Khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán kiểm toán và thực tiễn áp dụng trong giai đoạn hiện nay

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán, làm thay đổi đáng kể đến cách thức xử lý và trình bày thông tin kế toán của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ bài viết này tác giả đưa ra một số điểm cần lưu ý trong quá trình áp dụng quy định của các văn bản đó trong thực tiễn, từ đó thấy rõ hơn sự cần thiết phải áp dụng đầy đủ Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với một

số loại hình doanh nghiệp.

pdf8 trang | Chuyên mục: Kiểm Toán Căn Bản | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán kiểm toán và thực tiễn áp dụng trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ự giảm sút về 
chất lượng thông tin kế toán của các đơn vị áp dụng 
theo các cơ chế tài chính đặc thù đó. 
Vì vậy, để loại bỏ vấn đề thông tin kế toán bị ảnh 
hưởng bởi các cơ chế đó cần đảm bảo:
- Phải quán triệt vấn đề là nội dung của cơ chế 
tài chính sẽ không đề cập/quy định các vấn đề liên 
quan đến kế toán (vì đã được quy định trong chuẩn 
mực, nói giống chuẩn mực thì thừa mà nói khác thì 
gây ra bất cập):
- Cơ chế tài chính chỉ quy định các vấn đề về 
tài chính: ví dụ như quy chế phân phối lợi nhuận, 
trích lập các quỹ đối với SOEs. Chừng nào cơ chế 
tài chính còn quy định các vấn đề của kế toán thì 
sự chồng chéo và khác biệt còn xảy ra. Ví dụ: TT45 
quy định phải trên 30 triệu mới là TSCĐ trong khi 
chuẩn mực không phải thế. Hay TT 228 quy định 
cứng nợ quá hạn từ... đến... thì trích lập...%.
- Còn nếu quy định các vấn đề liên quan đến 
kế toán thì phải nói rõ là các quy định này chỉ 
dùng cho mục đích khác (ví dụ: tính thuế, quản trị 
doanh nghiệp nhà nước) và ảnh hưởng của các quy 
định này đến tài sản, nợ phải trả... sẽ được trình 
bày trong thuyết minh BCTC chứ không làm ảnh 
hưởng tới BCĐKT, BCKQKD.
Ngày nhận bài: 5/6/2018
Ngày duyệt đăng: 19/6/2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 
của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán 
doanh nghiệp;
2. Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 
của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số 
điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC;
3. Thông tư số 45/2013/TT-BTC, hướng dẫn chế 
độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ;
4. Thông tư số 28/2017/TT-BTC, sửa đổi bổ 
sung một số điều của Thông tư 45;
5. Thông tư số 228/2009/TT-BTC, hướng dẫn 
chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự 
phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các 
khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó 
đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công 
trình xây lắp tại doanh nghiệp.
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN64 Số 129 - tháng 7/2018
TRIEÅN VOÏNG TAêNG TRÖÔÛNG
KINH TEÁ KHAÛ QUAN
MAI OANH
Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II tích cực cùng với nỗ lực điều hành của Chính phủ là những yếu tố giúp giới quan sát và nghiên cứu dự báo GDP cả năm hoàn toàn có thể ở mức trên 6,5%. Song, để nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng bền vững, Chính phủ cần đẩy mạnh và mở rộng các cuộc cải cách để giải quyết các vấn đề trong môi trường 
đầu tư, tăng năng suất lao động.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng 
trưởng GDP quý II/2018 đạt 6,79% sau khi đã tăng 
trưởng tới 7,45% trong quý I. Với kết quả này, tăng 
trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt mức 7,08%, cao 
nhất trong vòng 8 năm qua.
GDP cả năm trên 6,5% hoàn toàn khả thi
Với mức tăng trưởng tích cực 6,79% của GDP 
quý II/2018, Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 
II/2018 vừa được Viện Nghiên cứu kinh tế và chính 
sách (VEPR) công bố mới đây đã lạc quan cho 
rằng, mục tiêu tăng trưởng năm 2018 đạt 6,5 - 6,7% 
là hoàn toàn khả thi cho dù triển vọng kinh tế nửa 
cuối năm có thể có diễn biến kém thuận lợi hơn 6 
tháng đầu năm.
Trong bối cảnh giá thực phẩm và nhiên liệu 
đang tăng cao và vẫn có xu hướng gia tăng liên tục, 
VEPR khuyến nghị cần có sự theo dõi hết sức chặt 
chẽ và nỗ lực điều hành linh hoạt của các cơ quan 
quản lý, đặc biệt là chính sách tiền tệ chặt chẽ của 
Ngân hàng Nhà nước để thực hiện được việc kiểm 
soát lạm phát ở mức bình quân năm 2018 dưới 4%.
VEPR đưa ra mức dự báo tăng trưởng quý III 
đạt 6,65%, lạm phát giảm nhẹ xuống mức 4,65%, 
quý IV tăng trưởng dự kiến đạt 6,55%, lạm phát 
giảm xuống mức 4,13%. Dự kiến tăng trưởng cả 
năm 2018 đạt 6,8%.
Cũng theo nhận định của VEPR, chiến tranh 
thương mại Mỹ - Trung có khả năng leo thang 
trong thời gian tới sẽ khiến tỷ giá chịu sức ép tăng 
mạnh. Việt Nam nên có chính sách giảm giá đồng 
VND đối với USD ở mức vừa phải và thấp hơn 
mức giảm giá của đồng Nhân dân tệ so với USD để 
hưởng lợi và cải thiện tình trạng sản xuất. 
Tương đồng về dự báo lạc quan, Quỹ tiền tệ 
quốc tế (IMF) cũng vừa đưa ra dự báo mới nhất 
về kinh tế Việt Nam với khẳng định: “Mục tiêu 
tăng trưởng kinh tế trên 6,5% có thể đạt được, tuy 
nhiên, lạm phát có thể ở mức cao hơn do biến động 
giá hàng hóa trên thị trường thế giới và việc tăng 
giá các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước quản lý. Với 
độ mở lớn, kinh tế Việt Nam có thể chịu tác động 
mạnh hơn trước các cú sốc trong nước và ngoài 
nước. Cam kết của Chính phủ với ổn định kinh tế 
vĩ mô và cải thiện mô hình tăng trưởng là những 
điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam hiện nay”. 
Đánh giá về thực trạng kinh tế Việt Nam trong 
thời gian qua, IMF cho rằng, nền kinh tế mở cửa 
và năng động của Việt Nam đã đạt mức độ tăng 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 65Số 129 - tháng 7/2018
trưởng mạnh mẽ trong năm 2017. Các điểm nổi 
bật là: thị trường tài chính thuận lợi hơn, hoạt 
động ngân hàng tích cực, môi trường kinh doanh 
cải thiện và quá trình cải cách tiếp tục diễn ra trong 
lĩnh vực ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước và nỗ 
lực chống tham nhũng. 
Thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam cũng 
tốt hơn trong thời gian qua nhờ sự hồi phục của 
kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục 
nhận được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 
(FDI) và các dòng vốn khác nhờ tăng trưởng bền 
vững, cải thiện điều kiện kinh doanh trong nước và 
lãi suất toàn cầu suy giảm. 
Về triển vọng tăng trưởng năm nay, IMF cho 
biết, nền kinh tế tiếp tục có động lực tăng trưởng 
mạnh mẽ nhờ nỗ lực cải cách trong các lĩnh vực, cải 
thiện năng suất lao động, hồi phục kinh tế toàn cầu 
và cam kết về ổn định tài chính và vĩ mô. Mục tiêu 
tăng trưởng kinh tế là có thể đạt được trong năm 
2018, bất chấp việc hạn chế mục tiêu tăng trưởng 
tín dụng và tình trạng tài khóa trung lập. 
Lạm phát được dự báo ở mức 4% trong bối 
cảnh giá dầu tăng cao và việc tăng giá các dịch vụ 
công. Với xu thế này và nếu Chính phủ tiếp tục 
thực hiện các cuộc cải cách như hiện nay, mức 
tăng trưởng 6,5% là hoàn toàn khả thi. Thặng dư 
cán cân vãng lai dự kiến sẽ giảm về trung hạn với 
xu thế tái cấu trúc để thúc đẩy đầu tư và đồng tiền 
VND tăng giá, dự trữ ngoại hối đạt mức 2,5 đến 3 
tháng nhập khẩu. 
Cần tăng tốc cải cách
Lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh 
tế song Viện trưởng VEPR, TS. Nguyễn Đức Thành 
nhấn mạnh rằng mức tăng trưởng GDP không phải 
là dấu hiệu cần và đủ cho thấy “sức khỏe” tốt của 
nền kinh tế, đặc biệt là khi các nhược điểm cố hữu 
vẫn còn đó, nhất là sự “mong manh” về tài khoá. 
Việt Nam không có các khoản dự phòng làm “đệm” 
giảm sốc, trong khi kinh tế lại phụ thuộc đáng kể 
vào nhiều yếu tố bên ngoài.
Trong phần lưu ý về chính sách, các tác giả bản 
báo cáo của VEPR cho rằng trong bối cảnh các 
ngân hàng Trung ương, các nền kinh tế lớn có xu 
hướng thắt chặt tiền tệ cùng với nguy cơ lạm phát 
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN66 Số 129 - tháng 7/2018
gia tăng mạnh trong thời gian gần, tồn tại một khả 
năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất đồng 
VND để ổn định tỷ giá. Đây là một rủi ro quan 
trọng mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần lưu 
ý, vì lãi suất tăng sẽ thay đổi toàn bộ trạng thái các 
thị trường hiện nay.
Các nhà nghiên cứu của VEPR lưu ý, tình 
trạng hàng hóa Trung Quốc có thể đổ vào Việt 
Nam nhiều hơn trong diễn biến của cuộc chiến 
thương mại Mỹ - Trung cần được chuẩn bị quản 
lý tốt hơn, nhằm tránh gây thiệt hại cho các doanh 
nghiệp nội địa.
Trong khi đó, “tăng tốc cải cách và chú trọng ổn 
định vĩ mô” là hàm ý khuyến nghị chính sách được 
IMF đưa ra. Theo tổ chức quốc tế này, bất chấp sức 
tăng trưởng kinh tế hiện nay, những bất ổn trong 
nền kinh tế và các rủi ro trong nước và nước ngoài 
cùng những thách thức dài hạn vẫn chưa phai nhạt. 
Điều đáng ngại là những yếu tố dự phòng tài chính 
khá mỏng manh và chính sách vĩ mô vẫn chưa đủ 
linh hoạt để kiểm soát các cú sốc có thể xảy ra. 
Nền kinh tế mạnh mang lại cơ hội cho cuộc cải 
cách tham vọng để tạo sân chơi bình đẳng thông 
qua việc giải quyết những rào cản của nền kinh tế 
nhằm tăng cường thu hút đầu tư và cải thiện cán 
cân thanh toán. 
Bên cạnh việc dự báo, nền kinh tế năng động và 
hội nhập của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt 
nhờ ổn định vĩ mô và tài chính, từ đó thúc đẩy các 
cuộc cải cách kinh tế và dòng vốn đầu tư trực tiếp 
nước ngoài góp phần tái cấu trúc và tăng tiềm lực 
tăng trưởng, IMF đưa ra một số điểm đáng lưu ý 
cho Việt Nam. 
Theo tổ chức này, chính sách tài khóa của Việt 
Nam nên chú trọng củng cố chất lượng để đáp ứng 
các nhu cầu phát triển lớn hơn và đảm bảo cho Việt 
Nam có một không gian tài khóa đủ sức đương đầu 
các thách thức dài hạn. Cải cách tài khóa nên được 
thực hiện theo hướng mở rộng cơ sở thuế, giảm 
các chi phí hành chính công, đảm bảo an sinh xã 
hội bằng việc thực thi các cải cách dịch vụ công và 
chính sách an sinh xã hội tốt, đồng thời, cần tiếp 
tục cải thiện chất lượng đầu tư công. 
Trên thị trường tiền tệ, để duy trì ổn định vĩ mô, 
IMF cho rằng, chính sách tiền tệ nên thắt chặt bằng 
cách giảm tăng trưởng tín dụng để phù hợp với các 
mục tiêu đang thực hiện. Cần chính sách hối đoái 
linh hoạt để giảm các dòng tiền đầu cơ, sẵn sàng 
ứng phó với các cú sốc và giảm thâm hụt cán cân 
thanh toán. 
“Các cuộc cải cách cần thực hiện trên phạm 
vi rộng hơn, nhanh hơn để giải quyết các vấn đề 
trong môi trường đầu tư, tăng năng suất lao động. 
Các lĩnh vực ưu tiên bao gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng 
chất lượng cao; tiếp tục giảm các rào cản về pháp 
lý; minh bạch môi trường đầu tư và cải thiện chất 
lượng nguồn dữ liệu, hỗ trợ đầu tư; cải cách giáo 
dục đại học, giảm mức độ tập trung về sở hữu đất 
đai của Nhà nước; tiếp tục tái cơ cấu sở hữu nhà 
nước; tiếp tục tăng cường các biện pháp chống 
tham nhũng và đương đầu với môi đe dọa từ biến 
đổi khí hậu”, báo cáo của IMF nêu rõ. 
GDP 6 tháng qua các năm
2011 5,92%
2012 4,93%
2013 4,9%
2014 5,22%
2015 6,32%
2016 5,65%
2017 5,83%
2018 7,08%
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

File đính kèm:

  • pdfkhuon_kho_phap_ly_trong_linh_vuc_ke_toan_kiem_toan_va_thuc_t.pdf