Hình tượng nhân vật Trư Bát Giới trong tác phẩm “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân

Tóm tắt: Tây du ký một trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ đại Trung Quốc, đã được chuyển thể

thành phim và vượt ra khỏi bờ cõi đất nước, trở nên vô cùng quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả, khán giả

trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên hành trình đi Tây Trúc lấy kinh, Trư Bát Giới hiện lên như một sự

hội tụ của tất cả những phẩm chất tốt đẹp và thói hư tật xấu của chất “con” và chất “người” trong cái thân

hình nửa người nửa lợn, vừa đáng yêu vừa mang đậm tính chất khôi hài. Bài viết bằng phương pháp phân

tích, tổng hợp làm sáng tỏ ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng nhân vật Trư Bát Giới trong tác phẩm Tây

du ký của Ngô Thừa Ân, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy và học Văn học cổ đại Trung

Quốc cho sinh viên Việt Nam.

pdf9 trang | Chuyên mục: Địa Văn Hóa Thế Giới | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Hình tượng nhân vật Trư Bát Giới trong tác phẩm “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 nghĩa của hình tượng nhân vật Trư 
Bát Giới
Ngô Thừa Ân xây dựng nhân vật thần 
thoại Trư Bát Giới từ tên gọi đến ngoại hình 
và tính cách đều có dụng ý sâu sắc. Trước tiên, 
tác giả bằng trí tưởng tượng phong phú đã tạo 
dựng nên nhân vật nửa người nửa lợn và đặt 
cho cái tên cũng rất ngộ nghĩnh, đạt được sự 
thống nhất cao độ giữa ngoại hình, nội tâm và 
tên gọi, đồng thời phù hợp với mô thức xây 
dựng nhân vật trong truyện thần thoại kiểu 
Trung Quốc. Tuy chúng ta không tìm thấy bất 
kỳ con người nào ở ngoài đời thực có ngoại 
hình như Trư Bát Giới, nhưng tất cả những 
biểu hiện tính cách của Trư Bát Giới lại hoàn 
toàn có thể tìm thấy ở con người trong đời 
sống thực tại. Có điều, tác giả đã đặt Trư Bát 
Giới trong không gian đi Tây Trúc thỉnh kinh 
và tương quan với các thành viên trong đoàn, 
trên có Đường Tăng và sư huynh Ngộ Không, 
dưới có sư đệ Ngộ Tịnh. Được sự giáo hối và 
giúp đỡ của các bậc huynh trưởng, Bát Giới đã 
ngày càng giác ngộ và từng bước hoàn thiện 
mình trong quá trình phát triển đi lên, giảm 
bớt tính “con” và tăng cường tính “người”, trở 
thành tấm gương cho mọi tầng lớp trong xã 
hội soi tỏ mà tìm thấy một phần chân dung 
của mình trong đó để noi theo. Nếu không có 
những trải nghiệm thực tế và am hiểu tường 
tận về khoảng cách giữa chất hiện thực với 
chất lãng mạn cũng như mô thức về nhân vật 
thần thoại, Ngô Thừa Ân sẽ khó có thể thành 
công trong việc xây dựng nhân vật điển hình 
Trư Bát Giới này. Điều khiến cho Bát Giới 
trở nên đáng yêu trong lòng độc giả còn phải 
nói đến những giác ngộ của Bát Giới dưới sự 
đôn đốc, chỉ giáo và phê phán của sư phụ, 
sư huynh, dần dần từ bỏ được thói xấu, từng 
bước hướng thiện. Mỗi lần bắt gặp Bát Giới 
lười biếng, ham ngủ đến quên cả trách nhiệm 
bản thân, Ngộ Không lại dùng phép màu biến 
thành côn trùng để răn Bát Giới. Cũng có khi, 
Ngộ Không áp dụng “thân giáo”, dùng hành 
động của mình làm gương cho Bát Giới noi 
theo. Bằng những biện pháp giáo hóa vừa hóm 
hỉnh, vừa nghiêm khắc, bằng cả phép màu và 
sự trêu đùa, thậm chí là mắng nhiếc đầy thiện 
chí, kịp thời đưa “âm mưu” đen tối ra ánh 
sáng, Bát Giới đã dần dần “thụ giới”, ngộ ra 
những hành vi “lợi cho địch, hại cho bản thân” 
của mình và từng bước từ bỏ những thói hư tật 
xấu, không còn lười biếng, không còn tranh 
công và si mê sắc dục nữa. Cuối cùng thì Bát 
Giới đã hoàn toàn hòa nhập vào đoàn quân, hỗ 
trợ đắc lực cho sư huynh, sư đệ hoàn thành sứ 
mệnh đi Tây Trúc thỉnh kinh dưới sự hướng 
đạo của Đường Tăng.
Hành trình thỉnh kinh thực chất là một 
hành trình tự hoàn thiện đầy gian lao, thử 
thách của con người. Trong quá trình đó, 
ngoài sự nỗ lực của bản thân, không thể thiếu 
được sự khoan dung, độ lượng, rèn giũa, 
quan tâm giáo dục của xã hội. Chân lý đó 
vừa mang màu sắc Phật giáo, vừa thể hiện 
quan điểm giáo dục đi trước thời đại của tác 
giả Ngô Thừa Ân. Trong đoàn quân đi thỉnh 
kinh đó, Đường Tăng vốn dĩ là hiện thân của 
nhà tu hành được giác ngộ theo chân lý Phật 
giáo, Sa Tăng trở thành một trong những vị 
La Hán, Ngộ Không cũng được thỏa chí tang 
bồng, được phong chức Đấu chiến thắng Phật. 
Trư Bát Giới sở dĩ không được thành Phật là 
vì bản tính tham lam, đầy dục vọng về mọi 
phương diện cuộc sống, mới ở mức được tiết 
chế phần nào và đang tiếp tục trên con đường 
hướng thiện. Dụng ý của tác giả gửi gắm vào 
nhân vật vừa mang tính “con” vừa mang tính 
“người” này là để có một con người hoàn 
thiện. Chúng ta không thể yêu cầu họ phải xóa 
bỏ tất cả mọi dục vọng mà cần giáo dục để 
hướng cái tâm của họ vào những suy nghĩ và 
hành động lành mạnh, tích cực, bởi dẫu sao 
họ vẫn là con người bằng da bằng thịt. Chỉ 
có Phật tổ, những vị chân tu mới mong có thể 
51Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 44-52
rũ bỏ mọi ham muốn, vươn tới cõi niết bàn. 
Chính vì vậy, trong tác phẩm thần thoại này, 
độc giả vẫn có thể tìm thấy ở Bát Giới một con 
người thực tại, vừa có lòng nhân ái, vừa có sức 
mạnh, lòng kiên trì vượt khó, song cũng nhiều 
ham muốn. Trư Bát Giới nhờ đó trở nên gần 
gũi và được đông đảo độc giả yêu thích không 
kém gì Ngộ Không trong toàn tuyến nhân vật 
của câu chuyện thần thoại Tây du ký nổi tiếng 
này. Bát Giới tuy mặt lợn, dáng người nhưng 
tựu chung lại vẫn là nhân vật mang đậm tính 
chất “người” nhất, Bát Giới là sự tổng hòa các 
tính tốt và tính xấu, đang trên con đường hoàn 
thiện. Nếu có thể bình chọn trong tất cả thầy 
và trò Đường Tăng để tìm ra chỉ một nhân vật 
trung tâm thì chắc hẳn đó chính là Bát Giới. 
Bát Giới là nhân vật sinh động nhất, giàu tính 
hiện thực nhất và cũng mang đậm ý nghĩa giáo 
dục nhất trong toàn tác phẩm.
Nhân vật Trư Bát Giới hàm chứa ý nghĩa 
ẩn dụ sâu sắc. Đó là hiện thân của đông đảo 
quần chúng nhân dân trong xã hội hiện thực. 
Dưới ngòi bút trào phúng của Ngô Thừa Ân, 
Bát Giới không thuộc nhân vật anh hùng, nhân 
vật lý tưởng, hoàn hảo như Ngộ Không, mà là 
sự hội tụ của cả mặt tích cực và hạn chế của 
nhân tính, rất gần gũi với con người trong đời 
thực. Trong hình tượng Trư Bát Giới, chúng ta 
thấy cả tính lãng mạn và tính hiện thực cũng 
như tính phổ biến của nhân tính, từ đó càng tin 
tưởng vào việc tu luyện để hoàn thiện mình. 
Bát Giới là một trong những nhân vật trung 
tâm, nhân vật chính diện xuyên suốt toàn bộ 
tác phẩm và là linh hồn của Tây du ký. Thành 
công của việc xây dựng nhân vật điển hình 
trong hoàn cảnh điển hình này góp phần đắc 
lực cho “Tây du ký” trở thành tác phẩm tiêu 
biểu thuộc hàng tiểu thuyết kinh điển về thần 
linh ma quỷ, được vinh dự xếp vào hàng thứ 
ba trong bốn tiểu thuyết tầm cỡ bậc nhất của 
kho tàng văn học cổ đại Trung Quốc. 
Tây du ký của Ngô Thừa Ân cũng như Tứ 
đại danh tác nói chung và Trư Bát Giới nói 
riêng được các thế hệ độc giả, khán giả Việt 
Nam đón nhận nồng nhiệt qua nguyên tác chữ 
Hán, bản dịch tiếng Việt và phim ảnh. Đó là 
do thành công của các tác giả trong sáng tác 
và xây dựng nhân vật điển hình. Đồng thời, 
nét tương đồng trong văn hóa truyền thống, 
đặc điểm tri nhận, tư duy liên tưởng, đặc biệt 
là quan niệm về 12 con giáp trong mối liên hệ 
với con người của hai dân tộc Việt Nam và 
Trung Hoa cũng là nguyên nhân quan trọng 
dẫn đến sự mến mộ của người dân Việt Nam 
đối với nhân vật thần thoại hết sức gần gũi với 
đời sống thực tế này. 
5. Kết luận
Trư Bát Giới, một trong những nhân vật 
trung tâm mà Ngô Thừa Ân đã dày công xây 
dựng đã làm nên linh hồn của Tây du ký, cuốn 
hút độc giả từ tên gọi đến ngoại hình và biểu 
hiện tính cách. Trư Bát Giới ngoại hình nửa 
người, nửa lợn, tính cách cũng tụ hội đầy 
đủ tính “người” và tính “con”, bộc trực, ngộ 
nghĩnh, mà cũng rất tinh ranh, vừa vị kỷ vừa 
vị tha. Trong nhân vật thần thoại này có pha 
chút màu Thiền, song cũng rất thực tại. Nhân 
vật Trư Bát Giới được hư cấu từ hiện thực 
chính là hiện thân của con người với những 
biểu hiện nhân tính gồm cả hai mặt tích cực 
và tiêu cực đang trong quá trình hoàn thiện. 
Chính vì vậy, Trư Bát Giới rất gần gũi với đời 
sống thực tại, thu hút sự quan tâm và cảm tình 
của độc giả vào bậc nhất trong tất cả các nhân 
vật của cuốn tiểu thuyết lãng mạn trường thiên 
này. Tính hai mặt hay nói đúng hơn là mâu 
thuẫn nội tại giữa mặt tích cực mà mặt tiêu 
cực trong nhân vật Trư Bát Giới cũng là sự 
thể hiện mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân 
tộc cũng như mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp 
thống trị đương thời mà tác giả đã lột tả một 
cách hết sức tinh tế và cũng rất sâu sắc bằng 
bút pháp trào phúng. Ý nghĩa ẩn dụ của hình 
tượng Trư Bát Giới mang tầm thời đại. Mỗi 
chúng ta trong đời sống hiện tại vẫn có thể tìm 
thấy bóng dáng của mình trong nhân vật điển 
52 P.N. Hàm/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 35, Số 2 (2019) 44-52
hình nửa người nửa lợn này, từ đó điều chỉnh 
tư tưởng, hành vi, hài hòa các mối quan hệ để 
từng bước tự hoàn thiện, nhằm đạt được mục 
đích, hoàn thành sứ mạng của mình. 
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Lê Anh Dũng (1995). Giải mã Truyện Tây du (Tân biên). 
Hà Nội: Nxb. Văn hóa - Thông tin.
Trịnh Văn Đồng (2000). Triết lý nhân sinh trong Tây du 
ký. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Ngữ văn. Trường 
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Ngọc Hàm (2012). Chữ Hán: Chữ và nghĩa, Hà 
Nội: Nxb. Đại học Quốc gia. 
Phạm Ngọc Hàm (2008). Từ ngữ xưng hô trong tiếng 
Hán- So sánh với tiếng Việt. Hà Nội: Nxb. Đại học 
Quốc gia.
Phạm Ngọc Hàm (2018). “Chó” trong ngôn ngữ và văn 
hóa Trung – Việt. Nghiên cứu Nước ngoài, 34(1), 
tr. 59-69. 
Trần Trọng Kim (2008). Nho giáo. Hà Nội: Nxb. Văn 
hóa - Thông tin. 
Ngô Nguyên Phi (1998). Lược khảo Tây Du Ký, Tập I. 
Đồng Nai: Nxb. Đồng Nai. 
Ngô Nguyên Phi (1998). Lược khảo Tây Du Ký, Tập II. 
Đồng Nai: Nxb. Đồng Nai.
Tiếng Trung Quốc
李宝嘉、唐志超(2001)《现代汉语规范词典》,
吉林大学出版社, tr.560
唐汉(2002)《汉字密码》,学林出版社, tr. 49
THE CHARACTER ZHU BAJIE 
IN “JOURNEY TO THE WEST” BY WU CHENGEN
Pham Ngoc Ham
Faculty of Chinese Language and Culture, VNU University of Languages 
and International Studies, Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Abstract: “Journey to the West”, one of the Four Great Classical Novels of Chinese literature, 
was adapted for cinematographic, theatrical and television production, amongst others and spread 
beyond China’s border, making it familiar to millions of readers and audience in many parts of 
the world, including Vietnam. On the journey to retrieve original Buddhist scriptures for China, 
the character Pigsy or Zhu Bajie is portrayed as a half-man, half-pig monster with both good and 
bad personalities which are represented by the animal part and human part. In the article, the 
analytical and synthetic methods are used to clarify the meaning and significance of the image 
of Pigsy or Zhu Bajie in “Journey to the West” by Wu Chengen, and this contributes to teaching 
ancient Chinese literature to Vietnamese students.
Keywords: character portrait, significance, Zhu Bajie (Pigsy) 

File đính kèm:

  • pdfhinh_tuong_nhan_vat_tru_bat_gioi_trong_tac_pham_tay_du_ky_cu.pdf
Tài liệu liên quan