Hình tượng con người bản năng trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
TÓM TẮT
Việc phục sinh hình tượng con người bản năng trong văn học sẽ chạm vào cõi sâu tâm
hồn, góp phần phản ánh mọi góc khuất bên trong, sâu kín của con người. Tuy nhiên, qua
từng giai ñoạn văn học, phụ thuộc vào cơ sở tâm lý, mỹ học của từng thời ñại, cũng như
gắn với sự vận ñộng thể loại, phương thức tự sự và quan niệm nghệ thuật về con người,
hình tượng con người bản năng ñược các nhà văn thể hiện ở những mức ñộ hoặc sắc ñộ
khác nhau. Một trong những biểu hiện rõ nét của con người bản năng là yếu tố bản năng
tính dục.
Ở bài viết này, người viết sẽ khảo sát một số tác phẩm trong giai ñoạn văn học từ năm
1930 ñến nay, ñể thấy sự vận ñộng trong cách biểu hiện hình tượng con người bản năng,
mà cụ thể là bản năng tính dục trong văn xuôi Việt Nam hiện ñại.
n với nhu cầu giải phóng những khát khao, bức bối vốn bị tước ñoạt từng trở thành ức chế. ðể ñược sống, con người nhiều lúc phải che giấu mình, gạt bỏ phần bản năng ñang gào thét, nhưng rồi, ñến lúc nào ñó có thể, họ lại muốn vứt bỏ tất cả, chợt thấy mọi thứ thành hư vô, chỉ muốn ñược tìm về với ñứa trẻ bản năng ngày nào trong mình mà Freud và những người cùng chung tiếng nói với ông ñã chỉ ra. Nhà văn ít nhiều ñã trút bỏ xuống trên bàn viết của mình chiếc ba lô của thời chiến. ðặc biệt từ sau năm 1986, yếu tố tự nhiên, bản thể của con người càng ñược ñào sâu, khắc họa như một nhu cầu tất yếu cần ñược thỏa mãn. Bên cạnh con người xã hội, con người bản năng cũng ñược các nhà văn tập trung phản ánh. Tình yêu, tình dục lại trở thành vấn ñề muôn thuở của kiếp người. Bảo Ninh nổi lên như là một trong những nhà văn ñã dám mạnh dạn ñã mở toang những ẩn ức bên trong những con người lý tưởng, ñi tìm con người bản năng bị rớt lại ñâu ñó trong thời chiến. ðọc Nỗi buồn chiến tranh người ta ngỡ ngàng trước tình yêu như một sự giải tỏa của phân ñội trinh sát với ba cô giá Mây, Hbia, Thơm ở khu trại tăng gia huyện 67, bên kia truông Gọi Hồn. Người cầm bút ñã vạch những che chắn ñầy hào quang ñể có một cái nhìn ñầy ñau ñớn về thân phận. Nhu cầu thỏa mãn làm sụp ñổ bao bức tường thành trong quan niệm, luân lý. Bản năng thành khát vọng sống nhen nhóm trong những con người ñang hấp hối, chờ chết. Giữa cái cảnh “cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ ñại, là cõi không ñàn ông, không ñàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người”, người ta còn biết chờ ñợi gì ở ngày mai nữa. Cuộc sống trôi dạt về miền xa xăm, bất tận TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 80 và ghê rợn. Trong tận cùng của nỗi thèm, những chàng trai lý tưởng chỉ còn biết vùi mình trong ảo giác. Họ tự ñánh lừa mình trong kỷ niệm và khao khát. ðó là hình ảnh Hà Nội và mối tình ñầu trong sáng của Kiên, là ngày về sum họp xa vời mà háu hức trong nỗi nhớ trào nước mắt của Cừ, là những thân thể ñàn bà với những cuộc làm tình tham lam, kỳ thú ñày ngóc ngách, là huyền thoại của Vĩnh, là nỗi khát ăn với những mâm cỗ ăm ắp trong tưởng tượng ñầy mộng mị của TạoHành ñộng nghiện hút trở thành một thứ bản năng, ñể tìm kiếm sự sống ở kiếp người. Chưa bao giờ hiện thực chiến tranh lại khốc liệt ñến thế! ðẩy con người bản năng từ chỗ lắng sâu trở nên bộc bạch, cựa quậy, giẫy nẫyCái giây phút hạnh phúc bất chợt giữa ñường với cô thương binh Hiền như thể sự bù ñắp, thỏa mãn cho những gì bị chiến tranh cướp mất. Cái giây phút vội vàng, chóng vánh, họ vùi vào nhau trong sự may mắn sống sót. Khi bản năng lên tiếng và khi ý thức về bản năng ñòi hỏi, con người nhiều khi mặc kệ tất cả. Họ muốn quên ñi mọi thứ xung quanh mình. Chỉ còn những ôm siết, ôm thật chặt, thỏa sức hôn nhau, quấn riết vào nhautận hưởng những giây cuối cùng của tuổi thanh xuân còn vương lại. Người ta chỉ còn biết cảm thông, biết thương và xót xa cho những kiếp người tàn tạ trở về trong thời chiến. ðọc Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, người ta tìm thấy những ngóc ngách ñời thường cả phần dục vọng cứ trổi dậy, lấn át. Ẩn ức về ñàn bà, về da thịt làm cồn cào cơ thể Tám Tính. Tâm thần bấn loạn. Mắt như lồi ra. Toàn thân như cứng ngắcChỉ còn tiếng thở, tiếng rên! Sẽ mất lý trí, sẽ mụ mị, sẽ vồ vậpbất kể ai, bất kể hậu quả thế nào?!...Con người thường hay tỏ ra cao ngạo, cố lẩn tránh xua ñuổi mìnhnhưng rồi có ai ngờ rằng những lúc rất mình ấy lại là phút giây ta khao khát sống. Bản năng sống của hắn thực sự ñược vực dậy từ cái màu trắng trắng, từ mùi thơm tỏa ra từ bộ ngực cô y sỹ. Cuộc ñời còn ñang ñẹp thế, thơm tho thế chết uổng lắm ráng mà sống, sống què quặt cũng ñược. Cái ý nghĩ trần trụi mà thực, mà ñau ñớn, nhất là khi con người ñang gượng dậy từ cõi chết! Thời bình, bất trắc sinh tử dường như không còn nhưng con người vẫn dàu dàu nỗi bất an. Có người âm thầm hướng ñến một vườn vô ưu trên cõi nhân sinh êm ñềm mà nhọc nhằn này. Nhưng cũng không ít người ñã chọn cách sống hết mình, thỏa mãn mình, vỗ về mình, làm tình với chính mình hay thỏa mãn, vỗ về, làm tình với người khác như một cuộc trốn chạy. ðó phải chăng ñã bắt ñầu một hành trình ñi của con người bản năng từ ñời sống vào văn học. Cả một ñời sống bộn bề nguyên sơ ẩn ức ñầy náo ñộng và chân thành da diết ñến mức ñộ sống sượng và sỗ sàng ñược phơi phóng vô tư và khiêu khích trên những móc dây của ñời sống văn học. ðiều ấy có thể hạ thấp con người trong văn học, nhưng có khi lại nâng con người lên trong cái nhìn ñầy nhân văn về con người, với thân phận và triết lý về nó khi vấn ñề tính dục thực sự chạm vào cõi nhân tính trong mỗi người. Hàng loạt những ngòi bút của văn xuôi ñương ñại như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Hồ Anh Thái, Y Ban, Nguyễn ðình Tú, Võ Thị Hảodùng bản năng như một phương tiện nghệ thuật ñể chuyển tải nhiều vấn ñề trong ñời sống hiện ñại. ðọc Nháp của Nguyễn ðình Tú, Ngồi của Nguyễn Bình Phươngvà rất nhiều tác phẩm bây giờ, chợt xót xa cho những kiếp người ñang trượt dài trong bản TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 81 năng vô thức. Càng trốn chạy cô ñơn, họ càng trở nên bế tắc, rơi tõm vào trống không của ñời sống. Tình dục, tình yêu, chết chóctất cả trở nên quẩn quanh như một cái vòng không thể tìm ra lối thoát. Chạm ñến bản năng tức là chạm ñến phần nhân bản nhất của con người. Các ngòi bút tiểu thuyết ñương ñại ñều có ý thức dùng lớp vỏ bản năng ñể lạ hóa cả phương diện nghệ thuật lẫn tư tưởng. Cái trơ lại trên trang giấy, cái ám ảnh người ñọc ñâu chỉ là những quằn quại, rên xiết Không nhà văn tồi nào dành bao nhiêu trang viết ñể chỉ miêu tả lại cái ñiều mà tự nguyên sơ, con người ñã biết. ðằng sau mớ ngổn ngang, hỗn tạp của gối chăn, quần áohình như, hai tâm hồn trống rỗng, quấn lấy nhau trong khối cô ñơn không thể nào chia sẻ. Sự lạc lõng, sa ñọa con người trong thời hậu công nghiệp cũng là một ñề tài mà các nhà văn bây giờ muốn khai thác. Cuộc ñời cứ như thể là Nháp, là Phiên Bản (Nguyễn ðình Tú)Bất giác cảm thấy hư không như thể Dấu về gió xóa (Hồ Anh Thái)Mỗi cuộc ñời cứ triền miên như muốn tìm về một Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) Khi con người biết quan tâm ñến mình, sự tồn tại của con người bản năng trong văn học càng không thể thiếu. ðiều này vừa mang ý nghĩa giải thiêng, vừa mang ý nghĩa nhân bản sâu sắcthậm chí trở thành một trào lưu của sự giải tỏa, của khát vọng sống. Người ñọc có thể tìm thấy ở ñó chân giá trị cũng như những tha hóa rệu rạo của ñời sống hiện ñại, có thể là nỗi niềm ñồng cảm, trân trọng hay những thái ñộ phơi bày, lên ánCuộc sống muôn màu biến con người cũng trở nên phức tạpTa là ta, nhưng phút chốc ta chẳng còn là ta nữa 3. Kết luận Làm xuất hiện rõ hơn, ñông ñúc hơn và công khai hơn hình tượng con người bản năng trên trang văn xuôi cũng như trong tâm thức cộng ñồng là một trong những ñiều mà văn xuôi hiện ñại ñã làm ñược trong nhiều chiều chê khen của dư luận, sự tiếp nhận của cộng ñồng lý giải từ những “người ñọc ẩn tàng” ñến “người ñọc ngây thơ” lẫn “người ñọc lý tưởng”. Sự tồn tại con người bản năng trong văn học là một tất yếu và tất yếu ñó bị chi phối bởi những yếu tố lịch sử, xã hội, tâm lý người ñọc. Bên cạnh con người lý tưởng, con người dị dạng, sự xuất hiện của hình tượng con người bản năng cũng góp phần không nhỏ trong việc ñánh giá, chiếm lĩnh, thể hiện con người ở sự ña dạng, ña ñoan của tận cùng chiều sâu nhân bản. Dẫu ñâu ñó vẫn có nhiều những trần trụi, lõa lồgợi cho người ñọc cảm giác khó chịu hơn là thích, nhưng việc tìm ñến bản năng ñể khám phá con người vẫn là một nét ñẹp nhân văn trong sáng tạo và thưởng thức văn học. Dẫu lớp vỏ ngoài có hào nhoáng, lung linh vẫn không thể xóa trong ta những khao khát ñời thường ñang dồn về ẩn ức TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nam Cao (1993). Tuyển tập Nam Cao. NXB Văn học, Hà Nội. [2]. Hồ Thế Hà (1998). Tìm trong trang viết. NXB Thuận Hóa, Huế. [3]. Hồ Thế Hà (2014). Tiếp nhận cấu trúc văn chương. NXB Văn Học, Hà Nội. [4]. Trần Thanh Hà (2007). Phân tâm học và tôn giáo. Tạp chí Sông Hương, số 7. [5]. Trần Thanh Hà (2008). Học thuyết Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam. NXB ðại học Quốc Gia Hà Nội. [6]. Freud S. (2002). Phân tâm học nhập môn. NXB ðại học Quốc Gia Hà Nội. [7]. Freud S. (2004). Phân tâm học và văn hóa tâm linh. NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. [8]. Freud S. (2004). Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật. NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. [9]. Freud S. (2004). Phân tâm học và tình yêu. NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. [10]. Bảo Ninh (2009). Nỗi buồn chiến tranh. NXB Văn học, Hà Nội. [11]. Vũ Trọng Phụng (2006). Giông tố. NXB Văn học, Hà Nội. [12]. Phan Tứ (1987). Mẫn và Tôi. NXB Thanh Niên, Hà Nội. THE IMAGE OF INSTINCTIVE HUMANS IN VIETNAMESE MODERN PROSE Van Thi Phuong Trang Department of Literature and Linguistics, Hue University of Sciences Email: vanphuongtrang82@gmail.com ABSTRACT The restoration of the instinctive humans’ image in literature will touch our profound soul and contribute to a reflection of hidden and deep angles of human beings. However, this image of instinctive humans has been sketched in different degrees and aspects by writers in various literature periods based on human psychology and aesthetics in each period and linked to genre movements, narrative modes and artistic view-points on humans. One of the most obvious manifestations of instinctive humans is the sexual instinct. The article aims to investigate some literature works since 1930s in order to display the movements related to instinctive humans, particularly the sexual instinct in Vietnamese modern prose. Keywords: Instinctive humans, sexual instinct, literature period.
File đính kèm:
- hinh_tuong_con_nguoi_ban_nang_trong_van_xuoi_viet_nam_hien_d.pdf