Định danh của các thuật ngữ quân sự tiếng Việt có cấu tạo theo kiểu từ ghép chỉ phương thức, thủ đoạn chiến đấu
TÓM TẮT
Thuật ngữ quân sự là lớp từ vựng chuyên biệt. Tri nhận ngữ nghĩa trong thuật ngữ quân sự là sự cơ
cấu lại những phạm trù ngữ nghĩa nói chung và sự lựa chọn từng nét nghĩa nói riêng trong định danh
đối tượng quân sự. Bài viết gồm 2 phần: Phần 1. Khảo sát các mô hình định danh thuật ngữ quân sự
tiếng Việt chỉ phương thức, thủ đoạn chiến đấu. Phần này trên cơ sở tổng hợp lý thuyết của các nhà
nghiên cứu, ứng dụng vào kết quả khảo sát, chúng tôi xác định được các phạm trù đặc trưng ngữ nghĩa
tiêu biểu làm cơ sở định danh của thuật ngữ quân sự chỉ phương thức và thủ đoạn chiến đấu; Phần 2.
Nhận xét về phương thức định danh thuật ngữ quân sự tiếng Việt. Trên cơ sở ngữ liệu được
thu thập và phân loại ở trên, chúng tôi đưa ra các nhận xét khái quát về việc qui loại các sự
vật hiện tượng điển hình và cụ thể hóa đặc điểm của sự vật hiện tượng trong lĩnh vực quân sự chỉ phương
thức và thủ đoạn chiến đấu.
là đặc điểm, gồm 3 thuật ngữ: tập bài nhanh, tập bài khung, tập bài nhóm. X là phạm vi, gồm 3 thuật ngữ: tập bài ở thực địa, tập bài trên bản đồ, m) Tiến công + X Số lượng: 12 thuật ngữ Đặc trưng được lựa chọn làm cơ sở định danh: X là phạm vi, gồm 9 thuật ngữ, tiêu biểu là tiến công trong hành tiến, tiến công từ vị trí trực tiếp tiếp xúc, tiến công qua biện giới, tiến công vào khu vực địch phòng ngự, tiến công đường không chiến lược, ... X là đối tượng, gồm 3 thuật ngữ: tiến công địch, tiến công đich tạm dừng, tiến công địch cơ động, n) Trinh sát + X Số lượng: 41 thuật ngữ Đặc trưng được lựa chọn làm cơ sở định danh: X là phương tiện kỹ thuật, gồm 20 thuật ngữ, là trinh sát vô tuyến điện, trinh sát quang học, trinh sát truyền hình, trinh sát la de, trinh sát ra đa, trinh sát tàu ngầm, trinh sát thủy âm, trinh sát điện tử, trinh sát hóa học – phóng xạ, trinh sát chụp ảnh hàng không, trinh sát hồng ngoại,... X là phạm vi, gồm 11 thuật ngữ, tiêu biểu là trinh sát quân y, trinh sát hậu cần, trinh sát phòng không, trinh sát pháo binh, trinh sát công binh,... X là thủ đoạn tác chiến, gồm 6 thuật ngữ, tiêu 15KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v biểu là trinh sát luồn sâu, trinh sát phục kích, trinh sát tiềm nhập, trinh sát tập kích, trinh sát địch hậu, trinh sát cải trang,... X là lực lượng, gồm 4 thuật ngữ, tiêu biểu là trinh sát của chỉ huy, trinh sát bộ đội binh chủng hợp thành,.... o) Vận tải + X Số lượng: 13 thuật ngữ Đặc trưng được lựa chọn làm cơ sở định danh: X là phạm vi, gồm 8 thuật ngữ, là vận tải chiến lược, vận tải chiến thuật, vận tải chiến dịch, vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải theo cung, vận tải con thoi. X là đặc điểm, gồm 5 thuật ngữ, là vận tải đi thẳng, vận tải lót ổ, vận tải quân sự, vận tải thô sơ, vận tải tiếp sức. p) Bố trí + X Số lượng: 7 thuật ngữ Đặc trưng được lựa chọn làm cơ sở định danh: X là phạm vi gồm 4 thuật ngữ là bố trí chiến dịch, bố trí chiến thuật, bố chí chiến lược, bố trí hậu cần. X là đối tượng, gồm 3 thuật ngữ: bố trí lực lượng, bố trí mìn, bố trí đạn dược. q) Chiến thuật + X Số lượng: 10 thuật ngữ Đặc trưng được lựa chọn làm cơ sở định danh: X là phạm vi, gồm 9 thuật ngữ: chiến thuật biên phòng, chiến thuật binh chủng, chiến thuật công binh, chiến thuật đặc công, chiến thuật hải quân, chiến thuật không quân, chiến thuật pháo binh, chiến thuật phòng không. X là đặc điểm, gồm 1 thuật ngữ: chiến thuật du kích. r) Chiến dịch + X Số lượng: 18 thuật ngữ Đặc trưng được lựa chọn làm cơ sở định danh: X là phạm vi, gồm 4 thuật ngữ: chiến dịch phòng không, chiến dịch biên giới, chiến dịch trên biển, chiến dịch quân đoàn. X là chức năng, nhiệm vụ, gồm 14 thuật ngữ, tiêu biểu là: chiến dịch chiến cục, chiến dịch chiến lược, chiến dịch độc lập, chiến dịch phản công, chiến dịch phòng ngự,... s) Chiến tranh + X Số lượng: 48 thuật ngữ Đặc trưng được lựa chọn làm cơ sở định danh: X là tính chất, gồm 7 thuật ngữ, tiêu biểu là: chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh, chiến tranh chớp nhoáng,... X là đặc điểm, gồm 41 thuật ngữ, tiêu biểu là: chiến tranh cài răng lược, chiến tranh giải phóng, chiến tranh tự vệ, chiến tranh tâm lí, chiến tranh toàn diện, chiến tranh xâm lược,... t) Phương thức + X Số lượng: 7 thuật ngữ Đặc trưng được lựa chọn làm cơ sở định danh: X là chức năng, nhiệm vụ, tiêu biểu là: phương thức tác chiến, phương thức vận tải, phương thức chiến tranh, phương thức chỉ huy,.... x) Phương pháp + X Số lượng: 8 thuật ngữ Đặc trưng được lựa chọn làm cơ sở định danh: X là chức năng, nhiệm vụ, tiêu biểu là: phương pháp bắn pháo, phương pháp bắn xe, phương pháp tác chiến, phương pháp huấn luyện, phương pháp chiến lược,... 16 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH Dưới đây là bảng kết quả khái quát Mô hình định danh thuật ngữ chỉ phương thức, thủ đoạn chiến đấu. Bảng 1: Mô hình định danh thuật ngữ chỉ phương thức, thủ đoạn chiến đấu TT Đặc trưng Số lượng % 1 Đối tượng 73/344 21,2 2 Phạm vi 93/344 27,0 3 Đặc điểm 94/344 27,3 4 Phương tiện 20/344 5,8 5 Không gian 7/344 2,0 6 Chức năng, nhiệm vụ 57/344 16,7 7 Tổng 344 100 2.2.2. Nhận xét Trên đây là kết quả khái quát mô hình định danh thuật ngữ quân sự tiếng Việt chỉ phương thức, thủ đoạn chiến đấu được chúng tôi thu thập, thống kê từ ngữ liệu, phân lập chúng thành các mô hình như trên. Từ kết quả đó, chúng tôi đưa ra những nhận xét về phương thức định danh thuật ngữ quân sự tiếng Việt chỉ phương thức, thủ đoạn chiến đấu như sau: a) Quy loại các sự vật hiện tượng điển hình Số lượng thuật ngữ có quan hệ chính phụ chiếm tỉ lệ chủ yếu nên việc lựa chọn đặc trưng định danh của thuật ngữ cũng chủ yếu được triển khai theo hướng qui sự vật về loại lớn để chỉ ra những đặc điểm khái quát, chỉ giống loại. Đây là cách định danh trực tiếp trong nội hàm khái niệm thuật ngữ quân sự. Xét về vị trí, các yếu tố đầu tiên sẽ định ra từ loại cho thuật ngữ. Yếu tố này có đặc điểm không khác biệt so với từ thường. Về chức năng, nó đảm bảo cho thuật ngữ có đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa của một phạm trù từ loại. Các yếu tố thứ hai và thứ ba không tạo thành một loạt đồng nhất về mức độ quan trọng hay không quan trọng trong việc phân biệt các sự vật, hiện tượng quân sự cụ thể mà tùy từng hoàn cảnh sử dụng khác nhau mà có sự phân biệt khác nhau. Chẳng hạn, trong thuật ngữ chỉ phương thức, thủ đoạn chiến đấu, yếu tố phạm vi, đối tượng là quan trọng nhất, chiếm số lượng lớn nhất. Bởi nó tạo ra sự phân biệt của một sự vật trong loạt sự vật. b) Cụ thể hóa đặc điểm của sự vật hiện tượng trong lĩnh vực quân sự Nếu yếu tố đầu tiên của thuật ngữ chỉ loại lớn thì những yếu tố sau lại chia loại lớn thành những loại nhỏ phân biệt với nhau, đặc điểm định danh thuật ngữ giúp chúng ta phân biệt loại nhỏ với loại lớn và phân biệt các loại nhỏ với nhau. Chức năng này nằm ở yếu tố phụ trong thuật ngữ. Trong nhiều trường hợp, một từ hoặc cụm từ nào đó chưa thể trở thành thuật ngữ quân sự vì những yếu tố có mặt trong đơn vị ấy chưa có yếu tố phụ chỉ loại nhỏ thể hiện đặc trưng quân sự. Ví dụ: phương thức chưa thể là thuật ngữ quân sự mà phải có sự tham gia của yếu tố phụ sau như tác chiến hoặc tác chiến pháo binh để trở thành thuật ngữ quân sự phương thức tác chiến, phương thức tác chiến pháo binh. Trong cấu tạo thuật ngữ, sự tham gia của số lượng yếu tố càng nhiều thì nét nghĩa cụ thể càng cao. Ví dụ: phương thức tác chiến là những nguyên tắc chung, cơ bản của nghệ thuật quân sự, như: cách thức và các biện pháp sử dụng lực lượng, để đánh địch và thực hiện nhiệm vụ tác chiến..., còn phương tác chiến pháo binh lại là qui định cơ bản để chỉ đạo hoạt động tác chiến của pháo binh, bao gồm cách thức và các biện pháp sử dụng lực lượng, để đánh địch và thực hiện nhiệm vụ tác chiến cho bộ binh, xe tăng trong tác chiến, cơ động hỏa lực và cơ động pháo kịp thời... Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các thuật ngữ quân sự là từ ghép, cụm từ theo đặc điểm định danh và xác định được kết quả có 344 thuật ngữ chỉ phương thức, thủ đoạn chiến đấu quân sự 17KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v IDENTIFICATION OF VIETNAMESE MILITARY TERMS BEING COMPOUND WORDS EXPRESSING WAR METHODS AND TACTICS TRAN THI HA Abstract: Military terminology is a special vocabulary. Perceiving semantic meanings in military terminology is the restruction of the semantic categories in general and choice of each meaning in identifying military objects. This post contains of 2 parts. Part 1. Survey on identification models of Vietnamese military terms indicating war tactics and contrivance. The researcher collected and applied the theories of other researchers and determine distinguished categories that are the basis of identifying war tactics and contrivance; Part 2. Evaluations on methods of identifying Vietnamese military terms. According to collected documents, the researcher gives some comments on classification and specification of objects and phenomenom in military field indicating war tactics and contrivance. Keywords: identification models, indicating war tactics, contrivance, military terms Received: 05/7/2018; Revised: 16/8/2018; Accepted for publication: 30/8/2018 Có 6 đặc trưng khu biệt được lựa chọn làm cơ sở định danh là: đối tượng, phạm vi, đặc điểm, phương tiện, không gian, chức năng, nhiệm vụ Trong số các đặc trưng trên, tần số xuất hiện phổ biến là Đặc điểm: 94/344 lần, chiếm 27,3 %. Xếp thứ hai là Phạm vi: 93/344, chiếm 27 %. Xếp thứ ba là Đối tượng: 73/344, chiếm 21,2%. Xếp thứ tư là Chức năng, nhiệm vụ: 57/344 lần, chiếm 16,7%. Thứ 5 là Phương tiện 20/344, chiếm 5,8 %. Cuối cùng là Không gian 7/344, chiếm 2,0 %. 3. KẾT LUẬN Từ kết quả phân loại các mô hình định danh thuật ngữ quân sự chỉ phương thức và thủ đoạn chiến đấu ở trên, chúng tôi nhận thấy, mỗi thuật ngữ có những đặc trưng, dấu hiệu tiêu biểu giúp con người quan sát, nhận ra sự tương ứng giữa vỏ âm thanh với từng đối tượng trong đặc tính riêng biệt của chúng. Đồng thời chỉ ra những tri thức quân sự được xây dựng và phát triển trên cơ sở hệ thống. Chúng tôi hi vọng những nghiên cứu bước đầu của mình sẽ làm phong phú hơn về lý luận thuật ngữ quân sự tiếng Việt, một lĩnh vực chưa được nghiên cứu chuyên sâu. Đồng thời, bài viết góp phần bổ sung vào kết quả nghiên cứu các hệ thuật ngữ khoa học chuyên ngành ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay./. Tài liệu tham khảo: Bộ Quốc phòng - Trung tâm từ điển bách khoa quân sự (2007), Từ điển bách khoa quân sự, NXB Quân đội, Hà Nội. Đỗ Việt Hùng (2014), Ngữ nghĩa học từ bình diện hệ thống đến hoạt động, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
File đính kèm:
- dinh_danh_cua_cac_thuat_ngu_quan_su_tieng_viet_co_cau_tao_th.pdf