Giáo trình Bệnh sốt rét - Hồ Đặng Trung Nghĩa
Kiến thức:
1. Định nghĩa bệnh sốt rét.
2. Mô tả được chu trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét (KSTSR).
3. Trình bày được một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt rét.
4. Mô tả và giải thích được đặc điểm lâm sàng bệnh sốt rét thông qua cơ chế sinh lý bệnh
và miễn dịch.
5. Trình bày được các xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt rét
6. Kể được nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sốt rét trong điều trị bệnh sốt rét.
7. Nêu được tên và công dụng thuốc kháng sốt rét trong điều trị sốt rét cơn và sốt rét ác
tính
tự giác tham gia theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế. 28 11.1. Phát hiện, điều trị và quản lý bệnh nhân kịp thời, triệt để: • Bệnh nhân là nguồn truyền bệnh sốt rét nên điều trị bệnh nhân còn có tác dụng dự phòng cho những người xung quanh. • Bệnh nhân phải được nằm mùng để tránh không cho muỗi đốt. 11.2. Diệt muỗi – Chống muỗi đốt: Tùy theo từng nơi và sinh thái của muỗi truyền sốt rét mà chọn những biện pháp thích hợp. • Diệt muỗi trưởng thành: bằng các hóa chất như DDT, Malathion, Fenitrothion, Deltamethrine, Permethrine tẩm mùng • Diệt lăng quăng trong các vũng nước đọng gần nhà như làm thoát nước, lấp đất, thả cá, vớt rong • Ở vùng ven biển, đắp đê ngăn nước mặn để mở rộng diện tích canh tác lúa (Ví dụ: huyện Bình Chánh, Nhà Bè ở Tp Hồ Chí Minh) đã có tác dụng xóa bỏ những nơi sinh đẻ của muỗi ven biển. 11.3. Bảo vệ người lành: 11.3.1. Chống muỗi đốt: Bằng biện pháp đơn giản là hạn chế tiếp xúc với muỗi vào ban đêm đã giúp giảm một cách rõ rệt nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Muỗi sốt rét thường hoạt động từ chập choạng tối đến rạng sáng. – Hạn chế các hoạt động ngoài trời vào thời điểm muỗi sốt rét hoạt động. – Mặc quần áo dài, mang vớ. – Thoa thuốc chống muỗi (chứa N,N-diethyl-3-methylbenzamide [DEET] với nồng độ 30%). – Xịt thuốc chống muỗi trong nhà, lều trại – Sử dụng quạt – Ngủ mùng, đặc biệt là mùng có tẩm permethrine. 11.3.2. Uống thuốc phòng: Đối với người từ vùng lành vào vùng sốt rét, cơ thể chưa có miễn dịch với sốt rét cần uống thuốc phòng. • Atovaquone – Proguanil (Malarone): – Chỉ định dự phòng cho tất cả các vùng sốt rét. – Liều lượng: Người lớn (Atovaquone – Proguanil 250/100mg) 1viên/ngày Trẻ em (Atovaquone – Proguanil 62,5/25mg) o 5-8 kg: 1/2 viên trẻ em/ngày o 9-10 kg: 3/4 viên trẻ em/ngày o 11-20 kg: 1 viên trẻ em/ngày o 21-30 kg: 2 viên trẻ em/ngày o 31-40 kg: 3 viên trẻ em/ngày o >40 kg: 1 viên người lớn/ngày – Uống với thức ăn hoặc sữa. – Chống chỉ định: suy thận nặng. 29 – Không khuyến cáo ở trẻ em cân nặng <5 kg; phụ nữ có thai và cho con bú (con có cân nặng <5kg). • Mefloquine: thuốc chọn lựa cho vùng sốt rét nhạy mefloquine – Liều lượng: Người lớn 250 mg/tuần (228 mg base) Trẻ em 5 mg muối /kg/tuần (4,6 mg base /kg/tuần) Uống 1 lần/tuần – Bắt đầu uống 1 tuần trước khi đến vùng sốt rét cho đến 4 tuần sau khi rời vùng sốt rét. – Việc sử dụng ở phụ nữ có thai còn bàn cãi vì theo các nghiên cứu ở châu Phi thì dự phòng bằng mefloquine an toàn và hiệu quả ở phụ nữ có thai nhưng theo 1 nghiên cứu ở Thái Lan, việc điều trị sốt rét bằng mefloquine có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ thai chết lưu. – Chống chỉ định: dị ứng mefloquine, tiền căn động kinh, co giật, rối loạn tâm thần, rối loạn dẫn truyền tim. • Doxycycline: – Chỉ định dự phòng cho tất cả các vùng sốt rét. – Liều lượng: Người lớn: 100 mg/ngày. Trẻ em > 8 tuổi: 2 mg/kg/ngày (tối đa 100 mg) – Bắt đầu sử dụng 1 – 2 ngày trước khi đi cho đến 4 tuần sau khi rời vùng sốt rét. – Chống chỉ định: phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em < 8 tuổi. • Primaquine: – Dùng để giảm nguy cơ tái phát đối với P. vivax và P. ovale (bởi vì 2 thuốc mefloquine và doxycycline không diệt được thể ngủ trong gan). – Chỉ định: người tiếp xúc kéo dài ở vùng dịch sốt rét hoặc người đi đến vùng sốt rét vivax lan truyền nặng. – Liều lượng: Người lớn: 15 mg base (26,3 mg muối)/ngày Trẻ em: 0,3 mg base (0,5 mg muối)/kg/ngày Uống trong 14 ngày (sau khi rời vùng sốt rét) – Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, người thiếu men G6PD, trẻ em < 3 tuổi. 11.3.3. Khi sốt phải đến cơ sở y tế thử máu: Mọi người phải hiểu rằng không có thuốc kháng sốt rét nào có thể bảo vệ họ được hoàn toàn. Những người đi đến vùng sốt rét phải đến khám ở cơ sở y tế ngay nếu có sốt (xảy ra trong lúc ở vùng sốt rét hoặc sau khi rời vùng sốt rét). Bệnh sốt rét có thể xảy ra sớm, chẳng hạn 1 tuần sau khi đến vùng sốt rét, và cũng có thể xảy ra muộn sau nhiều tháng hoặc thậm chí vài năm (đối với P. vivax, P. malariae và P. ovale) sau khi rời vùng sốt rét. 30 TÓM TẮT Định nghĩa Bệnh sốt rét là một bệnh ký sinh trùng do Plasmodium gây nên và truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi Anopheles. - Sốt rét cơn: bệnh sốt rét không có biến chứng. - Sốt rét ác tính: bệnh sốt rét có một hoặc nhiều biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh, cần phải hồi sức tích cực (thường do P. falciparum). Tác nhân gây bệnh Có 5 loại KSTSR gây bệnh ở người: - Plasmodium falciparum - Plasmodium vivax - Plasmodium malariae - Plasmodium ovale - Plasmodium knowlesi Dịch tễ học Một số yếu tố dịch tễ sốt rét: - Sống hoặc lui tới vùng sốt rét lưu hành - Truyền máu - Chích xì ke - Tiền căn mắc sốt rét gần đây Xét nghiệm chẩn đoán - Phết máu ngoại biên tìm KSTSR (nhuộm Giemsa). - Xét nghiệm nhanh chẩn đoán sốt rét (tìm kháng nguyên HRP-2 hoặc pLDH). - PCR định lượng (qPCR). Điều trị Sốt rét cơn: - P.falciparum: Dihydroartemisinin – piperaquin + Primaquine (diệt giao bào) - Các Plasmodium khác: Chloroquine. Riêng P. vivax và P. ovale, phối hợp thêm Primaquine để diệt thể ngủ. Sốt rét ác tính: - Artesunate tiêm tĩnh mạch. - Khi bệnh nhân có thể uống thì chuyển sang Dihydroartemisinin – piperaquin. Dự phòng - Chống đốt (ngủ mùng, thoa thuốc chống muỗi) - Uống thuốc dự phòng: Mefloquin hoặc Doxycycline - Sốt kèm yếu tố dịch tễ sốt rét cần đến ngay cơ quan y tế xét nghiệm máu TỪ KHÓA: sốt rét, sốt rét ác tính, xét nghiệm sốt rét, điều trị sốt rét CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: 1. Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR), chọn câu SAI: A. Có 5 loại KSTSR gây bệnh ở người. B. Chu kỳ phát triển của Plasmodium gồm 2 giai đoạn: giai đoạn hữu tính ở muỗi và giai đoạn vô tính trong cơ thể người. C. P.vivax và P.malariae có tạo thể ngủ trong gan nên bệnh nhân có thể bị tái phát xa. D. Chu kỳ hồng cầu của P. falciparum, P. vivax, P. ovale kéo dài 48 giờ, của P. malariae kéo dài 72 giờ. 2. Yếu tố dịch tễ gợi ý đến bệnh sốt rét ở một bệnh nhân sốt: A. Bệnh nhân không ngủ mùng B. Bệnh nhân có truyền máu trước đó C. Bệnh nhân có đi đến hoặc sống tại vùng dịch tễ sốt rét D. Câu B và C đúng 31 3. Xét nghiệm chẩn đoán sốt rét: A. Giọt dày dùng để quan sát KSTSR nằm trong hồng cầu B. Làn mỏng giúp phát hiện KSTSR nhanh hơn giọt dày C. Hiện tại trên lâm sàng, phết máu ngoại biên tìm KSTSR vẫn là “tiêu chuẩn vàng” (là xét nghiệm có giá trị nhất) trong chẩn đoán sốt rét. D. Tất cả các câu trên đều đúng. 4. Sốt rét ác tính, chọn câu SAI: A. Trong sốt rét ác tính thể não, việc chọc dò dịch não tủy là để loại trừ các nguyên nhân khác gây rối loạn tri giác (viêm màng não mủ, viêm não) B. Trong thể hạ đường huyết, đường huyết < 70 mg/dL. C. Trong sốt rét tiểu huyết sắc tố cần phân biệt với tiểu huyết sắc tố do dùng thuốc có tính ôxy hóa trên bệnh nhân thiếu men G6PD. D. Trong thể sốc (thể giá lạnh), cần phải phân biệt với sốc giảm thể tích, sốc nhiễm trùng 5. Điều trị sốt rét cơn: A. Điều trị sốt rét do P. falciparum có thể sử dụng thuốc chloroquine B. Điều trị sốt rét do P. vivax chỉ cần sử dụng một loại thuốc chloroquine. C. Điều trị sốt rét do P. falciparum: dùng artesunate hoặc artemisinine trong 5 ngày. D. Hiện nay người ta khuyến cáo không nên dùng đơn trị liệu đối với sốt rét P. falciparum. Đáp án 1. Chọn câu C. Câu C sai vì P. malariae không tạo thể ngủ trong gan 2. Chọn câu D. Câu A sai vì các yếu tố dịch tễ sốt rét bao gồm: sống/lui tới vùng sốt rét; truyền máu; chích xì-ke; và mắc sốt rét trong thời gian gần đây (do tái phát). 3. Chọn câu C vì giọt dày hồng cầu vỡ (nên không thấy được KSTSR trong HC) và làn mỏng phát hiện KSTSR chậm hơn giọt dày (vì mật độ KSTSR thấp hơn). 4. Chọn câu B vì thể hạ đường huyết có đường huyết <40 mg/dl (2.2 mmol/l) 5. Chọn câu D. Do tình hình kháng thuốc của P. falciparum, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sốt rét do P. falciparum phải điều trị phối hợp 2 thuốc kháng sốt rét có cơ chế tác dụng khác nhau, trong đó có nhóm Artemisinine. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh sốt rét. Bộ Y tế. 2016.. 2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm thường gặp.BVBNĐ.2015. 3. World Health Organisation. Guidelines for the treatment of malaria. 3rd edition. 2015 4. World Health Organisation. Management of severe malaria: a practical handbook. Third edition. 2012. 5. Nguyễn Tăng Ấm. Bệnh sốt rét. Bệnh truyền nhiễm. TTĐT & BDCBYT. 2002. 6. Gilles H.M., Warrell D.A. Bruce – Chwatt’s Essential Malariology. 3rd edition. 1993. 7. White N.J., Breman J.G. Malaria. In: Harrison’s Principles of Internal Medicine, 19th edititon. Mc Graw-Hill,Inc.USA.2016: 1368-1384. 8. Fairhurst R.M. et Wellem T.E. Malaria (Plasmodium species). In: Mandell, Douglas and Bennette’s Principles and Practice of Infectious diseases, 8th edition. Elservier Saunders Inc.USA.2015: 3070-3090. 9. World Health Organisation.2000.WHO/MAL/2000.1091. New perspectives in malaria diagnosis. World Health Organisation, Geneva,Switzerland. 10. Kantele A. and Jokiranta T.S. Review of cases with the emerging fifth human parasite, Plasmodium knowlesi. Clinical Infectious Diseases. 2011;52(11): 1356-1362. 11. Moody A. Rapid diagnostic tests for Malaria parasites.Clinical Microbiology review. 2002;15(1):66-78. 12. Olliaro PL, Taylor WRJ. Developing artemisinin based drug combinations for the treatment of drug resistant falciparum malaria: A review. J Postgrad Med.2004;50(1): 40- 44. 13. Hiền T.T. et al. Dihydroartemisinin-piperaquine against multidrug-resistant Plasmodium falciparum malaria in Vietnam: randomised clinical trial. Lancet.2004;363:18-22. 14. Nosten F., Brasseur.P. Combination Therapy for Malaria. Drug.2002;62(9):1315-1329. 15. Vincent Lo Re III, Gluckman S.J. Prevention of Malaria in Travelers. American Family Physician.2003;68(3): 509-514.
File đính kèm:
- giao_trinh_benh_sot_ret_ho_dang_trung_nghia.pdf