Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của thực phẩm nguồn gốc thực vật
Sau khi học xong bài này học viên sẽ có thể:
Trình bầy được thành phần, giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của các loại ngũ cốc, khoai củ.
Trình bầy được thành phần, giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của đậu đỗ và các hạt có dầu.
Trình bầy được thành phần, giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của rau quả, các loại thức uống
. Ngũ cốc: Gạo Glucid chiếm 72-80% trong gạo Giã càng trắng thì tỷ lệ glucid càng cao, protein càng thấp và lượng vitamin giảm đi đáng kể. Lượng protein trong gạo thấp hơn trong lúa mì và ngô, tuy nhiên giá trị sinh học cao hơn. So với trứng, protein của gạo nghèo lysin. Gạo có ít can xi và nhiều phospho. NGÔ Phần lớn tinh bột và protein tập trung ở hạt Mầm có nhiều lipid và chất khoáng (85% lipid và 75% chất khoáng ). Ngô có tử 8,5 đến 10% protein Lượng lipid toàn phần trong ngô vào khoảng 4 - 5% nhưng phần lớn tập trung ở mầm Các vitamin của ngô tập trung ở lớp ngoài và ở trong mầm NGÔ Ngô tương đối giầu vitamin B1, tập trung chính ở mầm . Lượng vitamin PP trong ngô thấp nhưng không kém các loại ngũ cốc khác nhiều . Ngô vàng là một nguồn caroten tốt , hàm lượng khoảng 0,04mg%. Dầu ngô là nguồn vitamin E tốt , hàm lượng lên tới 90mg%. Các sản phẩm từ lúa mì: Bánh mì Chất lượng bánh mì phụ thuộc bột làm bánh. Bánh mì là nguồn cung cấp sắt và kali tốt. Bột mì bảo quản không tốt sẽ có sâu mọt, mốc. Bánh mì dễ bị hỏng, thường thấy khi nhào bột thiếu độ chua và để ẩm. Chú ý khi bánh mì nướng xong để bánh đến khi nguội mới lấy ra Hàm lượng muối khoáng và vitamin của ngũ cốc Tên thực phẩm Muối khoáng (mg%) Vitamin Ca P Fe caroten ( g) B 1 (mg) B 2 (mg) PP(mg ) Gạo nếp cái 32 98 1,2 0 0,14 0,06 2,4 Gạo tẻ giã 36 108 0,2 0 0,12 0,04 1,9 Gạo tẻ máy 30 104 1,3 0 0,10 0,03 1,6 Ngô tươi 20 187 1,5 170 0,21 0,06 1,6 Bột mỳ 29 132 2,0 0 0,18 0,13 1,0 Kê 22 290 2,7 60 0,40 0,09 1,6 KHOAI CỦ KHOAI CỦ Khoai củ có đặc điểm chung là chứa nhiều nước , tinh bột , nghèo protein và chất khoáng Khoai, sắn có lượng glucid bằng 1/3 ngũ cốc. Lượng protein thấp, nhiều chất xơ, vitamin và muối khoáng. KHOAI CỦ: Khoai lang Lượng protein ở khoai lang thấp nhưng acid amin lại cân đối , tuy chưa được như khoai tây , gạo nhưng tốt hơn sắn và ngô . Hàm lượng calci , phospho trong khoai lang ít hơn ngũ cốc nhưng tỷ lệ Ca/P hợp lý hơn . KHOAI CỦ: Sắn Sắn là thực phẩm có nhiều glucid Protein của sắn vừa ít về số lượng , vừa thiếu cân đối về chất lượng , Nghèo lysin , tryptophan và đặc biệt là các acid amin có chứa lưu huỳnh KHOAI CỦ: KHOAI TÂY Khoai tây có nhiều protein hơn khoai lang Protein của khoai tây chứa nhiều lysin nên khi dùng với ngũ cốc có tác dụng phối hợp tốt . Khoai tây có nhiều vitamin C, muối khoáng quan trọng , đáng kể nhất là kali Thành phần hoá học của khoai củ tươi Tên thực phẩm Năng lượng (Kcal) Thành phần hoá học (g %) Nước Protein Lipid Glucid Khoai lang 119 68,0 0,8 0,2 28,5 Khoai lang nghệ 116 69,9 1,2 0,3 27,1 Khoai tây 92 75,0 2,0 - 21,0 Khoai sọ 114 69,0 1,8 0,1 26,5 Khoai môn 109 70,8 1,5 0,2 25,2 Sắn 152 60,0 1,1 0,2 36,4 Đặc điểm vệ sinh Mầm và vỏ khoai tây đã mọc mầm có chất solanin, có khả năng gây liệt cơ, có thể gây chết người. Sắn tươi chứa glucosid sinh acid xyanhydric (HCN) có thể gây ngộ độc và tử vong. Để hạn chế chất độc này cần gọt vỏ, ngâm nước, luộc chín, để nguội và ăn với đường Đậu đỗ Đậu đỗ Lượng protein trong đậu đỗ cao , phần lớn từ 17-25% ( trừ đậu tương 34%) Trừ đậu tương, các loại đậu đỗ thường dùng có hàm lượng lipid thấp (1-3%) Lượng glucid trong đậu đỗ vào khoảng 50 - 60 %, chủ yếu là tinh bột dễ tiêu hoá và hấp thu . Riêng đậu tương (24,6%), Đậu đỗ là nguồn vitamin PP, can xi và sắt. Lạc , vừng Lạc , vừng Vừng cũng là thực phẩm giàu protein (20,1%), lipid (46,4%), và glucid (17,6%) tương đương với lạc. Vừng cũng giàu vitamin nhóm B Lượng can xi trong vừng khá cao (1200 mg%) nhưng lại có nhiều acid oxalic nên bị hạn chế hấp thu. Lạc , vừng Vừng cũng là thực phẩm giàu protein (20,1%), lipid (46,4%), và glucid (17,6%) tương đương với lạc. Vừng cũng giàu vitamin nhóm B Lượng can xi trong vừng khá cao (1200 mg%) nhưng lại có nhiều acid oxalic nên bị hạn chế hấp thu. Thành phần hoá học của một số loại đậu đỗ và hạt có dầu Tên thực phẩm Năng lượng (Kcal) Thành phần hoá học (g %) Nước Protein Lipid Glucid Đậu đen 325 14,0 24,2 1,7 53,3 Đậu xanh 328 14,0 23,4 2,4 53,1 Đậu tương 400 14,0 34,0 18,4 24,6 Lạc hạt 573 7,5 27,5 44,5 15,5 Vừng 568 7,6 20,1 46,4 17,6 Hạt điều 605 3,4 18,4 46,3 28,7 Các loại dầu thực vật Dầu lạc, vừng, ô liu, hướng dương, đậu nành. Đều chứa acid béo không no cần thiết như acid oleic, acid linolenic và acid arachidonic. Dầu lạc có nhiều triglyceride, trong dầu lạc có 3 acid béo chính: oleic, linoleic và palmitic. Dầu vừng có nhiều acid béo chưa no chứa nhiều dây nối đôi tương tự như dầu đậu tương. Rau Rau Là nguồn vitamin quan trọng , đóng vai trò cung cấp vitamin C và caroten chủ yếu Giá trị dinh dưỡng dao động nhiều tùy theo loại rau , Lượng nước trong rau : 70 - 95 % Protein rau thấp , TP acid amin kém cân đối Glucid trong rau 3-4% gồm đường (mono, disaccarid ) tinh bột , cellulose và các pectin. Rau Là nguồn chất khoáng quan trọng để duy trì cân bằng kiềm toan , góp phần trung hoà các sản phẩm acid do thức ăn hoặc các quá trình chuyển hoá tạo thành . Lượng calci trong rau quả kém sữa nhưng lại tạo tỷ số Ca:P thích hợp dễ đồng hoá (1:0,6), Nguồn sắt cung cấp từ rau quả cũng dễ hấp thu . Rau Rau chứa chất mang đặc tính fitonxit ( đặc biệt trong hành , tỏi ) có tác dụng kháng khuẩn , nấm Rau dền , lá me có chứa nhiều acid oxalic cản trở hấp thu calci . Rau ăn với các thức ăn nhiều protein, lipid và glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày . Chất xơ trong rau có vai trò quan trọng trong việc kéo cholesterl thừa ra khỏi cơ thể và chống táo bón. Đặc điểm vệ sinh của rau Rau có nguy cơ bị ô nhiễm vi sinh vật, giun và hoá chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất. Biện pháp tốt nhất là rửa rau nhiều lần dưới vòi nước hoặc rửa thật nhiều nước. Quả Quả Quả chứa nhiều acid hữu cơ , các chất pectin và tanin hơn rau . Các acid hữu cơ trong quả làm cho chúng có vị chua , kích thích tiêu hoá tốt . Các loại quả có vị ngọt do chứa đường dễ hoà tan như fructose, glucose, saccarose . Lượng glucid thay đổi tuỳ theo loại quả , điều kiện đất đai , phân bón và khí hậu . Quả Quả cung cấp nhiều loại muối khoáng và vitamin rất cần thiết cho cơ thể . Vitamin C trong quả không bị mất mát do quá trình chế biến , nấu nướng như một số loại rau . Vitamin C có nhiều nhất ở họ cam quýt , Quả dễ bị dập nát lớp vỏ ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập gây thối, hỏng khi thu hoạch và bảo quản. MỘT SỐ LOẠI THỨC UỐNG Các loại nước quả và giải khát có hơi : Sản xuất các loại nước quả và giải khát có hơi từ nước sạch đường nước quả các acid hữu cơ tinh dầu phẩm màu CO 2 Đánh giá chất lượng nước quả và giải khát Trạng thái cảm quan tốt : Trong , không có vẩn đục , không có cặn , màu đặc trưng tuỳ theo phân loại , mùi vị êm dịu , ngọt mát hoặc hơi chua , có vị tê lưỡi của khí CO 2 . Độ chua ( biểu thị bằng acid xitric ): không quá 1g/L Đường toàn phần : 80-100g/L Hàm lượng CO 2 : theo đăng ký sản phẩm Không được có kim loại nặng , acid vô cơ Nếu dùng chất ngọt tổng hợp , chất phụ gia ( chất bảo quản , phẩm màu ) phải đăng ký , được cấp giấy phép Các loại nước quả tự nhiên Cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng . Có thành phần các chất phụ thuộc vào loại quả Không được cho thêm nước , acid hữu cơ , phẩm màu , chất bảo quản và hương liệu . Được phép cho thêm đường và các loại nước quả khác ở tỷ lệ <35%. Người ta bảo quản lạnh nước quả sau khi đã được thanh trùng . Nước khoáng Nguyên liệu để sản xuất nước khoáng được lấy từ mạch nước ngầm sâu , chứa các yếu tố khoáng và vi lượng cần thiết cho cơ thể . Quy trình chế biến , tiệt trùng , đóng gói thành phẩm nước khoáng phải tuyệt đối chấp hành các quy định vệ sinh an toàn . Các đồ uống đặc biệt Rượu là đồ uống có chứa cồn etylic , sản phẩm của sự lên men các loại ngũ cốc , khoai củ , hoa quả , rỉ đường , có thể qua chưng cất hoặc không chưng cất . Rượu lên men không qua chưng cất Rượu qua chưng cất từ ngũ cốc , khoai củ , hoa quả lên men rượu đã được tinh chế như rượu lúa mới , rượu trắng , rượu votca ... Rượu pha chế từ cồn etylic tinh chế với nước , có thể cho thêm xiro , Bia Là sản phẩm chế biến bằng cách lên men rượu một hỗn hợp gồm mầm lúa đại mạch , houblon , nước và men bia . Dựa trên quy trình chế biến đặc biệt của bia , có cho thêm houblon để lấy vị đắng , lên men rượu từ một dung dịch đường loãng , có CO 2 để giảm cảm giác khát , Nước chè nước uống có giá trị dinh dưỡng cao Các chất chính quyết định mùi vị và đặc tính sinh học của chè là các thành phần tanin , tinh dầu , ancaloit , vitamin và các chất khoáng . Tanin trong chè tươi có tác dụng hỗ trợ cho các hoạt động hệ vi khuẩn có ích ở ruột , ức chế quá trình gây thối . Cafein là một ancaloit trong chè có tác dụng giãn mạch , lợi tiểu và kích thích hệ thần kinh trung ương . Chè còn có tác dụng trong phòng chống ung thư . Cà phê Cà phê cũng là thức uống khá thông dụng . Thành phần cơ bản của hạt cà phê là cafein có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh trung ương , tăng cường khả năng làm việc . Cafein còn gây kích thích hoạt động hệ tim mạch , người có biểu hiện rối loạn tim mạch cần thận trọng khi sử dụng các thức uống này . Ca cao So với cà phê và chè thì ca cao cung cấp nhiều năng lượng hơn . Trong 100g bột ca cao có chứa 23,3g protein, 17g lipid, 39,6g glucid và cung cấp năng lượng là 405 Kcalo . Bột ca cao chứa nhiều muối khoáng , trong đó phần lớn là kali, calci , magie và phospho , hàm lượng sắt cũng có tới 10,7mg%. Ngoài ra , bột cacao còn chứa một số vitamin nhóm B, retinol và - caroten . Do lượng acid oxalic trong bột ca cao rất lớn nên sự hấp thu các chất khoáng bị nhiều hạn chế .
File đính kèm:
- gia_tri_dinh_duong_va_dac_diem_ve_sinh_cua_thuc_pham_nguon_g.ppt