Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Mới nhất)

MỤC LỤC

 TRANG

1. Mục lục. 1

2. Bài mở đầu:. 2

3. 1.Khái quát chung. 2

4. 2.Vật liệu và dụng cụ vẽ kỹ thuật. 8

5. Chương 1. Những tiêu chuẩn trình bày bản vẽ. 4

6. 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ. 10

7. 2.Trình tự lập bản vẽ kỹ thuật. 14

8. Chương 2. Các dạng bản vẽ cơ khí cơ bản. 16

9. 1. Vẽ hình học. 16

10. 2. Hình chiếu vuông góc. 21

11. 3. Giao tuyến. 26

12. 4. Hình chiếu trục đo. 29

13. 5. Hình chiếu . 32

14. 6. Hình cắt. 34

15. 7. Mặt cắt, hình trích. 35

16. Chương 3. Vẽ quy ước các chi tiết và mối ghép. 40

17. 8. Vẽ qui ước các chi tiết. 40

18. 9. Vẽ qui ước các mối ghép. 46

19. 10. Dung sai lắp ghép,độ nhẵn bề mặt. 51

20. Chương 4. Bản vẽ chi tiết, Bản vẽ lắp. 54

21. 1. Bản vẽ chi tiết. 54

22. 2.3 Bản vẽ lắp. 56

23. Tài liệu tham khảo . 59

 

doc51 trang | Chuyên mục: Chi Tiết Máy | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Mới nhất), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
u chỏm cầu, đầu trụ, đầu nửa chìm, đầu chìm. (hình 3-9b)
 a b
 Hình 3-9
2.1.2.Mối ghép ren.
- Mối ghép bu lông (hình 3-10)
Hình 3-10
- Mối ghép vít cấy (hình 3-11)
Hình 3-11
- Mối ghép đinh vít (hình 3-12)
Hình 3-12
2.2.Mối ghép then
2.2.1.Các loại then. Then là chi tiết dùng để truyền mô men xoắn. Then có các loại sau (hình 3-13)
Then bằng . Then bằng có 2 kiểu (A: Đầu tròn, B: Đầu vuông) 
Then bán nguyệt
Then vát . Then vát có 3 kiểu (A: Đầu tròn,B: Đầu vuông và then vát đầu có vấu)
Then hoa 
 Ngoài ra còn có then tiếp tuyến và then ma sát
Hình 3-13
2.2.2.Mối ghép then.
- Mối ghép then bằng. 
Then bằng làm việc bằng hai mặt bên. Trong mối ghép có khe hở ở phía trên (hình 3-14)
Hình 3-14
- Mối ghép then vát. 
	Then vát làm việc bằng hai mặt trên dưới. Trong mối ghép có khe hở ở hai bên (hình 3-15)
Hình 3-15
2.3.Mối hàn
2.3.1.Các loại mối hàn.
 Hàn là mối ghép không tháo được. Mối hàn được hình thành sau quá trình nung chảy kim loại nhờ lực hút của các phân tử kim loại. Theo kết cấu có các loại mối hàn sau :
- Mối hàn chồng (ký hiệu: C) (hình 3-16a)
- Mối hàn đối đỉnh (Ký hiệu: Đ) (hình 3-16b)
- Mối hàn góc (Ký hiệu: G) (hình 3-16c)
- Mối hàn chữ T (Ký hiệu: T) (hình 3-16d)
Hình 3-16
2.3.2.Vẽ quy ước mối hàn
 Mối hàn thấy vẽ nét cơ bản
 Mối hàn khuất vẽ nét đứt
 Mối hàn điểm Vẽ +
 Trên mặt cắt phần mối hàn được khoanh tròn bằng nét cơ bản. Phần chi tiết trong mối hàn vẽ bằng nét liền mảnh. (hình 3-17)
Hình 3-17
2.3.3.Ghi ký hiệu mối hàn.
 Trên bản vẽ phải ghi kí hiệu mối hàn. Mối hàn thấy ghi trên giá ngang, mối hàn khuất ghi dưới giá ngang. Giá ngang có nửa mũi tên chỉ vào mối hàn. Nội dung ký hiệu bao gồm: Kiểu, loại, kích thước mối hàn, ký hiệu phụ.
Ví dụ : C2_∆5_100/200
 -C2 : Mối hàn chồng không vát đầu hai phía
 -∆5 : Chiều cao mối hàn 5mm
 -100/200 Hàn đứt quãng, đoạn hàn 100 mm, bước hàn 200 mm
3.Dung sai lắp ghép và độ nhẵn bề mặt
Mục tiêu:
Giải thích được các kí hiệu về dung sai kích thước,độ nhám bề mặt, sai lệc hình dạng của chi tiết
3.1.Dung sai kích thước.
 Do nhiều nguyên nhân trong quá trình gia công ta không thể chế tạo đạt kích thước tuyệt đối. Do vậy những kích thước quan trọng cần có dung sai kích thước. Dung sai kích thước là phạm vi sai số cho phép . Các thành phần của dung sai kích thước bao gồm : 
Kích thước danh nghĩa (kích thước thiết kế) ký hiệu d,D
Sai lệch trên cho phép , ký hiệu es,ES
Sai lệch dưới cho phép, ký hiệu ei,EI
Kích thước giới hạn nhỏ nhất cho phép dmin = d + ei
Trị số dung sai Td = dmax – d min = es – ei
Kích thước thực dmin ≤ dt ≤ dmax 
Cách ghi dung sai kích thước trên bản vẽ như sau :
Sai lệch trên ghi phía trên, sai lệch dưới ghi phía dưới
Sai lệch bằng o không ghi hoặc ghi số 0
 Ví dụ : Ø 
Trị tuyệt đối trên bằng trị tuyệt đối sai lệch dưới thì ghi ở giữa kèm theo dấu ±
3.2.Nhám bề mặt
 Bề mặt chi tiết sau gia công thường để lại những vết lồi lõm khác nhau. TCVN chia ra 14 cấp độ nhẵn , cấp 14 là nhẵn nhất. Nếu chưa đạt cấp 1 gọi là độ thô .
Từ cấp 1 đến cấp 5 và cấp 13,14 được đánh giá bằng Rz (Độ nhấp nhô trung bình). Từ cấp 6 đến cấp 12 đánh giá bằng Ra (Sai số trung bình số học) . Đơn vị đo độ nhẵn là micro mét (μm). Trên bản vẽ độ nhẵn được ký hiệu như (hình 3-18)
Hình 3-18
- Nếu toàn bộ bề của chi tiết có cung cấp độ nhẵn thì ghi dấu hiệh độ nhẵn ở góc trên phía phải của bản vẽ.
 - Nếu phần lớn bề mặt của chi tiết có cùng cấp độ nhẵn thì cũng ghi dấu hiệu độ nhẵn ở góc trên phái phải của bản vẽ nhưng kèm theo một dấu hiệu trong ngoặc đơn.
3.3. Sai lệch hình dạng và sai lệch vị trí.
 Hình dạng hình học và vị trí của các phần tử sau khi gia công cũng có sai lệch. 
Ví dụ : muốn khoan một lỗ tròn nhưng ta được một lỗ méo hoặc ô van. Muốn tịên một trục hình trụ nhưng ta được một trục hình côn hoặc hình tang trống. Do vậy , trên bản vẽ ta phải quy định dung sai sai lệch hình dạng và sai lệch vị trí. Thường ghi trong hai hoặc ba ô vuông. (hình 3-19)
Ô 1 : Ghi dấu hiệu sai lệch.
Ô 2 : Ghi trị số sai lệch.
Ô 3 : Ghi chuẩn (nếu có).
Ví dụ :
Hình 3-19
Theo ký hiệu trên, dung sai độ song song của mặt trên so với mặt dưới (Mặt A) cho phép không vượt quá 0,2 mm
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu hỏi:
1.Trình bầy các yếu tố của ren, vẽ qui ước ren theo TCVN5907-1995
2.Trình bầy các thông số của bánh răng, vẽ qui ước bánh răng theo TCVN 2257-77
3.Trình qui ước vẽ mối ghép ren ( mối ghép bu lông)
4. Trình bầy khái niệm về dung sai? giải thích kí hiệu: Ø Rz 25
5.TCVN 2244-91 qui định có bao nhiêu cấp độ nhẵn, giải thích kí hiệu sau: √
Chương IV
BẢN VẼ CHI TIẾT, BẢN VẼ LẮP
Mã chương: 09 . 04
Giới thiệu:
Trong kỹ thuật tất cả các chi tiết máy, các thiết bị đều được thể hiện dưới dạng bản vẽ. Việc chế tạo, thi công lắp ráp yêu cầu người thợ phải đọc được bản vẽ, đây là yêu cầu cơ bản mang tính tiên quyết đối với người thợ cũng như cán bộ kỹ thuật.
Vậy chương này cung cấp ch học viên các kiến thức , kỹ năng về đọc bản vễ chi tiết, bản vẽ lắp
Mục tiêu :
- Phân tích được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp của một số chi tiết cơ khí đơn giản.
- Dự trù được khối lượng vật tư cần thiết phục vụ gia công các chi tiết đơn giản theo các tiêu chuẩn.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, chủ động, sáng tạo trong công việc.
1.Bản vẽ chi tiết
Mục tiêu:
 - Phân tích được bản vẽ chi tiết của một số chi tiết cơ khí đơn giản.
 - Dự trù được khối lượng vật tư cần thiết để gia công các chi tiết 
 1.1.Khái niệm về bản vẽ chi tiết.
Chi Tiết: Chi tiết là một sản phẩm được chế tạo cùng loại vật liệu, không dùng nguyên công lắp.
Ví dụ : Bu lông, đai ốc, trục, then ..(hình 4-1)
Hình 4-1
 -Bản vẽ chi tiết.
 Bản vẽ chi tiết là một tài liệu kỹ thuật thể hiện hình dạng, kết cấu, kích thước và chất lượng của một chi tiết.
Ví dụ : Bản vẽ chi tiết “trục” (hình 4-2)
Hình 4-2
Mục đích sử dụng bản vẽ chi tiết:
-Phục vụ cho công tác quản lý và tổ chức sản xuất.
-Dùng làm phương tiện thông tin.
1.2.Nội dung bản vẽ chi tiết
 Bản vẽ chi tiết có các nội dung sau :
a.Khung tên. Khung tên bao gồm các nội dung sau:
- Tên gọi chi tiết.
- Vật liệu chế tạo chi tiết.
- Tỷ lệ bản vẽ.
- Số lượng chi tiết.
- Mã, ký hiệu chi tiết.
Các người liên quan như: Người thiết kế, người vẽ, kiểm tra. duyệt. . .
b.Hình biểu diễn chi tiết
 Hình biểu diễn chi tiết bao gồm : Các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt. . . Để thể hiện đầy đủ , chính xác, rõ ràng hình dạng kết cấu của chi tiết. Trên bản vẽ chi tiết số lượng hình biểu diễn phải là ít nhất. Hình biểu diễn chính phải thể hiện vị trí làm việc hoặc vị trí chế tạo chi tiết. Trên bản vẽ chi tiết người ta cho phép vẽ đơn giản một số kết cấu.
c.Kích thước của chi tiết
 Kích thước trên bản vẽ chi tiết phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng, phù hợp với nguyên tắc ghi kích thước và phù hợp với yêu cầu công nghệ cũng như phương pháp đo kiểm. Kích thước của chi tiết bao gồm : Kích thước thể hiện độ lớn của chi tiết, độ lớn của các phần tử và vị trí tương đối của các phần tử.
d.Các yêu cầu kỹ thuật
 Các yêu cầu kỹ thuật bao gồm : Dung sai kích thước, độ nhẵn bề mặt, các sai lệch hình dạng và sai lệch vị trí thể hiện chất lượng của chi tiết.
1.3.Lập bản vẽ chi tiết.
Bước 1. Chọn khổ giấy, vẽ khung vẽ, khung tên
Bước 2. Vẽ hình biểu diễn ( Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình trích ..)
Bước 3. Ghi kích thước
Bước 4. Ghi yêu cầu kỹ thuật 
2.Bản vẽ lắp
Mục tiêu
 - Phân tích, đọc và vẽ tách được một số chi tiết cơ khí đơn giản.
 - Dự trù được khối lượng vật tư cần thiết để gia công các chi tiết đơn giản theo các tiêu chuẩn
2.1.Khái niệm về bản vẽ lắp
 Bản vẽ lắp là một tài liệu kỹ thuật thể hiện hình dạng , kết cấu, quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết trong đơn vị lắp. Những kích thước cần thiết, những chỉ dẫn, những thông số kỹ thuật cần thiết cho các quá trình chế tạo, kiểm tra, lắp ráp. . .
 Nội dung bản vẽ lắp sau: (hình 4-3)
	a.Khung tên : Gồm có tên gọi đơn vị lắp, tỷ lệ bản vẽ. . . 
	b.Hình biểu diễn hình dạng, kết cấu, quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết trong đơn vị lắp.
	c.Kích thước gồm những kích thước cần thiết của đơn vị lắp như kích thước khuôn khổ,kích thước đặc tính, kích thước lắp ráp, kích thước lắp đặt, kích thước giới hạn.
	d.Thuyết minh chỉ rõ nguyên lý hoạt động, các chỉ dẫn cần thiết cho chế tạo , lắp ráp. . .
	e.Bảng kê và con số vị trí.
 Bảng kê liệt kê các chi tiết,số lượng và vật liệu chế tạo chi tiết. Con số vị trí là số thứ tự các chi tiết trong đơn vị lắp.
Hình 4-3
2.2.Đọc bản vẽ lắp.
 Khi đọc bản vẽ lắp người ta thường tiến hành theo trình tự sau :
- Tìm hiểu chung. Để tìm hiểu chung người ta tiến hành đọc ở khung tên, thuyết minh, bảng kê . . . Để sơ bộ hiểu về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị lắp. 
- Phân tích hình biểu diễn. Ta phân tích hình biểu diễn chính là loại hình gì? Mô tả những chi tiết nào ? Phân tích các hình biểu diễn khác kết hợp cùng hình biểu diễn chính để hiểu sơ bộ về hình dạng , kết cấu. Từ đó đưa ra được trình tự tháo lắp.
- Phân tích chi tiết . Dựa vào bảng kê, con số vị trí, tính chất của phép chiếu và mặt cắt để vẽ tách ra từng chi tiết.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu hỏi:
1.Trình bầy nội dung một bản vẽ chi tiết?
2.Trình tự đọc một bản vẽ chi tiết?
3.Trình bầy nội dung một bản vẽ lắp?
4.Trình tự đọc một bản vẽ lắp?
Bài tập1: Đọc bản vẽ chi tiết (hình 4-4)và trả lời các câu hỏi sau: 
a. Mô tả hình dạng và kết cấu của chi tiết
b. Cho biết hình biểu diễn chính là hình chiếu nào?
c.Vẽ lại chi tiết trên khổ giấy A4.
Hình 4-4
Bài tập 2. Đọc bản vẽ (hình 4-5) và trả lời các câu hỏi sau:
a. Cho biết công dụng của ê tô?
b. Nêu tên gọi các hình biểu diễn?
c. Trên bản vẽ ê tô có bao nhiêu chi tiết, tên gọi, vật liệu chế tạo các chi tiết đó?
d. Vẽ tách chi tiết số 08
Hình 4-5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]- Chu Văn Vượng, Giáo trình Vẽ kĩ thuật, NXB Sư phạm, 2004
[2]- Trần Hữu Quế- Nguyễn Kim Thành, Giáo trình Vẽ kĩ thuật, NXB Sư phạm, 2005 
[3]- Trần Hữu Quế , Giáo trình Vẽ kĩ thuật T1,2 , NXB Giáo Dục, 2002
[4]- Nguyễn Văn Khánh , Bài giảng Vẽ Kĩ thuật , NXB KHTK, 2005
[5]- Lê Thị Hoa, Bài tập Vẽ Kĩ thuật, NXB KHKT, 2006

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_ve_ky_thuat_moi_nhat.doc