổng hợp kết quả kiểm toán từ khi thành lập 
1994 cho đến năm 2018, KTNN đã phát hiện và 
kiến nghị xử lý về tài chính hàng trăm nghìn tỷ 
đồng, chủ yếu là tăng thu và giảm chi NSNN, ghi 
thu - ghi chi để quản lý qua NSNN. Đặc biệt trong 
năm 2018, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính đến 
ngày 31/12/2018 là 89.600 tỷ đồng (trong đó, thu về 
NSNN 20.518 tỷ đồng, giảm chi NSNN 23.948 tỷ 
đồng, kiến nghị xử lý khác 45.134 tỷ đồng), trong 
đó tăng thu, giảm chi NSNN (44.466 tỷ đồng) tăng 
18,39% so với năm 2017 (37.556 tỷ đồng). Phó Chủ 
tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn 
mạnh, đây là kết quả đạt được cao nhất từ trước 
đến nay. Qua kiểm toán, KTNN còn kiến nghị sửa 
đổi, hủy bỏ 115 văn bản pháp luật (2 luật, 4 nghị 
định; 15 thông tư; 15 nghị quyết; 28 quyết định; 51 
văn bản khác) nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tổ chức 
thực hiện quy định của Nhà nước tránh thất thoát, 
lãng phí; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định 
của pháp luật đối với hàng chục tập thể và cá nhân. 
Đáng chú ý, KTNN đã chuyển hồ sơ 5 vụ việc có 
dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện thông 
qua kết quả kiểm toán sang Cơ quan Cảnh sát điều 
tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của 
pháp luật.[5] 
Quan trọng hơn, thông qua hoạt động kiểm 
toán, KTNN có điều kiện xem xét đánh giá chính 
sách, các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống 
tiêu chuẩn định mức, chế độ chi và nhận diện 
được những bất cập, không phù hợp với thực tiễn 
hoặc những kẽ hở trong chính sách để góp phần 
hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống chế độ 
định mức, tiêu chuẩn chi tiêu công nhằm nâng cao 
hiệu lực hiệu quả quản lý kiểm tra, kiểm soát chi 
tiêu công. 
Đặc biệt, qua kết quả kiểm toán, tính riêng từ 
năm 2006 kể từ khi Luật KTNN có hiệu lực cho 
đến nay, KTNN đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, 
các Bộ, ngành, địa phương sửa đổi, bổ sung, hủy 
bỏ gần 500 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản 
quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với thực 
tế để bịt lỗ hổng về chính sách và pháp luật.
Thông qua báo cáo quyết toán NSNN hàng 
năm, Quốc hội, Chính phủ, HĐND các cấp có 
thêm thông tin đáng tin cậy để xem xét, đánh giá 
công tác quản lý, điều hành ngân sách của Chính 
phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Những thông 
tin từ báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN cùng 
với ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, 
HĐND, cũng như ý kiến giải trình thuyết minh của 
Chính phủ, UBND là cơ sở quan trọng để Quốc 
18
Kieåm toaùn nhaø nöôùc vôùi nhieäm vuï phoøng choáng tham nhuõng
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 138 - tháng 4/2019
hội, HĐND thảo luận, quyết định các cơ chế, chính 
sách và giải pháp phù hợp nhằm thực hiện thắng 
lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, 
góp phần tích cực nâng cao hiệu quả quản lý điều 
hành NSNN trong từng giai đoạn cụ thể.
Những kết luận, kiến nghị của KTNN ở tầm vĩ 
mô mang tính hệ thống sẽ là căn cứ khoa học thực 
tiễn để cho Chính phủ, Quốc hội, Hội đồng nhân 
dân các cấp, các Bộ, Ngành điều chỉnh các quyết 
sách của mình đối với nền kinh tế, xử lý kịp thời 
những sai phạm, các mất cân đối trong việc thu chi 
và sử dụng tài chính công nói riêng và hoạt động 
nền kinh tế nói chung.
Như là một phần không thể thiếu của quản trị 
quốc gia, KTNN thực hiện chức năng của mình 
theo quy định của pháp luật, đảm bảo chức năng 
giám sát, kiểm tra, đánh giá và đưa ra những 
kiến nghị về chính sách vĩ mô của quốc gia. Do 
đó KTNN phải tạo được niềm tin, sự trung thực, 
khách quan và sẽ tiếp tục đóng góp vào việc:
- Bảo vệ nền dân chủ và pháp quyền bằng cách 
nâng cao tính minh bạch, giữ vững trật tự, chống 
lại việc lạm dụng quyền lực. Trong một số trường 
hợp, KTNN đóng vai trò cố vấn bằng các kiến nghị 
về thay đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật. KTNN 
có thể giúp nâng cao niềm tin giữa Nhà nước và 
người dân bằng cách thúc đẩy Chính phủ mở cửa 
và người dân được đóng góp ý kiến nhiều hơn nữa.
- Nâng cao hiệu quả quản trị bằng cách kiểm tra 
và đánh giá các hoạt động của Chính phủ, chỉ ra 
những yếu kém, tồn tại cần khắc phục. KTNN đưa 
ra những kiến nghị mang tính độc lập và khách 
quan, khuyến khích Chính phủ tăng cường kiểm 
soát hơn nữa. KTNN cũng thúc đẩy việc sử dụng 
hợp lý các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả trong 
quản lý, phân bổ, sử dụng tài chính công tránh thất 
thoát, lãng phí và phòng chống tham nhũng.
- KTNN đóng một vai trò quan trọng trong 
cuộc chiến chống tham nhũng và gian lận ở cả cấp 
quốc gia và quốc tế. KTNN với những kinh nghiệm 
được đúc rút từ thực tiễn kiểm toán, một mặt tăng 
cường tính minh bạch, mặt khác đưa ra những 
sáng kiến mới về chống tham nhũng bằng việc bịt 
các kẽ hở của hệ thống chính sách và pháp luật. 
- Bảo vệ lợi ích quốc gia, bằng cách sử dụng 
tính độc lập, khả năng dự báo và năng lực chuyên 
môn để cung cấp thông tin kịp thời, khách quan 
và đáng tin cậy, chỉ ra những rủi ro tiềm tàng về 
kinh tế và xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển bền 
vững đất nước.
- Thúc đẩy việc cải thiện đời sống của người dân 
bằng cách kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng nguồn 
vốn và các dự án của Chính phủ, đảm bảo đạt được 
mục tiêu đề ra, nhằm cải thiện cuộc sống người 
dân và quyền bình đẳng cho tất cả mọi người, kể cả 
các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
- Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm 
thông qua việc kiểm toán và công khai kết quả 
kiểm toán nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình, 
đồng thời khuyến khích Chính phủ và các tổ chức 
thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình nhằm sử 
dụng hiệu quả các nguồn lực. KTNN cung cấp cho 
xã hội và người dân những thông tin đã được kiểm 
toán và chỉ ra những trách nhiệm liên quan, qua đó 
tăng cường tính minh bạch hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, NXB CTQG, 
H., 2000;
2. Kenneth M Dye and Rick Stapenhurst: 
Pillars of Integrity: The Importance of 
SupremeAudit Institutions in Curbing 
Corruption. The Economic Development 
Institute of the World Bank 1998;
3. Nguyễn Đình Hòa: Kiểm soát quyền lực và 
hiến định vai trò của Kiểm toán nhà nước 
và Tổng KTNN là một tất yếu khách quan. 
Tạp chí NCKHKT Số 67. 5-2013;
4. Nguyễn Đình Hòa: Vai trò của Kiểm toán 
nhà nước trong việc tăng cường trách nhiệm 
giải trình của Chính phủ nhằm nâng cao 
hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng 
NSNN. Tạp chí NCKHKT Số 102 tháng 
4/2016;
5. Báo Kiểm toán số 4 năm 2019.

File đính kèm:

  • pdfphong_chong_tham_nhung_gan_voi_kiem_soat_quyen_luc_va_vai_tr.pdf
Tài liệu liên quan