Lạm bàn về nợ công và quản lý hiệu quả nợ công hiện nay tại Việt Nam

Nợ công không chỉ là nỗi bận tâm của nước nghèo mà còn cả của nước giàu, đồng thời là vấn đề chung của nhân loại vì nó là không khí sống của thương mại hiện đại và là một phần quan trọng không thể thiếu trong chính sách tài chính của mỗi quốc gia. Hãng tin CNBC dẫn số

liệu từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết khối nợ toàn cầu đã đạt mức 217 nghìn tỷ USD vào cuối tháng

3/2017, tương đương 327% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của cả thế giới.[4]

Vì vậy, nợ công cần phải được quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả,minh bạch nếu không thì khủng

hoảng nợ công có thể xảy ra với bất kỳ quốc gia nào tại bất cứ thời điểm nào và để lại những hậu quả

nghiêm trọng. Đây là chủ đề “nóng” với nhiều vấn đề quan trọng được đưa ra bàn luận, mổ xẻ từ nghị

trường của Quốc hội (QH), các hội nghị, hội thảo cũng như được dư luận xã hội quan tâm nhưng chưa có

sự đồng thuận cao, trong đó nổi lên 3 nội dung: phạm vi nợ công; ai là người quản lý nợ công và vấn đề

an toàn nợ công của Việt Nam. Do đó, bài viết góp phần trao đổi và phân tích làm rõ thêm những vấn đề

nêu trên.

pdf8 trang | Chuyên mục: Kế Toán Công | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Lạm bàn về nợ công và quản lý hiệu quả nợ công hiện nay tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ề xuất và tỷ lệ này 
không nên bị phá vỡ trong dài hạn.
Ngay cả khi chưa tính đúng và đủ nợ công, tỷ lệ 
nợ công/GDP của Việt Nam đã xấp xỉ 65%, cao thứ 
hai ASEAN, chỉ sau Singapore có tỷ lệ nợ công lên 
đến 104,7% GDP. Tuy nhiên, phần lớn nợ công của 
Singapore là vay từ dân cư của quốc đảo này bằng 
chính đồng nội tệ với mức lãi suất rất thấp nên nợ 
công không chịu tác động rủi ro tỷ giá hay mất khả 
năng chi trả. Singapore cũng là quốc gia hiếm hoi 
của Châu á được đánh giá tín nhiệm ở mức cao 
nhất AAA (cùng với nền kinh tế Hồng Kông).
So sánh với các quốc gia đang trong giai đoạn 
phát triển, nợ công/GDP của họ hầu hết thấp hơn 
mức 40%, các quốc gia này hầu hết có mức đánh 
giá tín nhiệm dao động từ A- đến AA+, trong khi 
mức tín nhiệm của Chính phủ Việt Nam hiện ở 
mức BB-.
Điều này có nghĩa Việt Nam phải chi trả lãi cao 
hơn so với các quốc gia phát triển tương đương 
khi đi vay nợ và nợ phải trả hàng năm lớn hơn 
nhiều so với các quốc gia khác (vì quy mô nợ 
lớn hơn, mức lãi suất TPCP cao hơn). Kết quả là, 
nguồn thu từ thuế sẽ phải dành nhiều hơn cho trả 
nợ, giảm tỷ lệ tiền dành cho đầu tư phát triển (đầu 
tư cho giáo dục, y tế). Chi thường xuyên và chi trả 
nợ tăng nhanh khiến dư địa chi đầu tư phát triển 
bị hạn chế, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong cơ 
cấu chi vẫn ở mức thấp và giảm qua các năm (tỷ 
trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN 
giảm từ 26,5% năm 2011 xuống còn 20% năm 
2016. Bình quân giai đoạn 2011-2015 là 24,3%). 
Đây chính là nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh 
tế của Việt Nam khó bền vững, chưa tính đến hiệu 
quả đầu tư và các vấn đề về tham nhũng, thể chế 
yếu kém.
12
Kieåm tOAÙN Nôï cOâNg - NAâNg cAO hieäu quAû quAûN lyÙ vAø söû duïNg cAÙc KhOAûN Nôï cOâNg
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 117 - tháng 7/2017
f) Nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn trong nợ công, 
điều này khiến nền kinh tế sẽ khó giữ ổn định trước 
các biến động của thế giới và khu vực
Cơ cấu đồng tiền của danh mục nợ của Chính 
phủ tập trung vào một số đồng tiền chính bao gồm: 
đồng Việt Nam với tỷ trọng 55%; USD chiếm tỷ 
trọng 16%; Yên Nhật chiếm tỷ trọng 13% và Euro 
chiếm tỷ trọng khoảng 7%, còn lại là các đồng tiền 
khác.[9].
Quốc gia chủ nợ ODA lớn nhất của Việt Nam là 
Nhật Bản. Mặc dù Việt Nam được vay vốn ODA từ 
Nhật Bản với mức lãi suất cực thấp nhưng lại phải 
vay bằng đồng Yên (JPY). Đồng JPY liên tục tăng 
giá trong khi đồng VND mất giá, điều này khiến 
gánh nặng trả nợ ODA cho Nhật Bản là lớn, chi phí 
vay vốn ODA thực tế rất cao.
Như vậy, các biến động kinh tế Mỹ, các nền kinh 
tế lớn, động thái lãi suất của FED hoặc đồng USD 
tăng giá sẽ tác động mạnh lên áp lực trả nợ công 
hàng năm của Việt Nam. Nền kinh tế khó giữ ổn 
định trước các biến động kinh tế khu vực và thế giới.
g) Nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn trong nợ công 
của Việt Nam
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ khó tiếp cận 
hơn với ODA, Việt Nam chỉ có thể phát hành 
TPCP với mức lãi suất cao để có tiền đảo nợ và bù 
đắp bội chi. Việt Nam hiện đã trở thành quốc gia có 
thu nhập trung bình, nguồn vốn vay ưu đãi viện trợ 
phát triển ODA đang giảm dần.
Theo kế hoạch, tháng 7/2017, World Bank sẽ 
chấm dứt cho Việt Nam vay ODA. Đến 2019, Ngân 
hàng Phát triển châu á (ADB), các nhà tài trợ song 
phương cũng không còn dành ưu đãi ODA cho 
Việt Nam.
Điều này có nghĩa, để có tiền đảo nợ và bù đắp 
bội chi, Việt Nam buộc phải phát hành trái phiếu 
trong nước và quốc tế với mức lãi suất cao do tín 
nhiệm Chính phủ ở mức quá thấp (BB-). Không 
chỉ rủi ro nợ công tăng mà tăng trưởng sẽ tiếp tục 
chịu tác động tiêu cực hơn.
Một số nền kinh tế quy mô nợ công lớn nhưng 
rủi ro thấp do tín nhiệm Chính phủ cao, lãi suất 
thấp, vay bằng đồng nội tệ và chủ yếu là vay nợ từ 
người dân trong nước. Bản thân các quốc gia này 
cũng là chủ nợ lớn của thế giới.
h) Quản lý nợ công còn phân tán, thiếu cơ chế 
phối hợp
Hệ lụy của việc này là công tác tổng hợp báo 
cáo, quyết toán, thống kê số liệu nợ công chưa kịp 
thời, đầy đủ, chính xác theo quy định dẫn đến việc 
Bộ Tài chính tổng hợp nợ công có thể chưa đầy đủ 
các khoản nợ Chính phủ, chính quyền địa phương. 
Đặc biệt việc kiểm toán để xác định trách nhiệm 
vay, trả nợ, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, bố 
trí vốn đối ứng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
3.2. Xác định mức an toàn nợ công
Hiện vẫn chưa có bộ tiêu chuẩn chung về 
ngưỡng an toàn nợ công mà có thể áp dụng đối với 
tất cả các quốc gia. Việc các chỉ tiêu nợ công của 
từng nước cần được xác định trên cơ sở các yếu tố 
như tình hình kinh tế vĩ mô, khả năng trả nợ, hiệu 
quả sử dụng nguồn vốn Để hỗ trợ cho các nước 
trong quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp luật 
về nợ công, nhất là ở các nước đang phát triển, các 
tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân 
hàng Thế giới cũng đã xây dựng và công bố một số 
chỉ dẫn cơ bản về quản lý nợ công, song những chỉ 
dẫn này cũng chỉ dừng ở mức tham khảo.
Theo thông lệ quốc tế, ngưỡng nợ công tối ưu 
(nhằm đảm bảo nợ công là động lực giúp tăng 
trưởng kinh tế) thông thường cho các nước phát 
triển là 90%, các nước đang phát triển có nền tảng 
tốt là 60% và có nền tảng kém là 30 - 40%. Vì vậy, 
mức ngưỡng nợ công/GDP được Quốc hội đề ra 
65% là phù hợp với thông lệ quốc tế; và việc vượt 
ngưỡng tối ưu có thể tiềm ẩn rủi ro.
Nếu chỉ số nợ công/GDP của một quốc gia thể 
hiện quy mô nợ công so với quy mô của nền kinh 
tế thì chỉ số nợ công trên bình quân đầu người thể 
hiện trung bình mỗi người dân của quốc gia này 
đang gánh bao nhiêu nợ.
Để đánh giá mức độ bền vững nợ công cũng 
như các rủi ro liên quan, bên cạnh quy mô nợ công 
trên GDP, cần phải sử dụng các chỉ tiêu khác như 
nghĩa vụ trả nợ hàng năm so với GDP và thu ngân 
sách; chi trả lãi vay so với chi thường xuyên; tỷ lệ 
trả lãi vay so với dư nợ; tỷ lệ giữa vay mới so với số 
trả nợ cũ; nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân 
sách. Hiện vẫn chưa có bộ tiêu chuẩn chung về 
ngưỡng an toàn nợ công mà có thể áp dụng đối với 
tất cả các quốc gia. Các chỉ tiêu nợ công của từng 
13NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 117 - tháng 7/2017
nước cần được xác định trên cơ sở các yếu tố như 
tình hình kinh tế vĩ mô, khả năng trả nợ, hiệu quả 
sử dụng nguồn vốn và tính toán các rủi ro được 
đề cập ở trên để cân nhắc mức an toàn nợ công 
phù hợp.
Kinh nghiệm của các nước cũng đã cho thấy, 
quản lý nợ công hiệu quả, an toàn không chỉ giới hạn 
ở việc duy trì mức nợ công trong phạm vi các chỉ số 
(các ngưỡng) nợ đề ra. Điều quan trọng là phải đánh 
giá được mức độ rủi ro liên quan đến danh mục nợ 
công để chủ động có biện pháp đối phó thích hợp, 
có thể là rủi ro tỷ giá hoặc lãi suất (rủi ro thị trường) 
hay rủi ro về kỳ hạn, rủi ro thanh khoản, rủi ro tái tài 
trợ nợ. Các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây cho 
thấy yếu tố rủi ro kỳ hạn là rất quan trọng đối với 
các nước đang phát triển. Các quốc gia có cơ cấu về 
thời hạn vay không phù hợp, nếu khi gặp biến động 
sẽ không thể quay vòng nợ, do đó rất dễ rơi vào vòng 
xoáy của khủng hoảng nợ.
4. Các kiến nghị và đề xuất
Để quản lý và sử dụng hiệu quả và đảm bảo an 
toàn nợ công, chúng tôi có các kiến nghị sau đây:
Thứ nhất, cần xác định rõ phạm vi nợ công 
và quản lý nợ công phù hợp với thông lệ quốc tế. 
Chúng tôi kiến nghị nên cần đưa nợ của DNNN, 
nợ NHNN, nợ của tổ chức bảo hiểm xã hội và 
ASXH vào danh mục nợ công.[1]
Thứ hai, cần xác định rõ vai trò, nhiệm vụ, chức 
năng của các cơ quan quản lý nợ công; đồng thời 
đảm bảo cơ chế phối hợp trong quản lý nợ công 
linh hoạt và hiệu quả. Nên tập trung các chức năng 
quản lý nợ công vào một đơn vị, tổ chức đầu mối 
nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình và đối với 
nước ta nên là Bộ Tài chính.
Thứ ba, quản lý trần nợ và ngưỡng nợ chỉ mới là 
điều kiện cần để kiểm soát được an toàn nợ công. 
Cần có thêm các chỉ tiêu chất lượng nợ công, vấn 
đề then chốt nhất trong quản lý an toàn nợ công là 
quản lý chặt chẽ nợ vay nước ngoài và các rủi ro. Tỷ 
lệ nợ công vay nước ngoài cao thì nguy cơ mất khả 
năng thanh toán và mất chủ quyền tài chính quốc 
gia càng cao.
Thứ tư, cần quản lý và giám sát rủi ro thông qua 
các chỉ số giám sát nợ công theo chuẩn mực quốc 
tế; quản lý mục đích và hiệu quả sử dụng nợ công, 
trong đó chỉ được sử dụng nợ công vào các mục 
đích của chính sách công và lĩnh vực tài chính công 
thực sự cần thiết và có hiệu quả;
Thứ năm, tăng cường công khai, minh bạch 
thông tin về nợ công định kỳ hàng tháng, hàng 
năm, quy định rõ trách nhiệm của người công 
bố thông tin. Tăng cường hoạt động giám sát của 
Quốc hội, Hội đồng nhân dân, tăng cường hoạt 
động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước để kiểm 
tra, đánh giá nợ công và quản lý nợ công cả về mức 
độ tin cậy, cả về tính tuân thủ, tính kinh tế, tính 
hiệu quả của việc vay, quản lý nợ vay, chi phí vay và 
trả nợ tiền vay.
Thứ sáu, thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách 
tiền tệ, chính sách tài khóa, kiềm chế lạm phát, ổn 
định kinh tế vĩ mô, bố trí hợp lý quan hệ tích lũy 
và tiêu dùng, đảm bảo quy mô đầu tư xã hội đạt 32 
- 34% GDP, bội chi NSNN dưới 4% GDP tạo cơ sở 
tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn hiện nay. Nâng 
cao kỷ luật kỷ cương quản lý và sử dụng ngân sách 
nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Hòa: (Chủ nhiệm) Đề tài 
NCKH Cấp bộ 2011,UBTC-NS QH Giám 
sát và kiểm toán nợ công ở Việt Nam - Thực 
trạng và giải pháp.
2. Nguyễn Đình Hòa: Khủng hoảng nợ công tại 
châu Âu và bài học cho Việt Nam. Tạp chí 
Khoa học Số 2 tháng 2 năm 2013.
3.  Nhật Bản có tỷ lệ nợ công 
cao nhất thế giới.19.7.2017.
4 . h t t p : / / v n e c o n o m y. v n / t h e . . . / t h e -
g i o i - d a n g - n o - n h i e u - c h u a - t u n g -
thay-20170629123648394.
5. https://www.imf.org/external/pubs/ft/gfs/
manual -IMF (2001). Government finance 
statistics manual 2001.
6. https://www.economist.com/
7.  30/5/2017
8. Luật Quản lý nợ công 2009
9. 
tttc/r/o/ttsk/ttsk_chitiet?dDocName
10. 

File đính kèm:

  • pdflam_ban_ve_no_cong_va_quan_ly_hieu_qua_no_cong_hien_nay_tai.pdf
Tài liệu liên quan