Giáo trình Thị trường chứng khoán (Phần 1)

1.1. Khái niệm và nguyên tắc kinh doanh chứng khoán

1.1.1. Khái niệm

Kinh doanh chứng khoán là những dịch vụ do tổ chức kinh doanh chứng khoán

cung cấp cho khách hàng bao gồm: mua bán chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng

khoán, quản lý tài sản, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán.

1.1.2. Các điều kiện kinh doanh chứng khoán

Hoạt động kinh doanh chứng khoán dựa trên các nhóm điều kiện chủ yếu:

- Nhóm nguyên tắc tài chính

+ Có năng lực tài chính (có đủ vốn theo quy định của pháp luật, cơ cấu vốn hợp

lý), đảm bảo nguồn tài chính trong cam kết với khách hàng và đủ năng lực tài chính để giải

quyết những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh.

+ Cơ cấu tài chính hợp lý, có khả năng thanh khoản và có chất lượng tốt để thực

hiện kinh doanh với hiệu quả cao.

+ Thực hiện chế độ tài chính theo quy định của nhà nước (thực hiện nghĩa vụ tài

chính với nhà nước, tuân thủ các quy định về tài chính theo pháp luật và thực hiện báo cáo

tài chính đầy đủ trung thực)

+ Phải tách bạch tài sản của mình và tài sản của khách hàng. Không được dùng

vốn, tài sản của khách hàng để làm nguồn tài chính phục vụ kinh doanh của công ty.

- Nhóm điều kiện về đạo đức

+ Chủ thể kinh doanh chứng khoán phải hoạt động theo đúng pháp luật, chấp hành

nghiêm các quy chế, tiêu chuẩn hành nghề liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng

khoán.

+ Có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc.

+ Giao dịch trung thực, công bằng, vì lợi ích của khách hàng, đặt lợi ích của khách

hàng lên trên lợi ích của công ty. Trong trường hợp có sự xung đột giữa lợi ích của công ty

và lợi ích của khách hàng phải ưu tiên lợi ích của khách hàng.

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết cho khách hàng, bảo vệ tài

sản của khách hàng, bí mật các thông tin về tài khoản của khách hàng trừ trường hợp khách

hàng đồng ý bằng văn bản hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước

pdf71 trang | Chuyên mục: Thị Trường Chứng Khoán | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Thị trường chứng khoán (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
o mình để hưởng lợi nhuận từ 
chênh lệch giá chứng khoán. Nói cách khác, tự doanh là hoạt động mua đi bán lại chứng 
khoán nhằm thu chênh lệch giá (mua thấp, bán cao). 
 Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện ở SGD và thị 
CP
D 
Co
lle
ge
Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 
KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 68 
trường OTC. Tại SGD hoạt động mua bán này cũng được tiến hành như hoạt động của 
nhà đầu tư thông thường. Trên thị trường OTC, hoạt động tự doanh có thể được thực 
hiện trực tuyến giữa công ty với các đối tác, hoặc thông qua hệ thống giao dịch tự động, 
hoặc thông qua hoạt động tạo thị trường. 
 Giao dịch tự doanh được thực hiẹn theo phương thức giao dịch trực tiếp hay gián 
tiếp. 
 Giao dịch trực tiếp là giao dịch trao tay giữa khách hàng và công ty chứng khoán 
theo giá thỏa thuận (giao dịch tại quầy). Các đối tác giao dịch tự tìm đầu mối, họ có thể 
là cá nhân hay tổ chức. Thời gian giao dịch không quy định (có thể trong hoặc ngoài giờ 
hành chính, ngày hoặc đêm). Chứng khoán giao dịch rất đa dạng, phần lớn là các 
chứng khoán chưa niêm yết hoặc mới phát hành. Các đối tác giao dịch thường trực tiếp 
thực hiện các thủ tục thanh toán và chuyển giao. Vì vậy trong loại giao dịch này không 
có bất cứ một loại phí nào. Thông thường, doanh số giao dịch trực tiếp lớn gấp bội lần 
doanh số giao dịch trên sở (chiếm khoảng 80% - 90% doanh số giao dịch của thị 
trường). Các hoạt động giao dịch này không chịu sự giảm sát của SGD nhưng chịu sự 
giám sát của thanh tra nhà nước về chứng khoán. 
 Giao dịch gián tiếp là các giao dịch công ty thực hiện thông qua các nhà môi giới 
lập giá, các chuyên gia chứng khóan trên thị trường, hoặc đặt lệnh mua bán giống như 
lệnh mua bán của các nhà đầu tư khác. Do giao dịch qua SGD nên CTCK phải chịu các 
chi phí môi giới lập giá, chi phí thanh toán bù trừ và lưu kí chứng khoán. 
 Tác dụng của hoạt động tự doanh: khối lượng tự doanh của CTCK tăng góp phần 
làm tăng thêm tính sôi động và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán. 
 Hạn chế của hoạt động tự doanh: khi các CTCKthực hiện các hoạt động bị cấm 
như thao túng thị trường, thông đồng với nhau trong hoạt động mua bán làm thay đổi 
cung cầu 1 cách giả tạo để nâng giá hoặc giảm giá chứng khoán sẽ gây tổn hại đến nhà 
đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ. 
 ● Mục đích hoạt động tự doanh 
 CTCK triển khai hoạt động tự doanh nhằm thực hiện các mục đích sau: 
 - Tự doanh để thu chênh lệch giá cho chính mình. 
 CTCK là những tổ chức kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp. Với vai trò và 
vị trí của mình họ có nhiều lợi thế về thông tin và khả năng phân tích, định giá chứng 
khoán Vì vậy, khi triển khai họat động tự doanh, khả năng sinh lợi từ hoạt động này 
của họ sẽ cao hơn so với các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định và tính 
minh bạch của thị trường, pháp luật các nước đều quy định các CTCK phải đáp ứng một 
số điều kiện nhất định, như: điều kiện về vốn, về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất phục 
vụ cho hoạt động tự doanh 
CP
D 
C
lle
ge
Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 
KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 69 
 - Dự trữ để đám bảo khả năng cung ứng 
 Pháp luật kinh doanh chứng khoán ở một số nước có quy định, các công ty môi 
giới, các chuyên gia chứng khoán và những nhà tạo lập thị trường có trách nhiệm đảm 
bảo tính thanh khoản của thị trường. Điều này có nghĩa là, khi nhu cầu thị trường giảm 
sút mạnh, thị trường có thể lâm vào tình trạng kém sôi động hoặc đóng băng đối với 1 
hoặc một số loại chứng khoán nhất định, những nhà tạo thị trường phải có trách nhiệm 
mua chứng khoán để kích cầu, trường hợp ngược lại phải bán ra để tăng cung. Để hoàn 
thành các trọng trách này các nhà tạo lập thị trường, các CTCK phải tính toán để xác 
định khối lượng các chứng khoán cần mua để dự trữ nhằm bảo đảm khả năng cung ứng 
trong những trường hợp cần thiết, đồng thời đảm bảo khả năng sinh lợi hợp lí từ những 
hoạt động này. 
 - Điều tiết thị trường 
 Khi giá chứng khoán biến động bất lợi cho tình hình hoạt động cung của thị 
trường, các CTCK thực hiện các giao dịch mua bán nhằm ổn định thị trường theo yêu 
cầu can thiệp của cơ quan quản lí và tự bảo vệ mình hay bảo vệ khách hàng. Tuy nhiên 
để làm được điều này các công ty thường phải liên kết với nhau trong quá trình hoạt 
động thông qua các tổ chức như: Hiệp hội chứng khoán. 
 3.2.2 Yêu cầu đối với hoạt động tự doanh 
● Tách biệt quản lí 
Khi CTCK đồng thời thực hiện 2 nghiệp vụ tự doanh và môi giới thì phải tổ chức 
tách biệt 2 nghiệp vụ này để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. Sự tách 
bạch này bao gồm cả yếu tố con người, vốn, tài sản và quy trình nghiệp vụ. 
- Phải tổ chức các bộ phận kinh doanh riêng biệt. Các nhân viên tự doanh không 
được thực hiện nghiệp vụ môi giới và ngược lại. Ở Thái Lan, nguyên tắc này được gọi 
là nguyên tắc phân chia ranh giới. 
- Phải tách bạch tài sản của khách hàng với tài sản của công ty. 
● Ưu tiên khách hàng 
Pháp luật của hầu hết các nước đều yêu cầu CTCK phải tuân thủ nguyên tắc ưu 
tiên khách hàng, có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được ưu tiên xử lí trước 
lệnh tự doanh của công ty. Điều này đảm bảo tính công bằng trong giao dịch chứng 
khoán khi mà các CTCK có nhiều lợi thế hơn khách hàng về tìm kiếm thông tin và phân 
tích thị trường. 
● Bình ổn thị trường 
Do tính đặc thù của TTCK, đặc biệt là ở các TTCK mới nổi, bao gồm chủ yếu là 
các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ nên tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư không 
CP
D 
C
lle
ge
Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 
KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 70 
cao. Điều này rất dễ dẫn đến những biến động bất thường trên thị trường. Vì vậy các 
nhà đầu tư lớn chuyên nghiệp rất cần thiết trong việc làm tín hiệu hướng dẫn cho toàn 
bộ thị trường. Cùng với các quỹ đầu tư chứng khoán, các CTCK với khả năng chuyên 
môn và nguồn vốn lớn của mình thông qua hoạt động tự doanh góp phần vào việc điều 
tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chứng khóan trên thị trường. 
Thông thường chức năng này không phải là một quy định bắt buộc trong hệ 
thống pháp luật của các nước. Tuy nhiên đây thường là nguyên tắc nghề nghiệp do các 
Hiệp hội chứng khoán đặt ra, và các thành viên của Hiệp hội phải tuân theo. 
Ngoài ra các CTCK còn phải tuân thủ 1 số quy định khác như các giới hạn về 
đầu tư, lĩnh vực đầu tư Mục đích của các quy định này nhằm bảo đảm 1 độ an toàn 
nhất định cho các CTCK trong quá trình hoạt động, tránh sự đổ vỡ gây thiệt hại chung 
cho cả thị trường. 
 3.2.3. Quy trình nghiệp vụ tự doanh 
 Cũng giống như các hoạt động nghiệp vụ khác, hoạt động tự doanh không có một 
quy trình chuẩn hay bắt buộc nào. Các CTCK tùy theo cơ cấu tổ chức của mình sẽ có 
các quy trình nghiệp vụ riêng, phù hợp. Tuy nhiên trên giác độ chung nhất, quy trình 
hoạt động tự doanh bao gồm các bước sau: 
Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư 
CTCK phải xác định rõ chiến lược trong hoạt động tự doanh của mình là chủ 
động, thụ động hay bán chủ động, đầu tư vào những ngành nghề hay lĩnh vực nào. 
Chiến lược đầu tư của một công ty thường phụ thuộc vào: 
- Thực trạng nền kinh tế 
- Khả năng nắm bắt và xử lí thông tin 
- Trình độ và khả năng phân tích 
- Khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo công ty 
Bước 2: Khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư 
 Theo mục tiêu đã được xác định, công ty sẽ chủ động tìm kiếm mặt hàng, nguồn 
hàng, khách hàng, cơ hội đầu tư. Việc khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư được tiến hành 
cả ở thị trường phát hành và thị trường lưu thông, cả chứng khoán đã niêm yết và chưa 
niêm yết. 
Bước 3: Phân tích, đánh giá chất lượng, cơ hội đầu tư 
 Bộ phận tự doanh phải triển khai và kết hợp với bộ phận phân tích để thẩm định, 
phân tích các khoản đầu tư để có các kết luận cụ thể về các cơ hội đầu tư (mặt hàng, số 
lượng, giá cả, thị trường nào). 
Bước 4: Thực hiện đầu tư 
Sau khi đã đánh giá phân tích các cơ hội đầu tư, bộ phận tự doanh sẽ triển khai 
CP
D 
C
lle
ge
Giáo trình THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 
KHOA KINH TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG – QUẢNG NAM 71 
các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán. Cơ chế giao dịch sẽ tuân thủ các quy 
định của pháp luật và các chuẩn mực chung trong ngành. 
- Nếu mua chứng khoán trên thị trường sơ cấp, bộ phận tự doanh phải tuân thủ 
đúng quy trình đấu thầu, hoặc bảo lãnh phát hành, hoặc thỏa thuận với các tổ chức phát 
hành trong các công đoạn chuẩn bị phát hành. 
- Nếu mua bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp, bộ phận tự doanh phải đặt 
lệnh giao dịch theo phương thức khớp lệnh hoặc giao dịch thỏa thuận (trên SGD) hoặc 
khớp giá (trên sàn OTC). Sau đó nhân viên tự doanh kết hợp với bộ phận kế toán để xác 
nhận kết quả giao dịch, hoàn tất các thủ tục thanh toán chứng khoán và tiền. 
Lệnh giao dịch của bộ phận tự doanh sẽ được chuyển từ bộ phận tự doanh của 
công ty sang phòng môi giới như lệnh của một khách hàng, trừ việc kiểm tra kí quỹ. 
Nếu lệnh tự doanh và lệnh của khách hàng được chuyển cho phòng môi giới cùng một 
thời gian thì lệnh của khách hàng được ưu tiên truyền đi trước. 
Bước 5: Quản lí đầu tư và thu hồi vốn 
Trong khâu này, bộ phận tự doanh có trách nhiệm theo dõi các khoản đầu tư, 
đánh giá tình hình và thực hiện những hoán đổi cần thiết, hợp lí cũng như tìm kiếm 
những cơ hội đầu tư mới. 
Đối với trái phiếu công ty phải thường xuyên theo dõi mọi biến động về lãi suất, 
tỉ giá hối đoái, biến động kinh tế để kịp thời điều chỉnh. Công ty cần có những dự đoán 
về lãi suất của các trái phiéu theo các kì hạn khác nhau trên cơ sở chu kì kinh tế và triển 
vọng kinh tế, từ đó thực hiện những thay đổi phù hợp trong quản lí danh mục trái phiếu. 
Đối với cổ phiếu, công ty phải thường xuyên theo dõi danh mục cổ phiếu của 
mình trên cơ sở phân tích và dự đoán kinh tế vĩ mô, ngành, thực trạng tình hình các cổ 
phiếu đang nắm giữ, định giá chúng để quyết định tiếp tục nắm giữ hay bán đi. 
CP
D
Co
lle
ge

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thi_truong_chung_khoan_phan_1.pdf
Tài liệu liên quan