Hà Tông Quyền qua "Mộng Dương tập"

Hà Tông Quyền (1798-1839) là quan chức nhà Nguyễn và là danh sĩ đương

thời, tự Tốn Phủ, hiệu Phương Trạch, biệt hiệu Hải Ông, người làng Cát Động,

huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, trấn Sơn Nam (nay thuộc thị trấn Kim Bài, huyện

Thanh Oai, thành phố Hà Nội). Do phải kiêng húy tên vua Thiệu Trị (Miên Tông)

nên ông còn được gọi là Hà Quyền hoặc Hà Tôn Quyền.

Hà Tông Quyền sinh trưởng trong một gia đình thế nho, là hậu duệ xa đời

của Phụ quốc Thượng tướng quân Hà Mại (1334-1410). Gia tộc ông nhiều đời có

công lớn với dân tộc và các triều đại. Từ thời Lê sơ, tổ tiên Hà Tông Quyền đã cư

ngụ tại làng Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc (nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc,

tỉnh Hà Tĩnh). Họ Hà làng Tỉnh Thạch đã sản sinh cho đất nước các danh thần như

Tiến sĩ Hà Công Trình (1434-1511), Tiến sĩ Hà Tôn Mục (1653-1707). Sang đời

Lê trung hưng, một nhánh họ Hà Tỉnh Thạch đã di cư ra ở tại huyện Yên Định, tỉnh

Thanh Hóa. Tại đây, họ Hà đã sinh ra danh sĩ Hà Tông Huân (1697-1766), đỗ Đình

nguyên Bảng nhãn năm 1724, đời Lê Dụ Tông. Về sau, tổ tiên Hà Tông Quyền lại

di cư tới làng Cát Động huyện Thanh Oai và đến đời Hà Tông Quyền, tổ tiên ông

đã định cư ở Cát Động được 3, 4 thế hệ. Theo Đại Nam liệt truyện, cha của ông tên

là Hà Tông Đồng, đỗ Hương cống đời Lê, nhưng không ra làm quan, mà chỉ mở

trường dạy học trong làng. Ông Đồng mất sớm, bà vợ là người họ Trịnh, tần tảo

nuôi con khôn lớn, Hà Tông Quyền được học hành đến nơi đến chốn chính là nhờ

có bà mẹ đảm đang này.

pdf16 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Hà Tông Quyền qua "Mộng Dương tập", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ng đây là Tân Gia Ba
[Nơi đây đã bị] nước lớn xâm chiếm làm Ốc Cát Lợi
Chỉ còn để lại xứ Nhưng Đồ Bà
Cả nơi hải phụ đều đã trở thành bãi bể nương dâu
Người Tây phương nhiều mưu kế xảo quyệt
[Nên cho dù là] quỷ đen với người trắng
Thì đại để cũng vì xu theo cái lợi thế
Đường đời cũng như dong chơi nơi bụi trần
Những cảnh đời xưa đã ngày càng đổi mới
Thuyền xe từ phía trước trở lại
Hẳn có những loại xe chở mà đời xưa chưa từng nghe thấy
130 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
Người đến đó mà lại đã là ai kia (xa lạ)
Mà người đi thì cứ mãi như vậy
[Như nước chảy] cuồn cuộn chưa chịu dừng
Man mác mờ mịt rốt cuộc sẽ ở nơi đâu
Một con đường ở Giang Lưu Ba
Gió đông cứ qua rồi trở lại
Như ngọc kia lại được yêu dấu
Ai chẳng nói đó là cõi Bồng Lai.
 (Hoàng Ngọc Cương phiên âm, dịch nghĩa)
Tuy tác giả đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trước cảnh tượng đất 
nước, con người và cuộc sống văn minh khác lạ của Tân Gia Ba và trong câu kết bài 
thơ trường thiên cổ phong này, ông đã mặc nhận đó là “cõi Bồng Lai”, nhưng ý thức 
nhà Nho cộng với ý thức dân tộc của một thần dân Đại Nam đã làm cho ông thức 
nhận rõ ràng về sự quỷ quyệt của người phương Tây cùng với một mặc cảm sâu sắc 
về một xã hội phồn vinh của những con người chỉ biết chạy theo “mối lợi”. Nói cách 
khác, ông không chỉ quan sát cảnh vật và con người xứ lạ bằng mắt thơ mà còn với 
nhãn quan chính trị sắc bén, ông đã nhìn ra sự đe dọa của một thế lực mới đối với đất 
nước mình. Điều đó, được ông thể hiện một cách cô đọng hơn trong bài thơ Ngẫu tư:
Phiên âm:
 Ngẫu tư
Vũ trụ mang mang bất khả cùng
Thần lâu giao quán hiện tiền cung
Vân đào khởi phục hiểu hoàn mộ
Nhật nguyệt thăng trầm tây phục đông
Phiếm đẩu kỷ thời phùng Chức nữ
Hạ phong hà xứ khấu Tiên ông
Giang sơn thảng vị du nhân trợ
Hạnh hữu linh tê nhất điểm thông.
Dịch nghĩa: 
 Chợt nghĩ
Vũ trụ mênh mang không thể biết đến cùng tận
Tầng lầu với quán xá chen chúc hiện ra trước mắt như cung điện
Mây và sóng khi lên khi xuống lúc buổi sáng rồi lại đến lúc chiều tối
Mặt trời mặt trăng lặn mọc đông rồi lại sang tây
131Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
Sao trên trời có mấy khi gặp được Chức nữ
Gió thổi dưới trần gian biết nơi nào chạm được Tiên ông
Nếu như sông núi còn vì người du chơi mà trợ giúp
Thì may vẫn còn có điểm sừng tê để cảm thông. 
Tại sao lại “Chợt nghĩ”? Thì ra giữa cái “Vũ trụ mang mang bất khả cùng”, 
còn biết bao nhiêu điều mà một bậc cao khoa như ông còn chưa biết tới. Thì ra sách 
vở thánh hiền, tứ thư ngũ kinh, bách gia chư tử Trung Hoa mà bấy lâu nay tầng 
lớp sĩ phu như ông đọc thuộc làu vẫn không có một chút thông tin nào về những 
xứ sở như thế này. Kể cả những thế giới chỉ tồn tại trong huyền thoại như Bồng 
Lai, Nhược Thủy cũng không so được. Giữa biết bao sự bối rối trước cảnh tượng 
phong phú, kỳ lạ xứ người, tác giả mong muốn bản thân mình có được sự thấu thị 
thần kỳ để nhận rõ chân-giả, một điểm “linh đài” để khỏi mê lạc giữa cái thế giới 
chưa từng có trong trí tưởng tượng của mình. Sự “chợt nghĩ” của tác giả như một 
sát-na bừng ngộ của đạo Phật, như cái sừng tê ngưu linh thiêng có thể soi thấy 
giao long dưới vực sâu trong truyện truyền kỳ Trung Hoa. Đó chính là sự tỉnh ngộ 
có tính chất trực giác, xuất phát từ tiềm thức lo lắng cho số phận của đất nước khi 
triều đình nhà Nguyễn chỉ biết đến Trung Hoa, chỉ biết bế quan tỏa cảng mà xưng 
mình là “Đại Nam”.
Cũng như các sứ thần khác từng đến xứ Hạ Châu, nhận lệnh triều đình đi 
buôn bán, thăm dò các đảo quốc Tây dương, Hà Tông Quyền tuy có những thời 
khắc choáng ngợp trước cảnh và người xứ lạ nhưng vẫn luôn tỉnh táo để tiến hành 
nhiệm vụ được giao phó. Là nhà Nho, nhưng cũng như vị chánh sứ Phan Thanh 
Giản và sau này là các bạn đồng liêu bị tội phải đi hiệu lực như Phan Huy Chú, Lý 
Văn Phức, Cao Bá Quát, ông không có tư tưởng bảo thủ, tập cổ kiểu “kiến quái, 
bất quái; quái chi nãi bại” (thấy việc lạ, không cho là lạ, thì việc lạ sẽ mất đi) của 
Khổng-Mạnh. Những cái lạ, cái hay, cái đẹp của người, ông sẵn sàng ghi nhận với 
cảm hứng say mê. Điều lạ nhất là trước chuyến đi sứ của nhà thơ lớn Cao Bá Quát 
(1844) - một nhà Nho vốn nổi tiếng là khoáng đạt, luôn phản kháng lại mọi câu 
thúc- hơn một thập niên, Hà Tông Quyền cũng có một bài thơ nói về người phụ nữ 
Tây dương lạ lẫm với không ít cảm tình:
Phiên âm: 
Phiên phụ
Chu mấn kim tình ngọc tác thoa
Tuyết y phu mị dịch đồng xa
Lân cưu tự thị tình chung giả
Trọng lợi khinh ly thị nhĩ hà.
132 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
Dịch nghĩa:
Người đàn bà ngoại quốc
Tóc hoe đỏ, mắt vàng, thoa bằng ngọc
Áo trắng như tuyết, chồng yêu khoác vai đưa lên xe cùng ngồi
Nũng nịu đáng yêu tự cho là kẻ chung tình
Nhưng với lối sống “coi trọng mối lợi, coi thường sự ly biệt”, thì rồi sẽ thế nào?
 (Hoàng Ngọc Cương phiên âm, dịch nghĩa)
Bài thơ Dương phụ hành của Cao Chu Thần gồm 2 khổ tứ tuyệt, còn bài Phiên 
phụ của Hà Tốn Phủ chỉ ngắn gọn trong một khổ nhưng cả hai bài ý tứ rất gần nhau. 
Về bối cảnh, Cao tả “Dương phụ” dưới trăng đêm, Hà tả “Phiên phụ” vào ban ngày. 
Hình tượng trung tâm của cả hai bài thơ về người phụ nữ phương Tây đều có màu 
áo trắng như tuyết và cử chỉ nũng nịu khoác vai chồng của cô nàng. Cái khác về 
miêu tả chỉ ở chỗ, vì quan sát ban ngày nên Tốn Phủ thấy rõ nhan sắc, hình hài, trang 
điểm. Nhưng khác biệt lớn nhất là ở suy tư của hai nhà thơ người Việt về đối tượng 
miêu tả của mình. Trong khi ông Cao “trông người mà ngẫm đến ta”, thì ông Hà lại 
lo lắng rằng hạnh phúc của họ có thể tan vỡ bất cứ lúc nào chỉ vì cái cuộc sống “coi 
trọng mối lợi, coi thường sự ly biệt” của họ. Tuy cả hai đều đồng cảm trước vẻ đẹp 
và cử chỉ tình yêu của vợ chồng người phụ nữ Tây phương, nhưng Cao Chu Thần 
thiên về cái nhìn nhân văn, Hà Tốn Phủ lại thiên về cái nhìn chính trị-xã hội. 
Có thể nói, “nhất điểm linh đài” mà Hà Tông Quyền có được là ông tuy rất 
ngưỡng mộ văn minh Tây dương nhưng cũng sớm nhận ra một cách rõ ràng sự tàn 
bạo của cuộc sống tranh giành mối lợi đầy thực dụng của chủ nghĩa tư bản. Rất 
rõ là ở Hà Tông Quyền, văn chương và sự nghiệp kinh bang tế thế rất gắn bó với 
nhau. Chẳng thế mà khi ông đột ngột tạ thế, Phan Thanh Giản đã làm đôi câu đối 
viếng ông, tuy lời lẽ có phần tán dương, nhưng đã nói được rất nhiều điều quan 
trọng về con người và sự nghiệp của Hà Phương Trạch:
Khai khoa sự nghiệp suy tiền bối
Tuyệt thế văn chương tất đại gia
(Sự nghiệp khai khoa lu mờ tiền bối 
Văn chương tuyệt thế xứng bậc đại gia).
 P Q A
CHÚ THÍCH
(1) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1993), Đại Nam chính biên liệt truyện, nhị tập (quyển đầu - 
quyển 25), Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.476.
(2) Cao Xuân Dục (1962), Quốc triều đăng khoa lục, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, SG, tr.28.
(3) Đến năm 1828, học vị Hương cống mới đổi là Cử nhân.
133Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017
(4) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 3 (Đệ nhị kỷ, quyển LXXVII), 
Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.249.
(5) Phan Thúc Trực (2009), Quốc sử di biên, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.341.
(6) , (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13), (14) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, 
Tập 2 (Đệ nhị kỷ, quyển XVII - Đệ nhị kỷ, quyển LXI), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.232, 250, 486, 
555, 596, 673, 706, 792, 889.
(15), (16), (17), (18) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 3 (Đệ nhị kỷ, 
quyển LXIV - Đệ nhị kỷ, quyển LXXII), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.8, 59, 60, 148.
(19) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1993), Đại Nam chính biên liệt truyện, nhị tập sđd, tr.478.
(20) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập 4 (Đệ nhị kỷ, quyển CXXXVI), 
Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.361 chép rằng: “Các Ngự sử Nguyễn Xuân Cảnh và Nguyễn Quốc 
Hoan lại tâu hặc rằng Lễ Bộ Thượng thư Phan Huy Thực lựa cử quan trường Hà Nội, phần 
nhiều là chỗ thuộc liêu, cháu họ là Phan Huy Xán được đỗ tú tài, cháu gọi bằng cậu là Hoàng 
Đình Tá được đỗ cử nhân, tựa hồ có ý gửi gắm thiên tư. Vả lại quan Nội Các là Hà Quyền, 
riêng cùng đi lại, bảo đem quyển thi vào Nội Các để duyệt lại. Vua ra lệnh cho bọn Thực cứ 
thực tâu lên. Khi tờ tâu đệ lên rồi, vua cho là không biết xa tránh hiềm nghi bèn giáng Thực 
xuống 1 cấp, phạt Quyền 3 tháng lương.”
(21) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1993), Đại Nam chính biên liệt truyện, sđd, tr.478.
(22) Chương Thâu, Phan Thị Minh (2008), Thơ văn Phan Thanh Giản, Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 
351-352.
(23) Trần Văn Giáp (2003), Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà 
Nội, tr.1039.
(24) Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên),(2004), Từ điển 
văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.564.
(25) Từ điển văn học (bộ mới), sđd, tr.563.
TÓM TẮT
Hà Tông Quyền là một quan chức và là một danh sĩ thời nhà Nguyễn. Tuy nhiên, sự nghiệp 
và di sản văn chương của ông chưa được quan tâm nghiên cứu. Trong tiểu luận này, ngoài phần 
tổng quan về hành trạng của Hà Tông Quyền, bước đầu, chúng tôi khảo sát Mộng dương tập 
(Giấc mộng trên biển), tập thơ ghi chép quá trình đi sứ sang Nam Dương (Indonesia) của sứ 
đoàn Đại Nam mà ông là thành viên tùy tùng đi theo phục dịch. Qua tác phẩm này, chúng ta có 
thể thấy được tấm lòng ưu quốc ái dân cũng như hồn thơ phóng khoáng, cởi mở của ông trước 
trời đất và con người của xứ đảo quốc. 
ABSTRACT
HÀ TÔNG QUYỀN WITH MỘNG DƯƠNG TẬP (DREAM ON THE SEA)
Hà Tông Quyền was an official and a famed intellectual under the Nguyễn Dynasty. 
However, his career and his literary heritage has not been studied. In this essay, in addition to 
the overview of his life, we first investigate Mộng dương tập (Dream on the Sea), a collection of 
poems recording the process of envoy to Indonesia of the Đại Nam delegation in which he worked 
as an accompanying servants. Through this work, we can see his patriotism as well as his liberal, 
open-minded poetic inspiration in the sky and the people of the island nation.

File đính kèm:

  • pdfha_tong_quyen_qua_mong_duong_tap.pdf