Các bệnh dinh dưỡng có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng và biện pháp phòng chống

Mục tiêu:

1. Phân tích được những đặc điểm các bệnh thiếu và thừa dinh dưỡng đang gặp ở Việt Nam.

2. Trình bày được ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng của các bệnh thiếu và thừa dinh dưỡng.

3. Phân tích được nguyên nhân của các bệnh thiếu và thừa dinh dưỡng.

4. Nêu được các phương pháp đánh giá tình trạng thiếu và thừa dinh dưỡng.

5. Trình bày được các biện pháp giải quyết vấn đề dinh dưỡng ở cộng đồng.

 

doc33 trang | Chuyên mục: Dinh Dưỡng và Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Các bệnh dinh dưỡng có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng và biện pháp phòng chống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 giúp:
Đề phòng cho tất cả người dân không bị thiếu Iốt.
Giảm kích thước của bướu cổ.
Điều chỉnh lại tác động của tình trạng thiểu năng giáp trạng. 
Cải thiện tình trạng bướu cổ, không cho bướu phát triển thêm.
3.2.1. Cho thêm Iốt vào muối:
Cho thêm Iốt vào muối là biện pháp thành công đối với tất cả các đối tượng vì mọi người đều phải ăn muối. Để cho liệu pháp cho Iốt vào muối ăn có hiệu quả cần lưu ý một số điểm sau: cần giám sát và kiểm tra lượng Iốt trong muối thường xuyên, kiểm tra hệ thống cung cấp muối Iốt để đến được những vùng thiếu Iốt, nhất là vùng núi cao và vùng sâu. Thuyết phục và khuyến khích người dân mua và sử dụng muối Iốt. Biện pháp dùng muối Iốt là liệu pháp lâu dài, tuy nhiên cũng cần áp dụng liệu pháp nhanh hơn.
3.2.2. Sử dụng dầu Iốt liều cao:
Có thể dùng dầu Iốt hóa bằng đường uống hoặc tiêm, thường dùng loại có hàm lượng 480 mg Iốt/1ml dầu. Biện pháp dùng dầu Iốt nên tập trung vào các đối tượng sau:
Phụ nữ ở thời kì sinh đẻ, kể cả bà mẹ đang cho con bú.
Trẻ em ở tuổi 0-15 tuổi.
Nam giới dưới 45 tuổi.
Cho uống dầu Iốt là biện pháp an toàn hơn tiêm và có thể phòng thiếu Iốt từ 1- 2 năm. Liều dùng cho tất cả các lứa tuổi là 1 ml dầu Iốt hóa.
Liều tiêm cho đối tượng 1- 45 tuổi là 1 ml dầu Iốt; người trên 45 tuổi là 0,2 ml.
3.2.3. Cho Iốt vào nước uống:
Nước uống được cho thêm Iốt là liệu pháp giải quyết khá thực tế vấn đề thiếu Iốt ở cộng đồng. Có thể cho Iốt vào thùng đựng nước uống ở trường, hoặc cho thêm vào bể chứa hoặc cung cấp nước công cộng, hay cho vào chai nước uống phát cho học sinh. ở liệu pháp này cũng lưu ý đảm bảo mỗi người được bổ xung 150 mg Iốt.
3.2.4. Cho uống lugol:
Đôi khi đây là cách dễ nhất để bổ sung Iốt, nhưng lưu ý là dùng lugol cần được uống đều đặn.
+ Cho uống một giọt lugol (loại có chứa 6 mg) mỗi tháng một lần.
+ Cho uống 1 giọt Lugol (loại có lượng 1 mg) cứ 7 ngày một lần.
Để chương trình phòng chống bướu cổ và thiếu Iốt ở cộng đồng có hiệu quả cần cân nhắc các liệu pháp thích hợp giữa liệu pháp dài hạn và liệu pháp có hiệu quả cao (Dầu Iốt, lugol, và cho Iốt vào nước uống). Trong hoạt động của chương trình phòng chống thiếu Iốt cần có hoạt động tuyên truyền, giám sát theo dõi sử dụng muối Iốt.
Thiếu kẽm
Trong những năm gần đây sự quan tâm đến vi chất thiết yếu này do phát hiện vai trò của kẽm tới sự tăng trưởng chiều cao và chức phận miễn dịch, kẽm tham gia tới 200 phản ứng của cơ thể, tham gia vào chuyển hóa các chất sinh nhiệt và nucleic. Kẽm tham gia quá trình tổng hợp AND và quá trình nhân lên của tế bào. 	
1. Tình hình thiếu kẽm:
Thiếu kẽm được tổ chức Y tế thế giới ước tính có 48% dân số trên thế giới có nguy cơ thiếu kẽm. Thiếu kẽm thường xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng mạn tính, trẻ đẻ non hay không được nuôi bằng sữa mẹ, trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, kí sinh trùng và ở những vùng khó khăn, bữa ăn ít thức ăn động vật.
Một số nghiên cứu ở nước ta trong những năm gần đây cũng cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở cộng đồng cũng dao động từ 25-40%.
 2. Hậu qủa của thiếu kẽm:
Thiếu kẽm ảnh hưởng tất cả những gì có liên quan đến hoạt động tăng trưởng, liền sẹo và miễn dịch. 
Những dấu hiệu của thiếu kẽm được nhận thấy qua các biểu hiện: Móng dễ gãy hoặc chậm mọc và những vết trắng, da khô; những vết thương lâu liền. Khi người mẹ mang thai bị thiếu kẽm sẽ kèm theo với nguy cơ trẻ sơ sinh có cân nặng thấp, kèm theo kém phát triển tinh thần vận động của trẻ. Khi thiếu kẽm trẻ giảm cảm giác ngon miệng, giảm vị giác, và trẻ chậm mọc tóc móng và dễ rụng. 
Kẽm tác động tới sự phát triển của trẻ chính vì vậy đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ kẽm là rất quan trọng. Kẽm có trong thịt cá và nhất là thức ăn biển, ngũ cốc hạt có dầu, rau nhưng cũng bị cản trở hấp thu bởi các chất phitat và chất xơ. Khi đảm bảo nhu cầu thức ăn động vật thì phần lớn nhu cầu kẽm cũng được đảm bảo do đó cần phối hợp chặt chẽ với chương trình phòng chống thiếu protein năng lượng với phòng thiếu kẽm, và hỗ trợ của việc giải quyết thiếu kẽm sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng của trẻ và tác động tới sức đề kháng của trẻ giảm các nguy cơ của nhiễm trùng.
Đối với người già, thiếu kẽm góp phần gây mất cân bằng đồng hóa với tác nhân của lão hóa như gốc tự do và các sản phẩm chuyển hóa gây độc. Thiếu kẽm ở người già góp phần làm giảm sức đàn hồi của da, giảm khối lượng cơ và tăng hiện tượng loãng xương. 
3. Biện pháp phòng thiếu kẽm:
Để đề phòng thiếu kẽm cần có chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu kẽm cho cơ thể bằng cách đa dạng hóa bữa ăn với những thức ăn có nhiều kẽm, đó là các thức ăn động vật, đó là rau quả có nhiều vitaminC giúp tăng hấp thu kẽm. 
Nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống các bệnh nhiễm trùng và kí sinh trùng.
Hiện nay một số thực phẩm chế biến sẵn, một số loại bột dinh dưỡng, các loại bánh sữa, đã được bổ sung kẽm và các yếu tố vi lượng khác. Bột mì thường được bổ sung kẽm với tỷ lệ 20-30ppm.
Hiện nay tổ chức Y tế thế giới chưa có khuyến cáo điều trị dự phòng thiếu kẽm, những khuyến nghị liều dự phòng của nhiều nghiên cứu có hiệu quả với trẻ nhỏ là 1-2mg/kg thể trọng, trẻ lớn 10mg/ngày, người lớn 15mg/ ngày, phụ nữ có thai 15-25mg/ngày, thường dùng theo đợt vài tuần. 
Thừa cân và béo phì
1. Tình hình thừa cân, béo phì và nguyên nhân:
Thừa cân và béo phì đang tăng lên ở mức báo động về sức khoẻ ở mọi nơi trên thế giới, cả ở người lớn và trẻ em. ở các nước phát triển như Mỹ tỷ lệ béo phì ở nam là 20%, nữ 25%; ở Anh là 16%; Canada 15%; Hà Lan 8%. Tỷ lệ người béo trên thế giới tăng lên rõ rệt trong những năm qua, thường ở nữ cao hơn nam. Đáng chú ý là tỷ lệ trẻ em bị thừa cân và béo phì không ngừng tăng lên nhất là ở trẻ từ 6 - 12 tuổi. Việt Nam từ năm 1995 đến nay thừa cân và béo phì đã tăng nhanh theo thời gian, ở thành phố cao hơn ở nông thôn, đặc biệt lứa tuổi từ 6 - 11 tuổi và người trưởng thành 40-50 tuổi là cao hơn cả. ở các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng tỷ lệ thừa cân ở trẻ em lứa tuổi tiểu học đã lên tới 10% và trở thành vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
Nguyên nhân của thừa dinh dưỡng, thừa cân và béo phì:
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, hiện tượng thừa dinh dưỡng liên quan đến thừa cân, béo phì, các bệnh tim mạch, huyết áp, đái đường, sỏi mật và một số bệnh mạn tính khác.
Thừa dinh dưỡng do bữa ăn cung cấp quá thừa năng lượng so với nhu cầu, ăn nhiều bữa, lượng các chất béo khẩu phần quá nhiều với các món ăn xào, rán. Những tập quán ăn uống thay đổi, ít ăn chất xơ, ít rau quả.
Thừa năng lượng khẩu phần còn có nguyên nhân do thay đổi lối sống trong thời đại kĩ thuật, lao động thể lực ít, ít tập luyện. Trẻ em thời gian dành cho vui chơi ngoài trời và thể dục thể thao ít, thời gian ngồi trước màn hình vô tuyến , vi tính nhiều đã làm tiêu tốn năng lượng ít đi. 
2. Hậu quả của thừa cân và béo phì:
Béo phì là một bệnh dinh dưỡng đồng thời là một trong nguy cơ chính của bệnh mạn tính không lây như bệnh mạch vành, cao huyết áp và đột quỵ, bệnh đái đường tuýp II thể không phụ thuộc insulin.
Béo phì còn làm tăng nguy cơ của sỏi mật ở mọi lứa tuổi và các giới so với người có cân nặng bình thường, nhất là những người béo bụng.
Các bệnh mạn tính này đã tiêu tốn rất nhiều kinh phí để điều trị và những ảnh hưởng rõ ràng của nó tới tuổi thọ của con người.
3. Các phương pháp xác định thừa cân và béo phì:
Theo định nghĩa béo phì là hiện tượng tích lũy thái quá lipid trong tổ chức mỡ, có thể cục bộ hay toàn thể. Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao.
Đối với trẻ em dưới 9 tuổi việc đánh giá thừa cân được dựa vào chỉ số cân nặng theo chiều cao của trẻ (CN/CC) nếu CN/CC cao hơn 2SD so với ngưỡng chuẩn của NCHS, đối với trẻ trên 9 tuổi được xác định nếu BMI ³ 85th percentile của so với quần thể NCHS. Đối với người trưởng thành được phân loại theo BMI:
Phân loại
Ngưỡng của WHO
BMI (kg/m2)
Đề nghị cho châu á
BMI (kg/m2)
Thiếu cân
<18,5
<18,5
Bình thường
18,5-24,9
18,5-24,9
Thừa cân
³ 25
³ 23
Tiền béo phì
25-29,9
23-24,9
Béo độ I
30-34,9
25-29,9
Béo độ II
35-39,9
30-34,9
Béo độ III
³ 40
>35
Giữa hai thang xác định thừa cân và béo phì chỉ khác nhau về điểm ngưỡng, nên khi sử dụng nên nói rõ sử dụng thang phân loại nào.
Để xác định phân bố mỡ người ta còn sử dụng các số đo bề dày nếp gấp da ở các vị trí như cơ tam đầu sau bả vai, cạnh rốn, trên mào chậu. Người ta cũng sử dụng các tỷ số vòng đo thắt lưng/vòng mông (> 1,0 ở nam và trên 0,85 ở nữ). 
4. Các biện pháp dự phòng và quản lý thừa cân và béo phì:
Dự phòng và xử trí béo phì theo hai hướng là không làm tăng cân hoặc giảm cân. Cần tiến hành theo một chuỗi các giải pháp từ phòng ngừa thông qua duy trì cân nặng và xử trí các bệnh kèm theo cho đến giảm cân. Dự phòng thừa cân và béo phì bao gồm: 
Tăng cường hiểu biết của cộng đồng về thừa cân, béo phì và các bệnh mãn tính có liên quan đến béo phì.
Khuyến khích chế độ ăn hợp lý trên nguyên tắc giảm tổng số năng lượng và đậm độ năng lượng, thông qua giảm thức ăn có đậm độ nhiệt cao như chất béo, đường ngọt, tăng cường rau và hoa qủa. Khuyến khích hoạt động thể lực và lối sống năng động.
Kiểm soát cân nặng, duy trì BMI < 23.
Cần có sự phối hợp của nhiều ngành tham gia vào chương trình kiểm soát thừa cân và béo phì, tăng cường sức khoẻ của người dân ở cả khu vực thành thị và nông thôn với chế độ ăn hợp lý trên cở những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý. 
Câu hỏi lượng giá:
1. Trình bày các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của thiếu dinh dưỡng Protein năng lượng ở cộng đồng?
2. Phân tích ý nghĩa các chỉ số và cách phân loại suy dinh dưỡng?
3. Nêu các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở cộng đồng?
4. Trình bày các nguyên nhân, những ảnh hưởng, biểu hiện của thiếu Vitamin A và khô mắt ở cộng đồng.
5. Phân tích các biện pháp phòng chống thiếu VitaminA và khô mắt ở cộng đồng?
6. Trình bày nguyên nhân, và ảnh hưởng của thiếu máu dinh dưỡng ở cộng đồng?
7. Phân tích các biện pháp phòng chống thiếu máu dinh dưỡng ở cộng đồng?
8. Nêu những nguyên nhân, phân bố của thiếu Iode và biếu cổ ở Việt Nam.
9. Trình bày những ảnh hưởng của thiếu Iode tới sức khoẻ và các giải pháp phòng chống ?

File đính kèm:

  • doccac_benh_dinh_duong_co_y_nghia_suc_khoe_cong_dong_va_bien_ph.doc