Điển cố và điển tích trong thơ của tác giả nhà Nho ẩn dật Việt Nam thời trung đại
Tóm tắt: Tác giả nhà nho ẩn dật là một trong những loại hình tác giả độc đáo, hình
thành, vận động và phát triển gần như song song với tác giả nhà nho hành đạo trong suốt
lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Với sự lựa chọn con đường thoái lui về lâm tuyền,
sơn khê, nhà nho ẩn dật đã để lại một số lượng sáng tác lớn, có giá trị trên cả hai
phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Xét ở đặc điểm loại hình ngôn ngữ thơ ca,
ngoài việc sử dụng hệ thống từ ngữ đặc thù mà chúng tôi đã có dịp bàn đến trước đây
như “ẩn/ ẩn dật”, “dưỡng”, “di dưỡng”, “lánh”, “náu”, “lui”, “thoát”. thì nhà nho ẩn
dật còn sử dụng thành công các “điển cố, điển tích gắn với tên người ẩn dật” và “điển
cố, điển tích gắn với không gian ẩn dật”. Đây là nội dung chính được chúng tôi đặt ra và
giải quyết trong bài báo này
iêng mình Trương Lương, Hàn Tín, - Nguyễn Công Trứ [5, tr.247]. Hoặc có khi họ lấy không gian ẩn dật để nói về một nội dung khác chứ không phải bản thân họ muốn có được cái không gian ấy. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất khi sử dụng điển cố, điển tích chỉ không gian ẩn dật giữa nho sĩ ẩn dật và hai loại hình nho sĩ còn lại. Ví dụ: Xuất sư Bát trận đồ dư tích,/ Kính bài Nam Dương Gia Cát hầu. (Họa Đại Minh sứ Dư Quý) (Còn dấu vết của Bát trận đồ xuất quân/ Kính vái Gia Cát vũ hầu ở quận Nam Dương, Họa thơ Dư Quý sứ Đại Minh, - Phạm Sư Mạnh [6, tập 3, tr.117]. Về cách dẫn điển cố, điển tích gắn với không gian ẩn dật của nho sĩ ẩn dật: thông thường các không gian đều gợi cho người đọc nhớ tới nhân vật từng ẩn dật tại đó. Đây là những không gian được nhắc tới nhiều lần: không gian Đài Tử Lăng, Đồng Giang, non Phú Xuân (gắn với nhân vật Nghiêm Quang); không gian sông Vị, đất Sằn, ngòi Đông (gắn với nhân vật Lã Vọng Khương Tử Nha); không gian núi Thiên Thai (gắn với nhân vật Lưu Thần và Nguyễn Triệu); không gian vườn độc lạc (gắn với nhân vật Tư Mã Quang); không gian lều cỏ Nam Dương (gắn với nhân vật Khổng Minh); không gian Ngũ Hồ (gắn với nhân vật Phạm Lãi); không gian núi Đông (gắn với nhân vật Tạ Phó); không gian núi Thương Sơn (gắn với các nhân vật Đông Viên Công, Ỷ Lý Quý, Hạ Hoàng Công, Giốc Lý); không gian Thái Thạch, Tiêu Tương, Non Bồng (gắn với nhân vật Lý Bạch); không gian sông Xích Bích (gắn với nhân vật Tô Đông Pha) Một số câu thơ tiêu biểu: “Đồng Giang được nấn một đài câu” (Nguyễn Trãi); “Nọ khách ngòi Đông tay rủ câu” (Thơ Nôm, số 9 - Nguyễn Bỉnh Khiêm); “Thiên Thai hái thuốc duyên gặp” (Thuật hứng, số 9 - Nguyễn Trãi); “Tréo chân nằm vườn độc lạc” (Tức sự, số 3 - Nguyễn Trãi); “Phóng lãng 50 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI tam sinh phong nguyệt khách” (Phạm Lãi du Ngũ hồ - Nguyễn Khuyến); “Kìa ai từ tước ẩn Thương Sơn” (Bảo kính cảnh giới, số 58 - Nguyễn Trãi); “Bói ở lần tìm non Tạ Phó” (Bảo kính cảnh giới, số 42 - Nguyễn Trãi); “Ngàn nọ so miền Thái Thạch” (Trần tình, số 6 - Nguyễn Trãi); “Làng kia mở cánh Tiêu Tương” (Trần tình, số 6 - Nguyễn Trãi); “Cảnh thanh nọ ước cảnh non Bồng” (Thuật hứng, số 17 - Nguyễn Trãi) Cũng giống như cách dẫn điển gắn với tên người ẩn dật, cách dẫn điển gắn với không gian ẩn dật cũng thường đi theo hai hướng: dẫn điển trực tiếp (những câu thơ xuất hiện tên không gian cụ thể) và dẫn điển gián tiếp (những câu thơ không xuất hiện tên không gian mà chỉ gợi đến một đặc điểm nào đó của không gian buộc người đọc phải liên tưởng để nhớ đến không gian đó). Dẫn trực tiếp: Đài Tử Lăng cao thu mát (Ngôn chí, số 8 - Nguyễn Trãi); Lánh chốn Nam Dương một lều (Thơ Nôm, số 25 - Nguyễn Bỉnh Khiêm) Dẫn gián tiếp: Câu quạnh cày nhàn dưỡng mỗ thân (Mạn thuật, số 7 - Nguyễn Trãi); Thuyền nổi dòng thu khách nổi thuyền (Tự thán, số 20 - Nguyễn Trãi) Qua đây, có thể thấy rằng, nghệ thuật dẫn điển cố, điển tích gắn với không gian ẩn dật của các tác giả nhà nho ẩn dật khá linh hoạt. Hơn thế, điều đó cho phép chúng tôi đi tới nhận định: mức độ am hiểu và cảm nhận về điển được dẫn ở các tác giả là rất sâu sắc. Đó chính là vốn sống, vốn văn hoá, tri thức rộng và một tâm hồn nhạy cảm, tha thiết với tiền nhân. Còn xét về mặt nội dung ý nghĩa của các không gian vừa nêu ở phía trên, về cơ bản chúng tôi thấy tồn tại hai loại ý nghĩa sau đây: Thứ nhất là không gian ẩn dật để chờ thời. Đây là loại hình không gian được các nhân vật mượn để làm nơi tạm ở, nương náu qua ngày, với mục đích chính là chờ đợi đấng minh quân, kẻ có mưu lược lớn biết họ là người tài tìm đến và chủ động sử dụng đến họ. Nhân vật ẩn sĩ lúc đó sẽ tuỳ vào từng tình hình cụ thể mà có thể tham gia chính sự và lập nên sự nghiệp hiển hách. Những nhân vật này không lấy ẩn dật làm lí tưởng sống trọn đời của họ. Trong sáng tác của các tác giả nhà nho ẩn dật mà chúng tôi khảo sát thì loại hình không gian này được nhắc đến nhiều lần là không gian sông Vị (gắn với nhân vật Khương Tử Nha) và không gian lều cỏ đất Nam Dương (gắn với nhân vật Khổng Minh). Ví dụ: “Vị thuỷ gieo câu tuổi già” (Thuật hứng, số 9 - Nguyễn Trãi); “Non Phú Xuân cao, nước Vị thanh” (Thơ Nôm, số 140 - Nguyễn Bỉnh Khiêm); “Ba gian lều cỏ đất Nam Dương” (Bảo kính cảnh giới, số 30 - Nguyễn Trãi); “Chụm lều ở đất Nam Dương” (Tức sự, số 3 - Nguyễn Trãi). Thứ hai là không gian biệt lập, tách biệt, một kiểu “pháo đài bất khả xâm phạm”. Đây là loại hình không gian cách xa với không gian trần tục. Nơi đây xa vắng triều chính, cửa quyền, không thị phi, không ồn ào. Không gian này gắn bó chặt chẽ với cuộc sống hằng ngày của người ẩn dật. Đó có thể là một không gian thu hẹp lại với núi sâu, đồng quê nhỏ bé; hoặc cũng có thể là không gian mở rộng với núi sông, vũ trụ bao la... Những không TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 51 gian như: ba gian nhà cỏ Nam Dương, vườn độc lạc, núi Thiên Thai... thuộc dạng thứ nhất. Hầu hết những không gian còn lại thuộc dạng thứ hai này. Theo khảo sát thì số lượng không gian thứ hai xuất hiện nhiều hơn vì nó gắn liền với khát vọng tự do, khát vọng vươn tới không gian bao la của thiên nhiên, núi sông vũ trụ... của nhân vật ẩn dật. Còn không gian thứ nhất nhiều khi mang lại cho họ cảm giác về sự giam hãm, bí bách, quẩn quanh... Đó không phải là không gian sống được hướng đến mạnh mẽ của nho sĩ ẩn dật. Ngoài ra, trong các điển cố, điển tích mà chúng tôi khảo sát được, có rất nhiều không gian mà trên thực tế là không gắn với việc ẩn dật như: dòng Xích Bích, núi Thái Thạch, quán khách... nhưng vẫn được các tác giả sử dụng. Vì đây chính là những không gian phù hợp với cuộc sống ẩn dật của nho sĩ: gắn với thú vui như ngao du sơn thuỷ, thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên thuần khiết, của vũ trụ cao rộng...; hoặc là gắn với lối sống đạm bạc, giản dị, hoà nhập cùng thiên nhiên... Ngoài những điển gắn với nhân vật ẩn dật và không gian ẩn dật như đã nói ở hai phần trên, trong phần khảo sát, chúng tôi nhận thấy các tác giả còn sử dụng khá nhiều điển cố, điển tích gắn với một số hình ảnh mang tính biểu tượng hoặc biểu trưng cho cuộc sống ẩn dật nói chung. Số lượng biểu tượng này cũng xuất hiện nhiều và tần số lặp lại khá cao, gồm hai nhóm: điển cố điển tích gắn với biểu tượng là con vật (vượn, hạc, hươu, nai, điển dạng này có số lượng không nhiều) và điển cố, điển tích gắn với biểu tượng là các loài cây hoa (cúc, lan, trúc, mai, tùng...) (loại điển này nhiều hơn). Tuy nhiên, nội dung này xin trình bày trong một bài báo khoa học khác. 3. KẾT LUẬN Trở lên có thể thấy, hệ thống điển cố, điển tích trong sáng tác của tác giả nhà nho ẩn dật là vô cùng phong phú, cả về số lượng và nguồn gốc của ý nghĩa. Trong số này, nhóm biểu tượng chỉ con vật và các loài cây hoa nhanh chóng chuyển từ ý nghĩa của điển cố, điển tích để được sử dụng như một biểu tượng thuần tuý mang tính định danh. Còn lại, hầu hết các điển về không gian có sự gắn bó rất chặt chẽ với điển về tên người ẩn dật. Và loại điển cố, điển tích này bộc lộ, thể hiện rõ nhất nhưng cũng sâu kín nhất tâm sự ngổn ngang của các nho sĩ ẩn dật Việt Nam, nhất là nhóm nho sĩ ẩn dật do bất đắc chí (tiêu biểu là Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến). Từ một tên người ẩn dật, từ một không gian ẩn dật đã cho phép người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh, tâm sự, khát vọng ở các nho sĩ. Điều đó khiến cho sáng tác của họ có sức nặng hơn về tư tưởng. Việc sử dụng điển cố, điển tích đã thể hiện ở các tác giả có vốn tri thức và kinh nghiệm sống sâu sắc. Điển cố, điển tích vốn rất hàm súc, cô đọng về ý nghĩa, là những giá trị, những biểu tượng mang tính mẫu mực cho đời sau nên khi vận dụng nó trong sáng tác, các tác giả đã đạt được hiệu quả nghệ thuật cao mà ở đây, nó đã thể hiện sáng rõ về cuộc sống và tư tưởng ẩn dật của nho sĩ./. 52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Thục, Đỗ Đức Hiểu (1998), Điển tích văn học, - Nxb Văn học, Hà Nội. 2. Phạm Minh Thảo (2000), Điển tích Đông Tây, - Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 3. Trần Ngọc Vương (1995), Loại hình học tác giả văn học - nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, - Nxb Giáo dục, Hà Nội; tái bản tại Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999. 4. Xuân Huy, Thạch Can chủ biên (1978), Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, quyển 1, - Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Lê Thước, Hoàng Ngọc Phách, Trương Chính giới thiệu, hiệu đính và chú thích (1958), Thơ văn Nguyễn Công Trứ, - Nxb Văn hoá, Hà Nội. 6. Đào Phương Bình, Phạm Đức Duật, Trần Nghĩa, Trần Lê Sáng, Đào Thái Tôn, Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Đức Vỹ biên soạn (1978), Thơ văn Lý Trần, - Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Lê Văn Tấn (2013), Tác giả nhà nho ẩn dật và văn học trung đại Việt Nam (Chuyên khảo), - Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Lê Văn Tấn (2015), “Loại hình tác giả nhà nho hành đạo trong văn học trung đại Việt Nam”, - Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, tr.28-40. 9. Lã Nhâm Thìn (1997), Thơ Nôm Đường luật, - Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Lã Nhâm Thìn (2000), “Ảnh hưởng Đạo gia trong thơ Nguyễn Trãi”, - Tạp chí Văn học, (6), tr. 69-74. THE CLASSIC IN THE POETRY OF THE VIETNAMESE RECLUSIVE AUTHORS OF THE MIDDLE AGES Abstract: The author of the recluse is one of the most unique authors in the history of Vietnamese literature. With the choice of a retrograde way of return, painters and returnees left behind a large number of works, both in terms of ideological and artistic content. In terms of the poetic language, in addition to using the specific vocabulary we have discussed previously, such as hidden/reclusive, nourishment, refuge, escape, escape, escape. The recluse has also successfully used the classic, classic associated with the name of the recluse and classic, with a space associated with hidden space. This is the main content we set out and dealt with in this report. Keywords: Scholars, the classic, the hidden space, the recluse.
File đính kèm:
- dien_co_va_dien_tich_trong_tho_cua_tac_gia_nha_nho_an_dat_vi.pdf