Hồ Xuân Hương cọ tình vào đá – Cộng hưởng của sự thăng hoa trong sáng tạo nghệ thuật
TÓM TẮT
Vận dụng linh hoạt phương pháp tâm lý học phân tích, lý thuyết siêu mẫu (archetype) của
C.G.Jung (1876-1961) kết hợp với tín ngưỡng phồn thực, nhìn dưới góc độ văn hóa học, Đỗ Lai
Thúy đã thành công khi xây dựng một mô hình nghiên cứu: Thơ Hồ Xuân Hương- văn hóa dâm
tục- tục thờ cúng phồn thực- tín ngưỡng phồn thực. Trên cơ sở của mô hình nghệ thuật này nhà
phê bình đã giải mã biểu tượng và bút pháp nghệ thuật thơ của nữ sĩ qua ba phương diện cơ bản:
1/Những biểu tượng ám ảnh; 2/Sự lấp lửng hai mặt; 3/Triết lý phồn thực. Có thể nói, chính lối phê
bình phân tâm học của Đỗ Lai Thúy thêm một lần nữa đã làm sống lại cái hay, cái đẹp đích thực
của thơ Hồ Xuân Hương mà bấy lâu nay bị chìm khuất trong lớp sương mờ của những thành kiến
hạn hẹp, của những quan niệm bị chi phối bởi ý thức chính thống của xã hội. Có thể coi Hồ Xuân
Hương cọ tình vào đá là sự sáng tạo trên nền của một sáng tạo - sự cộng hưởng của những giá trị
sáng tạo này mang đến cho người thưởng thức những giá trị tinh thần vượt mọi giới hạn thời gian.
thể được ngưng kết thành những mẫu cổ, tức là những mô hình nhận thức và những biểu tượng. Chúng được truyền từ đời này sang đời khác bằng con đường vô thức (Jung gọi là di truyền văn hóa). Chính vì vậy người ta có thể dựa vào tính hiện thực của biểu tượng để đọc được ý nghĩa rộng lớn của nhiều lĩnh vực trong đời sống (văn học, triết học, ngôn ngữ, sự tuần hoàn của mặt trời, tính dục, quy luật vũ trụ,). Để giải mã các biểu tượng văn hóa-tôn giáo đã bị chìm khuất bởi những lớp trầm tích văn hóa dày thêm bởi thời gian đòi hỏi phải có tri thức khoa học, kinh nghiệm văn hóa- tôn giáo. Với cách tiến hành trên, nhà phê bình đã ngược dòng thời gian để đưa cái dâm và cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương trở về với ngọn nguồn của nó: Tín ngưỡng phồn thực- một tín ngưỡng ra đời khi nhân loại bước vào thời kỳ trồng trọt và chăn nuôi, nảy sinh mơ ước, cầu mong cuộc sống nhiều sinh sôi, nảy nở. Thời “thơ ấu” loài người quan niệm đơn giản “tục là thiêng, thiêng là tục”, cái thiêng, cái tục tuy hai mà một, hai khái niệm này chưa có đường biên phân biệt rạch ròi. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của sự hoài niệm phồn thực, cho nên thanh tục trong thơ bà cũng là một, trong tục có thanh, trong thanh có tục. Nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương từ tín ngưỡng phồn thực, từ góc độ văn hóa nên mặc dù cũng bàn về những biểu tượng “ám ảnh” trong thơ Hồ Xuân Hương nhưng Đỗ Lai Thúy đã có một nhãn quan tiến bộ, mới mẻ và nhân văn hơn so với Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu. Nếu trước đây các nhà nghiên cứu cho rằng: “Dục tình chiếm cả đầu óc, ám ảnh nàng. Bao nhiêu thơ của Hồ Xuân Hương đều biểu lộ sự khát khao, sự bất mãn”[3] và “Cái óc Việt Nam lúc nào cũng có cái hình tục tĩu kia ám ảnh đến nỗi cái hình ấy đã thành cái khuôn, bao nhiêu ngoại vật phải chiếu qua nó, rồi mới vào được trong đầu. Có thể người Việt Nam trông sự vật, tả sự vật bằng cái giống”[3] thì Đỗ Lai Thúy phát hiện trong thơ Hồ Xuân Hương: “ Những biểu tượng phồn thực là nỗi ám ảnh của bà. Trước hết ở tính toàn hiện của nó. Nghĩa là ở đâu nó cũng có mặt. Từ những hình ảnh thực đến ảo giác. Vào thế giới Hồ Xuân Hương như bước vào một nhà kính vạn gương, những biểu tượng phồn thực được nhân lên đến vô tận, tạo thành một thế giới riêng biệt, tuy không khỏi có sự biến ảnh dị dạng. Nhưng đó chính là ống kính đặc tả để ghi lại những trạng thái sung mãn nhất của sự sống”[2, 45]. Như vậy với Đỗ Lai Thúy chính con đường “di truyền văn hóa” đã mang đến cho thơ Hồ Xuân Hương những biểu tượng gốc như hang, động, khe, giếng, hầm (âm vật), sừng, chày (dương vật), giã gạo, đánh đu (hành động tính giao), và biểu tượng phái sinh (biểu tượng do chính nhà thơ sáng tạo) như cái quạt, miệng túi càn khôn (âm vật), con suốt, đầu sư, cán cân, dao cầu (dương vật), dệt cửu, châm, hút (hành động tính giao), đó là những biểu tượng có ý nghĩa phồn thực cả trong văn bản và ngoài văn bản thơ Hồ Xuân Hương - “Nó mang trên mình những dấu tích tuy bị thời gian vùi lấp nhưng không bao giờ mất hẳn của tín ngưỡng phồn thực. Nó là mắt thơ, điểm chứa năng lượng và phát sáng trong thơ của nữa sĩ”[2, 61]. Rõ ràng, con đường phi thời gian, con đường vô thức tập thể với biểu tượng tín ngưỡng phồn thực đã ảnh hưởng đến thơ Hồ Xuân Hương một cách trực tiếp. Dưới cái nhìn phân tâm học, những gì được hình thành, bật ra từ những ẩn ức và ham muốn sâu xa trong các xung năng vô thức của người nghệ sĩ đều tiềm ẩn một lực hút bí ẩn khó cưỡng, nó mời gọi khám phá, nó “luôn luôn có sự vận động chuyển hóa vào nhau để tạo thành một trạng thái hòa quyện, Cao Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 163 - 167 166 hai mà một, tồn tại mà không tồn tại, không tồn tại mà tồn tại”[2, 67]. Tái tạo lại đời sống tâm hồn của nữ sĩ thông qua những điều phát tiết vô thức in dấu ấn trong tác phẩm, Đỗ Lai Thúy gợi cho chúng ta hiểu tại sao thơ Hồ Xuân Hương bao đời nay vẫn duy trì hứng thú cho người đọc, được nhiều người yêu thích, cảm thông và tiếp cận dễ dàng. Thì ra những con “mắt thơ” trong thơ của nữ sĩ Xuân Hương vẫn lấp lánh tỏa sáng, một thứ ánh sáng huyền diệu, kỳ ảo mang tính lấp lửng, đa nghĩa, lưỡng trị, luôn mang lại cho người thưởng thức những khoái cảm bởi sự khám phá mới xung quanh những điều vi diệu, thiêng liêng nhất của cuộc sống: Khát vọng tình yêu và sự tồn sinh của con người, sự nảy nở của thiên nhiên, vũ trụ bao la Và điều này có thể được kiểm chứng qua hàng loạt thi phẩm: Cái quạt, Giếng thơi, Quả mít, Bánh trôi, Tự tình, Động Hương tích, Hang Cắc cớ, Đá ông chồng bà chồng,[4]. Song song với việc phân biệt biểu tượng gốc và biểu tượng phái sinh, Đỗ Lai Thúy còn chú trọng miêu tả và chỉ rõ những đặc sắc của toàn bộ hệ thống ngôn từ đa dạng trong thơ Hồ Xuân Hương. Quan sát văn bản thơ, ông nhấn mạnh đến lớp từ loại động từ, danh từ chỉ vật, tính từ chỉ phẩm chất, trạng từ chỉ mức độ. Đọc những trang viết của Đỗ Lai Thúy thấy sự hấp dẫn độc đáo ở chỗ ông đã tỷ mỉ thống kê và đặt tên cho các biểu tượng rất đa dạng và phong phú trong thơ Hồ Xuân Hương. Sự cộng hưởng của khả năng đặc biệt về sử dụng ngôn từ trong thơ của nữ sĩ xưa và khả năng tiếp nhận sâu sắc, tinh tế, sáng tạo của nhà nghiên cứu nay đã làm nên một “siêu văn bản” để người đọc cộng sinh khoái cảm, cùng khám phá tác phẩm với nhà phê bình. Có thể nói rằng chính phương pháp phê bình phân tâm học của Đỗ Lai Thúy thêm một lần nữa đã làm sống lại cái hay, cái đẹp đích thực của thơ Hồ Xuân Hương mà bấy lâu nay bị chìm khuất trong lớp sương mờ của những thành kiến hạn hẹp, của những quan niệm bị chi phối bởi ý thức chính thống của xã hội. Mặc dù vẫn thừa nhận thơ Hồ Xuân Hương giống như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (do Đoàn Thị Điểm dịch), Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều cũng mang tiếng nói nhân văn, nhân đạo chủ nghĩa, nhưng dưới ánh sáng của lý thuyết phân tâm học, từ tín ngưỡng phồn thực, soi chiếu sâu những diễn biến trạng thái tâm lý thầm kín vi diệu nhất trong con người, Đỗ Lai Thúy khẳng định và nhấn mạnh: Thơ Hồ Xuân Hương có nhiều yếu tố của triết học tự nhiên – chúng tôi cho rằng đây là một phương diện sáng tạo của riêng nhà thơ mà các nhà nghiên cứu đi trước chưa chú ý đúng mức. Khảo sát một loạt các bài thơ nổi tiếng, quen thuộc như Bánh trôi nước, Thiếu nữ ngủ ngày, Hỏi trăng, Đá ông chồng bà chồng, Đánh đu, Tự tình, Khóc Tổng Cóc, Khóc ông phủ Vĩnh Tường, Bỡn bà lang khóc chồng, Dỗ người đàn bà khóc chồng, Mắng học trò dốt Đỗ Lai Thúy đã có lý khi đưa ra nhận định rằng thơ Hồ Xuân Hương “được chiếu rọi bằng ánh sáng mới của thời đại(), đã tiếp thu được những viên ngọc tư tưởng của văn hóa cổ đại đã bị thời gian vùi lấp”[2,88 ] và đồng thời thơ bà cũng là nơi hội tụ bởi “ảnh hưởng của những yếu tố văn hóa cổ đại của Ấn Độ và Trung Quốc do Phật, Lão đưa vào hòa lẫn vào văn hóa dân gian”[2, 89]. Chính sự kết hợp này đã mang đến cho thơ Hồ Xuân Hương tầm triết lý tự nhiên (Philosophie de la Nature), “một triết lý ca ngợi sự sống, ca ngợi bản chất tự nhiên của con người, khuyến khích con người sống và phát triển theo tự nhiên và chống lại những gì cản trở con người được sống theo tự nhiên, làm què quặt con người ”[2, 90]. Đây chính là giá trị tư tưởng cao nhất của thơ Hồ Xuân Hương, nó vượt lên trên mọi giá trị khác mà lâu nay người ta vẫn thường gán cho nó và đề cao như nữ quyền, phản phong, chống áp bức, tôn giáo. Phát hiện và khẳng định vị trí của yếu tố triết học tự nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương, một lần nữa Đỗ Lai Thúy lại góp phần minh chứng: như chiếc chìa khóa, luận thuyết phồn thực tỏ ra khá đa năng và vận hành linh hoạt trong việc mở những cánh cửa để khám phá thế giới nghệ thuật phong phú của thơ Hồ Xuân Hương. Lý luận hiện đại cho rằng mỗi văn bản nghệ thuật là một cấu trúc ký hiệu đa tầng ý nghĩa, Cao Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 163 - 167 167 một “kết cấu vẫy gọi”(W.Iser), một “mã nghệ thuật”(M.Markov). Những thi phẩm của Xuân Hương như cái tên của nữ sĩ trẻ mãi cùng năm tháng, có phải chăng một phần là bởi những giá trị phong phú tiềm phục trong văn bản thơ bà luôn bắt gặp người giải mã đồng sáng tạo? Có thể coi Hồ Xuân Hương cọ tình vào đá là sự sáng tạo trên nền của một sáng tạo - sự cộng hưởng của những giá trị sáng tạo này mang đến cho người thưởng thức những giá trị tinh thần vượt mọi giới hạn thời gian. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Xin xem thêm: Trần Hoài Anh (2009), Lý luận – Phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954 – 1975, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, (tr. 184-195) [2]. Đỗ Lai Thúy (2009), Bút pháp của ham muốn, Nxb. Tri thức, H. [3]. Dẫn theo Đỗ Lai Thúy, Phân tâm học và phê bình văn học ở Việt Nam. Nguồn: tamlyhoc.net/23.9.2005 [4]. Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb. Văn học, H.1993 SUMMARY HO XUAN HUONG DID RUB LOVE INTO STONE – RESONANCE OF SUBLIMATION IN ART CREATION Cao Hong* College of Sciences – TNU Using flexibly the method of psychology analysis and Archetype theory of C.G.Jung (1876- 1961) in combination with traditional beliefs, in culturolory perspective, Do Lai Thuy has been successful to build a research prototype: Ho Xuan Huong’s poetry - sexual culture- the traditional customs of workship -traditional beliefs. Based on this art model, the critic has decoded symbols and poetic style of the female poet through three basic aspects: 1/haunting symbols; 2/ In limbo sides; 3/ Traditional belief philosophy. It can be said that the criticism of Do Lai Thuy’s psychoanalysis has once again revived real beauty of Ho Xuan Huong’s poetry that has been hidden too long in limited biases, and conception dominated by mainstream consciousness of the society. Key words: psychoanalysis, Ho Xuan Huong, culture, fertility, unconscious, beliefs. * Tel: 0974 088979, Email: caohong5668@gmail.com
File đính kèm:
- ho_xuan_huong_co_tinh_vao_da_cong_huong_cua_su_thang_hoa_tro.pdf