Điển cố trong "Lộc Minh đình thi thảo" của Ưng Bình Thúc Giạ Thị

TÓM TẮT

Lộc Minh đình thi thảo là một tập với 197 bài của Ưng Bình Thúc Giạ Thị, một trong

những tập thơ chữ Hán cuối cùng của văn học Hán Nôm. Tập thơ có giá trị nhiều mặt về

ngôn ngữ, nghệ thuật Trong đó, khai thác giá trị nghệ thuật ở việc sử dụng điển cố, điển

tích phần nào giúp độc giả dễ dàng tiếp cận với các bài thơ trong văn bản Lộc Minh đình

thi thảo.

Khảo cứu, đánh giá cách sử dụng điển cố của Ưng Bình Thúc Giạ Thị trong Lộc Minh

đình thi thảo nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ hơn những thủ pháp nghệ thuật trong thơ

ca Hán Nôm, (gọi chung là văn học Hán Nôm) của các tác giả thời phong kiến. Đặc biệt,

là biện pháp sử dụng điển tích điển cố để làm cho câu văn, câu thơ trở nên súc tích. Làm

cho người đọc càng đọc càng muốn đi sâu tìm hiểu cho tường căn nguyên.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Điển cố trong "Lộc Minh đình thi thảo" của Ưng Bình Thúc Giạ Thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
í tiết của 
Bá Di và Thúc Tề. Hay như trong bài 
Bính dần niên xuân Đinh tế ngẫu thành, 
tác giả đã mượn tên triều đại nhà Đường 
Ngu ở Trung Quốc để nói tới ngày tế lễ 
của Khổng tử, bên cạnh đó tác giả mượn 
địa danh Khuyết Lý, một địa điểm mà 
Khổng tử đã từng dạy học ở Sơn Đông. 
3.1.3. Mượn địa danh gắn với điển 
tích danh nhân 
Có nhiều địa danh ở Trung Quốc 
cũng gắn liền với nhiều danh nhân nổi 
tiếng như Tô Thức đi chơi thuyền đến 
bến Xích Bích, để nhắc lại việc tác giả đi 
thăm bạn ở bệnh viện Lâm Viên tỉnh 
Quảng Trị nơi ông Phan Kính Chỉ làm 
việc ở đây. Hay ông nhắc đến Ngũ Hồ 
một địa danh nổi tiếng mà Phạm Lãi đã 
đến du ngoạn. Hay Lầu Hoàng Hạc, nơi 
Thôi Hiệu đã đến và đề bài thơ Hoàng 
Hạc lâu vang danh một thời. Trong bài 
Ngày 11 tháng 11 mùa đông năm Giáp 
Tuất (1934), đáp lại thư mời rượu của 
tiên sinh Song Cử, tác giả đã mượn nhân 
vật Bàng Sinh: tức Bàng Đức Công, 
người Tương Dương, là ẩn sĩ thời Đông 
Hán, làm quan thứ sử ở Kinh Châu không 
chịu khuất phục đem vợ con lên núi Lộc 
Môn hái thuốc không về, qua đó để chỉ 
cái cốt cách của người quân tử. 
3.1.4. Mượn các thành ngữ, câu 
chuyện 
Nhiều bài thơ tác giả đã mượn những 
câu thành ngữ để dẫn dụng ý nghĩa của bài 
thơ, như việc mừng thọ bạn thì ông mượn 
thành ngữ hải ốc thiêm trù, hoặc hải hạc 
thiêm trù. Chỉ cuộc đời như giấc mộng thì 
tác giả dẫn dụng câu chuyện kê vàng hay 
hoàng lương, chỉ tình anh em thì tác giả 
dùng câu: 風 剪 一 枝 荊 phong tiễn nhất chi 
kinh: gió chặt một cành kinh. Xưa anh em 
Điền Chân lúc còn ở với nhau thì cây Kinh 
trước nhà xanh tốt, lúc chia nhau ra ở riêng 
thì cây héo úa, đời sau dùng cây Kinh để chỉ 
tình anh em hoà thuận. Thể hiện rõ nhất tình 
cảm của tác giả chính là bài Xả đệ Thượng 
thư Thúc Thuyên lụy bi. Trong bài Vâng họa 
thơ của chú ruột là Quýnh Hiên Hồng Trứ 
bước vào tuồi 70 tác giả đã dùng thành ngữ 
海 屋 籌 添 hải ốc thiêm trù: “有三 人 相 遇 
問 年 其 一 曰: 海 水 變 桑 田, 吾 輒 下 一 
籌, 今 滿 十 籌 矣, (按 今 祝 人 壽 考) 曰: 
“海 屋 籌 添”. 
Có ba người gặp nhau hỏi về tuổi tác, 
người thứ nhất nói: Nước biển biến thành 
ruộng dâu, ta liền bỏ một cái thẻ bây giờ đã 
đầy mười cái rồi nghĩa là tròn 100 tuổi. Ngày 
nay dựa vào đó để chúc thọ nên viết là hải ốc 
thiêm trù. Cũng trong bài này tác giả mượn 
câu 趾 有 麟chỉ hữu lân: lấy ý trong Kinh 
Thi bài 麟之趾 Lân chi chỉ: 麟之趾, 
振振公子,于嗟麟兮. Lân chi chỉ, Chân chân 
công tử, Hu ta lân hề. (Chân của con lân, 
Con của Văn Vương nhân hậu, Ôi như con 
lân vậy thay. Văn Vương và Hậu Phi lấy đức 
hạnh tu thân, mà con cháu tông tộc đều hóa 
ra hiền lành. Cho nên nhà thơ mới lấy chân 
con lân mà khởi hứng tích trên ứng với con 
cháu nhà Nguyễn. 
Hay trong bài họa với cụ Huỳnh Thúc 
 126 
Kháng tác giả đã mượn ý trong kinh thi 
“Hạc minh ư cữu cao – Hạc kêu ở đầm 
sâu, tiếng vọng tới trời cao”, loài hạc là 
giống thanh cao, dùng để nói sánh với 
hiền nhân quân tử và kẻ sĩ ẩn dật, hạc 
cũng là sự tượng trưng cho sự trường thọ 
vững bền. Chính vì quan tâm lo lắng 
trước cảnh đất nước có nhiều biến động, 
nên Ưng Bình đã dùng hình ảnh con hạc 
để thể hiện tình cảm của mình với cụ 
Huỳnh. 
3.2. Mượn điển cố Việt Nam 
Ngoài việc tác giả mượn những điển 
cố, điển tích của Trung Quốc, trong Lộc 
Minh đình thi thảo ta còn thấy xuất hiện 
nhiều địa danh, nhiều nhân vật, nhiều di 
tích, nhiều thi liệu trong văn học cổ Việt 
Nam. Chẳng hạn nhắc đến địa danh: Huế, 
Quảng Trị, Hải Vân, Thuận An, Cầu Hai, 
Phan Rang, Phan Thiết, Nhắc đến nhân 
vật: Nguyễn Khoa Chiêm, Phan Kính 
Chỉ, Mính Viên Huỳnh Thúc Kháng,  
Nhắc đến di tích: Thiên Mụ, Chùa Tra 
Am, Hay việc ông đã ca ngợi Nguyễn 
Khoa Kỳ nguyên Bộ trưởng Bộ Kinh tế, 
nhưng lại có tấm lòng yêu đạo Phật, ông 
thường hay qua lại chùa An Lạc để cầu 
kinh niệm phật. Nên trong bài thơ: 留 題 
安 樂 寺 (寺 主 經 濟 部 尚 書 阮 科 淇) 
Lưu đề An Lạc tự tự chủ Kinh tế bộ 
Thượng thư Nguyễn Khoa Kì, ông đã 
viết: 身是冢 臣 心 是佛, 日談經 濟夜 談 
經 (Thân là quan lớn tâm là phật, Ngày 
bàn kinh tế tối bàn Kinh Phật), ngôi chùa 
An Lạc cũng được tác giả nhắc đến 安 樂 
寺, 坐 落 近 阮 科 墓 地 之 西 北 向 而 
此 墓 地 一 大 頃 屬 於 安 舊 社 四 西 
邑, 相 傳 內 贊 侯 阮 科 登 大 人 前 日 
蒙 封 之 茅 土 也. 顯 尊 孝 明 皇 帝 辰, 阮 
科 登 官 正 營 內 贊, 兼 按 察 使 延 祥 侯, 
仍 辰 人 及 後 人 常 稱 呼 為 內 赞 侯, 又 
常 歌 颂 功 德 有 句 云: 傷 英 岄 拱 悶 無, 
峣 鐘 茄 胡 峣 破 三 江, 又 云: 破 三 江 挦 
哰 乑 喼, 鐘 茄 胡 內 贊 禁 嚴. 
Chùa An Lạc nằm gần phía tây bắc 
hướng nghĩa địa của họ Nguyễn Khoa. 
Nghĩa địa này một phần lớn thuộc thôn Tứ 
Tây xã An Cựu. Tương truyền đây là phần 
đất tấn phong cho quan lớn Nguyễn Khoa 
Đăng, thời Hoàng Đế Hiển Tôn Hiếu Minh. 
Nguyễn Khoa Đăng làm chức quan Chánh 
dinh nội tán kiêm Án sát sứ Diên Tường hầu, 
người đương thời và người đời sau thường 
xưng hô là Nội tán hầu, lại có câu thơ ca 
tụng công đức: “Thương anh em cũng muốn 
vô, sợ chuông nhà Hồ sợ phá Tam Giang”, 
lại nói rằng: “Phá Tam Giang ngày nay đã 
cạn, Chuông nhà Hồ Nội Tán cấm nghiêm”. 
Người đọc cũng dễ nhận ra tinh thần nhà 
Phật mà tác giả nhắc đến trong các bài thơ. 
Gần nhà Ưng Bình có chùa Ba La nên ông 
cũng hay qua chùa ngắm cảnh kết giao với 
hòa thượng Thích Trí Thủ, đàm đạo về kinh 
phật, về lẽ uyên nguyên của Phật pháp. Trong 
bài Đầu mùa hạ năm Quí dậu (1933), cùng 
Nại Viên Ưng Nghệ, Lan Đình Ưng Bộ, Thúc 
Đồng Ưng Loại, Thanh Chi Ưng Thông, theo 
quan Án sát Bình Định là Chiêm Thiết, quan 
Lệnh doãn Phù Cát là Sái Văn Chánh lên 
thăm chùa cổ Linh Phong, có câu石 室 長 留 
大 士 名 (thạch thất trường lưu đại sĩ danh - 
Trong động đá đời đời lưu danh Quan Thế 
Âm bồ tát), khi Ưng Bình đến chùa Linh 
Phong, tác giả đã sử dụng hai từ “đại sĩ” để 
nói đến Quan Thế Âm, và ông mong ước đời 
này tu được đắc đạo như Phật bà. 
 127 
Còn rất nhiều bài thơ khác mà tác giả 
đã sử dụng ý thơ hay một câu chuyện cũ 
để nói lên cảm xúc của mình, đó là những 
tâm sự đã gửi vào vần thơ ông một cách 
dung dị. 
4. THAY LỜI KỀT 
Việc tìm hiểu điển tích điển cố trong 
văn học cổ điển, đặc biệt là những sáng 
tác bằng chữ Hán, chữ Nôm sẽ giúp cho 
quá trình minh giải văn bản được rõ ý và 
nó là chất xúc tác để tăng giá trị nghệ 
thuật của tác phẩm. Vì thế, nghiên cứu 
điển cố văn học và việc sử dụng điển cố 
là một việc làm cần thiết. 
Lộc Minh đình thi thảo đã chứa đựng 
nhiều kiến thức về văn học, triết học, y 
học, phật giáo, mĩ học mà chủ nhân của 
nó đã vận dụng linh hoạt từ những điển 
tích, điển cố đế bồi đắp nên một tác phẩm 
xứng đáng là sáng tác cuối cùng của nền 
văn học trung đại. Có thể nói, tác phẩm đã 
mang lại nhiều giá trị biểu cảm, trong đó nổi 
bật nhất là nghệ thuật sử dụng điển cố. 
Ưng Bình có một nền kiến thức sâu rộng 
về Hán học, về thơ cổ Trung Quốc, biết tiếp 
thu và vận dụng thơ Đường vào trong sáng 
tác thơ của mình. Ông đã chịu ảnh hưởng rất 
lớn từ thơ Đường, kế thừa thơ Đường, nhưng 
lại tạo cho mình những nét riêng, bởi thơ hay 
là ở sự thành thực của người cầm bút, lời thơ 
không gượng ép, trau chuốt mà giản dị. Từ 
ngữ trong thơ cũng không quá phóng 
khoáng. Có lẽ vì thế mà tập thơ tuy làm bằng 
chữ Hán, theo thể Đường luật, sử dụng nhiều 
điển tích, điển cố nhưng do xuất phát từ chân 
tình của tác giả nên khi đọc lên chúng ta vẫn 
thấy những nét riêng của sông núi miền 
Trung nước Việt. 
Chú thích: 
1. Nguyễn Huy Khuyến, (2006), Phiên âm dịch nghĩa quyển nhị tác phẩm Lộc Minh 
đình thi thảo, (Khóa luận tốt nghiệp đại học), Huế. 
2. Ở trong các tài liệu trích dẫn này, chúng tôi chỉ xin trích dịch và tạm dịch. 
3. Dương Quảng Hàm, (1986), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ giáo dục – Trung tâm 
học liệu, tr 183. 
4. Trung tâm từ điển học và NXB Giáo dục, tr 308, Hà Nội 1994. 
5. Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm, (1995), NXB Giáo dục. 
6. Những thế giới nghệ thuật thơ, (1995), NXB Giáo dục. 
7. Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, (1993), NXB Giáo dục. 
8. Nguyễn Xuân Tùng, (2005), Những nét đặc sắc của tác phẩm Ưng Bình Thúc Giạ 
Thị. 
9. Nguyễn Xuân Tùng, sđd. 
10. Đây là bài thơ thuộc về yến ẩm với tân khách. Bởi vì giữa vua và tôi thì lấy nghiêm 
làm chủ yếu. Còn nghi lễ ở triều đình thì lấy kính làm chủ yếu. Nhưng nếu nhất 
nhất chỉ lấy nghiêm và kính, thì tâm tình hoặc có chỗ không thông cảm nhau mà sẽ 
không có lợi ích về việc tấu cáo hết dạ trung thành. Cho nên những bậc vua đời 
 128 
trước nhân những buổi hội họp ăn uống chung với nhau mà chế ra nghi lễ của yến 
hội cho tâm tình giữa vua và tôi được thông cảm nhau. Mà phần nhạc ca lấy lại việc 
con hươu kêu khởi hứng để nói cái ý của nghi lễ đã nồng hậu như thế, ngõ hầu mọi 
người đều mến mà chỉ cho vua nẻo đường to tát. [Khổng Tử, (Tạ Quang Phát dịch), 
(1992) Kinh thi, NXB Văn học]. Mượn điển cố này Ưng Bình đã thể hiện nỗi tâm 
tư của ông như lời chú thích ở cuối bài thơ Phụng họa Châu Khuê tiên sinh Tân 
Tị xuân thủ thí bút nguyên vận. Đình Lộc Minh ở vườn nhà Ưng Bình cũng dùng 
để tiếp khách và đãi khách. Còn về cái tên Lộc Minh của tập thơ, theo chúng tôi 
nghĩ đây cũng mượn thể hứng để tạo ra niềm hứng khởi trong tập thơ của mình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dương Văn An (2001), Ô châu cận lục, NXB Thuận Hóa - Huế. 
2. Thiều Chửu (2002), Từ điển Hán Việt, NXB Văn hóa Thông tin. 
3. Phạm Văn Hảo (2004), Sổ tay từ ngữ lịch sử quan chế, NXB Khoa học Xã hội, Hà 
Nội. 
4. Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt từ nguyên, NXB Thuận Hóa - Huế. 
5. Tôn Nữ Hỷ Khương (2002), Hồi ức cha tôi, Ưng Bình Thúc Dạ Thị, NXB Văn 
Nghệ TP.HCM. 
6. Hà Xuân Liêm (2005), Khảo luận về Ưng Bình Thúc Dạ Thị, NXB Thuận Hóa 
Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông tây. 
7. Hà Minh Phương - Trần Kiết Hùng (1996), Đường tống bát đại gia, NXB Đồng 
Nai. 
8. Trần Trọng Sâm (2000), Cổ văn trung quốc chọn lọc, NXB Văn hóa Thông tin Hà 
Nội. 
9. Hoành Đường Thoái Sĩ – Ngô Văn Phú (2000), Đường thi tam bách thủ, NXB Hội 
Nhà Văn. 
10. Dương Quảng Hàm, (1986) Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Giáo dục – Trung tâm 
Học liệu. 
11. Đặng Đức Siêu, (1995), Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm, NXB Giáo dục. 
12. Nguyễn Ngọc San, (1993), Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, NXB Giáo dục. 

File đính kèm:

  • pdfdien_co_trong_loc_minh_dinh_thi_thao_cua_ung_binh_thuc_gia_t.pdf