Huy động nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
TÓM TẮT
Sau 4 năm triển khai thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn
mới (NTM), huyện Yên Định đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Huyện Yên
Định được đánh giá là huyện đi đầu trong xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Để
có được kết quả đó không thể thiếu nguồn lực tài chính. Trong phạm vi bài viết, tác giả
nghiên cứu thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM trên địa bàn huyện
Yên Định. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm về huy động nguồn lực tài chính cho xây
dựng NTM đối với các địa phương khác
cấp trên, thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của ban chỉ đạo, ban quản lý xã đến thôn, xây dựng thời gian và lộ trình các công việc cần thực hiện cụ thể, phù hợp với sức dân. Bốn là, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong Đảng và toàn dân hướng công khai hóa, minh bạch cách thức làm và hình thức tổ chức thực hiện. Cụ thể: công khai thông tin về nhu cầu vốn và nguồn lực đã huy động; kế hoạch sử dụng vốn được thông báo đến từng hộ dân; cập nhật thường xuyên các thông tin về tình hình thực hiện và sử dụng vốn; mức đóng góp do dân trong xã quyết định; mức đóng góp là phù hợp với thu nhập của người dân. Năm là, chương trình xây dựng NTM được nhân dân đồng tình. Việc huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng NTM ở các địa phương của Thanh Hóa đươc̣ nhân dân đồng tình và mang lại hiệu quả thiết thực; nhiều công trình hạ tầng nông thôn đã được xây mới, nâng cấp, cải tạo từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được trên, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 102 huyện Yên Định vẫn còn một số hạn chế. Những hạn chế đó thực chất cũng là những hạn chế chung đối với các địa phương đang thực hiện xây dựng nông thôn mới. Cụ thể: Thứ nhất, nguồn Ngân sách Trung ương và Ngân sách tỉnh so với nhu cầu còn rất thấp, trong khi ngân sách địa phương còn hạn hẹp. Thứ hai, trên địa bàn huyện Yên Định, nguồn vốn lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia cho xây dựng NTM gần như không đáng kể. Cơ chế lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án chưa rõ ràng và chưa quan tâm tới đặc thù từng địa phương. Thứ ba, huyện Yên Định cũng như các huyện khác trong tỉnh, nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng cho xây dựng NTM gần như chiếm tỷ trọng rất thấp. Các ngân hàng luôn nỗ lực trong việc hướng dòng vốn đi vào lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách tín dụng cho lĩnh vực này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp và chưa phát huy hiệu quả như mong đợi. Thứ tư, tỷ lệ nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Yên Định nói riêng còn rất thấp, không đạt kế hoạch đề ra. 2.3.2.2. Nguyên nhân Một là, cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn rất nghèo nàn lạc hậu, nên khi doanh nghiệp về nông thôn, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu và chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao; môi trường kinh doanh còn có nhiều điểm chưa thuận lợi. Mặc dù, Nhà nước đã có nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp vào khu vực này song kết quả chưa được như mong đợi. Hai là, doanh nghiệp trong nông nghiệp hoạt động sản xuất theo kiểu mạnh ai nấy làm, thiếu tổ chức liên kết, đồng hành với nông dân; ít doanh nghiệp có đủ năng lực tổ chức toàn bộ quy trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm. 2.4. Bài học kinh nghiệm về huy động nguồn lực tài chính xây dựng NTM từ huyện Yên Định cho các địa phương khác Huyện Yên Định là huyện đạt nhiều kết quả cao trong huy động nguồn lực tài chính. Có nhiều cách làm mới, sáng tạo. Thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về huy động sức dân để xây dựng nông thôn mới. Qua phân tích, đánh giá thực trạng huy động nguồn lực tài chính trên địa bàn huyện Yên Định và một số xã điểm, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm xây dựng NTM của các xã như sau: Một là, phải làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt những nội dung cơ bản của phong trào xây dựng NTM tới từng người dân. Công tác tuyên truyền phải được đặt lên hàng đầu, phải làm trước. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, của mọi cấp, mọi ngành và của mọi người dân. Làm sao để mọi người dân trong xã thông suốt và ủng hộ. Hình thức tuyên truyền phải phong phú, đa dạng, thường xuyên và liên tục; hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các lớp tập huấn... thì hình thức tuyên truyền miệng được coi là hiệu quả nhất, với các khẩu hiệu thi đua hành động rất thiết thực, lôi kéo lòng người như: “Nông thôn mới, diện mạo mới, sức sống mới”. “Mỗi một người dân góp một ý tưởng xây dựng nông thôn mới”, “NTM con đường đến vinh quang xây dựng đời sống mới” TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 103 Hai là, cấp ủy và chính quyền xã phải tích cực công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM từ huyện đến thôn phải xây dựng được chương trình và quy chế làm việc, xây dựng kế hoạch thực hiện trong từng năm theo đề án NTM của huyện và các xã. Phân công cụ thể mỗi thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách một đơn vị. Mỗi phòng, ban chức năng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các tiêu chí liên quan đến ngành phụ trách. Hàng tháng, tại các hội nghị giao ban của huyện, các thành viên ban chỉ đạo, các ban, ngành, đoàn thể báo cáo kết quả triển khai của đơn vị và tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM. Có sự kiểm tra, sơ kết, tổng kết, thúc đẩy thực hiện chương trình. Ba là, xây dựng NTM phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng xã. Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng, không thụ động chờ đầu tư cơ sở hạ tầng; lựa chọn các tiêu chí có khả năng đi trước như: nhà ở dân cư, khuôn viên, tường rào, nước sạch, nhà vệ sinh, làng xanh, văn minh sạch đẹp, không có tệ nạn xã hội, v.v, theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị, của cộng đồng dân cư, con em địa phương làm ăn xa và các doanh nhân thành đạt tham gia xây dựng quê hương. Với mỗi một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xã không tổ chức làm đại trà mà chọn mỗi thôn làm điểm ứng với một tiêu chí nhất định, để tạo không khí thi đua giữa các thôn với nhau. Bốn là, phải đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM. Theo phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước là cần thiết”. Ngoài nguồn vốn để xây dựng chương trình NTM từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng hỗ trợ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã có nhiều giải pháp để xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện và thu hút các doanh nghiệp về sản xuất, kinh doanh tại xã, đã huy động các nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, các tổ chức; các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của cộng đồng dân cư trong xã; các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương. Năm là, phải có các chính sách hỗ trợ xây dựng NTM, thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ chương trình MTQG, các chương trình hỗ trợ khác trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tập trung nguồn nhân lực từ ngân sách để ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng NTM theo hướng tập trung, có hiệu quả, không dàn trải. Các chính sách với mức hỗ trợ không nhiều nhưng hiệu quả tích cực mang lại rất rõ nét, tạo động lực thi đua giữa các xã, các thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới. 3. KẾT LUẬN Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh - quốc phòng, gồm 11 nội dung, được cụ thể thông qua 19 tiêu chí. Huyện Yên Định là huyện có nhiều thành tích đáng kể trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Những giải pháp trong huy động và sử dụng nguồn lực tài chính xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã và đang phát huy thế mạnh, góp phần hoàn thành chương trình xây dựng NTM của huyện Yên Định nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 104 Bài nghiên cứu của tác giả đã làm rõ được thực trạng huy động nguồn lực tài chính của huyện Yên Định như quy mô nguồn vốn huy động tăng lên qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất so với các huyện trong tỉnh; nguồn lực huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu cho thấy được sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; cơ chế huy động nguồn lực tài chính của 3 xã điểm linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Từ đó tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quách Nhan Cương, Doãn Văn Kính, Uông Tổ Đỉnh người dịch: Lưu Nguyên Khánh, Nguyễn Bá Nha, Lê Đăng Toàn (1996), Kinh tế các nguồn lực tài chính, Nxb. Tài chính, Hà Nội. [2] GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình tài chính - tiền tệ, Nxb. Thống kê. [3] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2020. [4] Ủy ban nhân dân huyện Yên Định, Báo cáo tổng kết chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011-2013 huyện Yên Định. [5] Ban Chỉ đạo chương trình Xây dựng NTM xã Định Tường, Báo cáo tổng kết chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011-2014 xã Định Tường. [6] Ban Chỉ đạo chương trình Xây dựng NTM xã Yên Trường, Báo cáo tổng kết chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011-2014 xã Yên Trường. [7] Ban Chỉ đạo chương trình Xây dựng NTM xã Định Long, Báo cáo tổng kết chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011-2014 xã Định Long. MOBILIZATION FINANCIAL RESOURCES TO CONSTRUCT NEW RURAL IN YEN DINH DISTRICT, THANH HOA PROVINCE Nguyen Cam Nhung ABSTRACT After four years of implementation the Decision No. 800 / QD-TTg dated 04/6/2010 of the Prime Minister issued on the National Target Program (NTP) on the new rural construction (NTM), Yen Dinh district has achieved significant initial results. Yen Dinh district has been rated as a leader district in new rural construction process in Thanh Hoa province. In order to reach these achievements, it is indispensable to get financial resources. Within the scope of the article, the author study the status of mobilizing financial resources for the new rural construction on Yen Dinh district. From that, the author draw experience lessons in the mobilization financial resources to construct new rural for other localities. Keywords: New rural construction, financial resources, Yen Dinh
File đính kèm:
- huy_dong_nguon_luc_tai_chinh_xay_dung_nong_thon_moi_tren_dia.pdf