Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu từ điểm nhìn văn học sử

TÓM TẮT

Bài viết tiếp cận Nguyễn Đình Chiểu từ góc nhìn của lí thuyết tiếp nhận, trong đó sử

dụng phương pháp lịch sử - chức năng làm chủ đạo. Cứ liệu khảo sát là các công trình lịch sử

văn học Việt Nam có đề cập đến Nguyễn Đình Chiểu được xuất bản ở Việt Nam từ đầu thế kỉ

XX đến nay, từ công trình của Dương uảng Hàm 1943 đến Nguyễn Văn Hầu 2012.

pdf15 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu từ điểm nhìn văn học sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
eo những tiêu chí 
nghiêm ngặt thì công trình này chưa thể gọi 
là một bộ văn học sử mà chỉ là một số tư 
liệu về văn học sử miền Nam mà thôi. 
Cùng một hướng này còn có Lược khảo 
45 
lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thủy đến 
cuối thế kỉ 20 (2005) của Bùi Đức Tịnh. 
Một số công trình văn học sử về văn 
học Việt Nam cuối thế kỉ XIX hay toàn bộ 
tiến trình văn học Việt Nam xuất bản trong 
giai đoạn này của các tác giả Nguyễn 
Phong Nam (1998), Nguyễn Phạm Hùng 
(1999) đều đánh giá về văn nghiệp và cuộc 
đời Nguyễn Đình Chiểu tương đối thống 
nhất và đồng thuận. Những chủ thể này đã 
bộc lộ thiên hướng và tài năng cá nhân với 
những sắc thái khác biệt. Nếu Nguyễn 
Phong Nam nhìn thiên về thi pháp thì 
Nguyễn Phạm Hùng lại nhìn từ thể loại. 
Chính sự đa dạng về cách tiếp cận này lại 
làm phong phú thêm lịch sử tiếp nhận 
Nguyễn Đình Chiểu nhất là từ góc nhìn 
lịch sử văn học. 
Nhà Việt Nam học người Nga 
N.I.Nikulin trong hai công trình Văn học 
Việt Nam (sơ thảo) (1970) và Văn học Việt 
Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX (1976) đã 
đề cập đến Nguyễn Đình Chiểu như một 
tác giả tiêu biểu của văn học yêu nước nửa 
cuối thế kỉ XIX. Hai công trình này mãi 
đến 2007 mới được dịch và công bố rộng 
rãi tại Việt Nam. Đối với các nhà nghiên 
cứu nước ngoài như trường hợp này thì 
nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu là để tiếp 
cận vào nền văn hoá văn học Việt Nam, 
hiểu về sức mạnh của dân tộc Việt Nam. 
Riêng Văn học miền Nam lục tỉnh của 
Nguyễn Văn Hầu cho đến 2012 in được 3 
cuốn và vẫn còn tiếp tục. Nguyễn Đình 
Chiểu thuộc phạm vi khảo sát của tập ba 
Văn học Hán Nôm thời kháng Pháp và 
thuộc Pháp, được nghiên cứu các mục: tiểu 
sử, tác phẩm, văn chương, nhận xét và trích 
tuyển thơ văn. Bộ sách này đánh giá khá 
cao con người và văn chương cụ Đồ. ng 
cho rằng: “Nhận xét văn chương Nguyễn 
Đình Chiểu nếu chỉ dựa vào Lục Vân Tiên, 
Dương Từ - Hà ậu, Ngư Tiều y thuật vấn 
đáp thì quả là một thiếu sót lớn nếu không 
nói là đắc tội: tội nhìn ông phiến diện. Văn 
chương ông tuôn trào mãnh liệt qua những 
nhiệt hứng ùn ục trong lòng, phải nói rằng 
nó nằm trong những bài văn tế và trong 
những bài thơ luật sái lụy anh h ng của 
ông” [16,tr.95-96]. Nhà nghiên cứu này 
khẳng định bộ phận thơ văn yêu nước mà 
ông gọi là văn chương đối kháng “đã biểu 
lộ một tài năng xuất sắc với hết cả hai mặt 
là bố cục lẫn tu từ” [16,tr.97]. Về sắc thái 
địa phương trong văn chương cũng như sự 
yêu thích của độc giả mọi tầng lớp nhân 
dân dành cho cụ Đồ, nhà nghiên cứu nhận 
xét như sau: “Tác giả là người Nam kì, tất 
nhiên bản chất văn chương được xây dựng 
trên căn gốc đó. Từ cảnh vật, cảm tình, lời 
lẽ, tác giả đều mượn, nghĩ và nói trên cung 
cách miền Nam” [16,tr.100]. Nguyễn Văn 
Hầu nhận xét về tính chất địa phương đặc 
trưng trong văn chương cụ Đồ và đến lượt 
mình, cách dùng từ và giọng văn nghiên 
cứu của ông vẫn bị quy định bởi sắc thái 
này. Mức độ cập nhật tư liệu dùng làm cơ 
sở nghiên cứu trong bộ sách này nói chung 
và phần tư liệu về Nguyễn Đình Chiểu 
trong Tập ba nói riêng đều dừng lại ở trước 
1975, nhưng những tư liệu đưa ra là chính 
xác và khách quan nên có sức thuyết phục. 
Bên cạnh đó, về quan niệm biên soạn, 
phương pháp trình bày, quan niệm về văn 
học và văn học sử là có chung cái nhìn với 
các nhà văn học sử miền Nam trước đây 
như Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ. Đó là 
công trình bao quát từ văn học dân gian 
đến hiện đại nhưng do cá nhân thực hiện và 
chịu ảnh hưởng của các phương pháp 
nghiên cứu phương Tây như chú trọng đến 
văn bản, sử dụng phương pháp thực chứng. 
Biên soạn và đánh giá về tác giả và tác 
phẩm Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và các 
tác giả khác của Nguyễn Văn Hầu trong 
Văn học Nam kì lục tỉnh là có nét khác biệt 
so với các bộ văn học sử do miền Bắc tiến 
hành trước đây và cả gần đây. Điểm khác 
là mở rộng phạm vi khảo sát- đánh giá 
sang các tác giả mà trước đây vẫn còn bị 
nghi kị và dè dặt như Tôn Thọ Tường, 
Phan Thanh Giản. 
46 
Quá trình tiếp nhận Nguyễn Đình 
Chiểu sau năm 1975 còn do sự thuận lợi 
của việc tiếp cận tư liệu về nhà thơ cũng 
như sự trưởng thành và không ngừng lớn 
mạnh của đội ngũ các nhà khoa học thuộc 
lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, 
trong đó phương pháp liên ngành được áp 
dụng và mang lại những thành công nhất 
định đã tạo nên một mặt bằng mới cho các 
phương hướng tiếp cận di sản Nguyễn 
Đình Chiểu. Thành tựu từ các khoa học lân 
cận như khoa học lịch sử đã làm sáng tỏ 
một vài phương diện liên quan đến cuộc 
đời nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu ra 
Huế thi Hương hay thi Hội, Nguyễn Thị 
Chân Quỳnh đã có câu trả lời chính xác là 
thi Hội (xem thêm Lối xưa xe ngựa, 1995) 
hay những nghiên cứu về lịch sử tư tưởng 
của Cao Tự Thanh qua công trình Nho giáo 
ở Gia Định (1988, 1996, 2010) qua cứ liệu 
tác phẩm Lục Vân Tiên đã phát hiện ra một 
kiểu nhà nho thương nghiệp qua hình 
tượng ông Quán; hay về nhân vật lịch sử 
Trương Định đã được minh xác qua sách 
Khởi nghĩa Trương Định của hai tác giả 
Nguyễn Phan Quang và Lê Hữu Phước 
2001 đã và sẽ làm những tư liệu khả tín 
cho những công trình văn học sử về văn 
học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ 
XIX đang và sẽ tiến hành trong một tương 
lai gần. Cần nói rõ hơn là bối cảnh xã hội 
học thuật có nhiều thay đổi cũng đã tác 
động nhiều đến tầm đón nhận của người 
đọc giai đoạn này. Nếu như trước kia, hệ 
thống nhân vật phản diện trong Lục Vân 
Tiên mà một trong những nhân vật tiêu 
biểu là Võ Thể Loan được Ái Lan chiêu 
tuyết gặp phải phản ứng thì giờ đây, cũng 
trên tinh thần ấy, Bùi Văn Tiếng đã có cái 
nhìn mới, cảm thông sâu sắc hơn về nhân 
vật Bùi Kiệm nhưng lại không gặp phản 
ứng gì thái quá từ phía những người đọc 
khác về cách đọc này. 
Có thể sơ bộ nhận xét rằng trong lịch 
trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu thì 
giai đoạn sau 1975 là có nhiều thành tựu 
nhất từ tư liệu cho đến đội ngũ các nhà 
nghiên cứu và liền kề là sự phong phú của 
các phương pháp tiếp cận. Từ sau ngày 
thống nhất đất nước, việc nghiên cứu, phê 
bình tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu có 
những thay đổi lớn do những thuận lợi 
trong việc tiếp cận, sưu tầm tác phẩm và 
tập hợp tư liệu. Sau năm 1986, thành tựu 
của khoa học văn học được du nhập và vận 
dụng phổ biến đem lại những cái nhìn mới 
và góp thêm những tiếng nói phong phú, đa 
dạng về những di sản mà cụ Đồ để lại. 
Nhìn Nguyễn Đình Chiểu từ góc nhìn văn 
học sử cho thấy quá trình phát triển của bộ 
môn này và vị trí của nó trong tiến trình ấy, 
mà tiêu biểu là công trình của Nguyễn Lộc 
đã bước đầu nhìn Nguyễn Đình Chiểu từ 
góc nhìn của lịch sử tiếp nhận dù chỉ là 
bước đầu. Từ những thành tựu đã đạt được 
cho phép nghĩ rằng trong tương lai gần khi 
có một bộ văn học sử mới về văn học Việt 
Nam thì bên cạnh lịch sử tác giả, tác phẩm 
sẽ có lịch sử người đọc. Đồng thời, hướng 
nghiên cứu này đã thể hiện bản lĩnh của 
các chủ thể nghiên cứu, đã góp phần tạo ra 
một góc nhìn mới, làm phong phú thêm nội 
dung các tác phẩm của Nguyễn Đình 
Chiểu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Đức Tịnh (2005), Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thủy đến cuối thế kỉ 
20, Nxb Văn nghệ. 
2. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Sài Gòn, Bộ Giáo dục - Trung 
tâm học liệu xuất bản. 
3. Hà Như Chi (2000), Việt Nam thi văn giảng luận, Hà Nội: Nxb Văn hoá Thông tin. 
47 
4. Huỳnh Vân (2010), Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận , 
Nghiên cứu Văn học, Hà Nội, số 3, trang 36-58. 
5. Lê Quang Tư (2009), “Một thế kỉ nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam”, Luận án tiến 
sĩ Ngữ văn, Hà Nội,Viện Văn học. 
6. Lê Trí Viễn và tác giả khác (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 4A, Hà Nội, Nxb 
Giáo dục. 
7. Lê Văn Siêu (1974), Văn học sử thời kháng Pháp, Sài Gòn, Trí Đăng. 
8. Nhiều tác giả (1973), Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ 
thuật, Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội. 
9. Nhiều tác giả (1982), Kỉ yếu Hội nghị khoa học về Nguyễn Đình Chiểu nhân kỉ niệm 
lần thứ 160 ngày sinh của nhà thơ (1822 – 1982), tổ chức tại Bến Tre từ ngày 29-
30/6/1982. 
10. Nhiều tác giả (2001), Văn học sử những quan niệm mới những tiếp cận mới, Hà Nội, 
Thông tin khoa học xã hội – chuyên đề. 
11. N.I.Nikulin (2010), Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Văn học- Trung tâm nghiên cứu 
Quốc học, Nhiều người dịch. 
12. Nghiêm Toản (1968), Việt Nam văn học sử trích yếu, Sài Gòn, Nhà sách Khai Trí. 
13. Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII- hết thế kỉ XIX, Hà Nội, 
Nxb Giáo dục. 
14. Nguyễn Q.Thắng (2007), Văn học Việt Nam nơi miền đất mới, tập1, Hà Nội, Nxb Văn 
học. 
15. Nguyễn Tường Phượng - Bùi Hữu Sủng (1952), Văn học sử Việt Nam hậu bán thế kỉ 
thứ XIX Hà Nội, Trường Nguyễn Khuyến phát hành. 
16. Nguyễn Văn Hầu (2012), Văn học miền Nam lục tỉnh, tập ba Văn học Hán Nôm thời 
kháng Pháp và thuộc Pháp, Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ. 
17. Phan Trần Chúc (1960), Văn chương quốc âm thế kỉ XIX, Sài Gòn, Nhà sách Khai Trí. 
18. Phạm Thế Ngũ (1996), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên. Tập II-III, Văn học 
hiện đại 1862-1945, Đồng Tháp, Nxb Đồng Tháp. 
19. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ – Ba thế hệ của nền 
văn học mới (1862-1945), Sài Gòn, Nxb Trình bày. 
20. Trần Ngọc Vương (1999), Văn học Việt Nam d ng riêng giữa nguồn chung, Hà Nội, 
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
21. Văn Tân- Nguyễn Hồng Phong (1963), Lịch sử văn học Việt Nam (sơ giản), Hà Nội, 
Nxb Khoa học - Ủy ban Khoa học Nhà nước. 
22. Viện Văn học (1964), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, 
Hà Nội, Nxb Văn học. 
23. Vũ Đình Liên và tác giả khác (1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam – từ thế kỉ 
XVI đến giữa thế kỉ XIX, tập II, Hà Nội, Nxb Xây dựng. 
24. Vũ Đình Liên và tác giả khác (1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam – từ giữa 
thế kỉ XIX đến 1945, tập III, Hà Nội, Nxb Xây dựng. 
* Ngày nhận bài: 7/11/2013. Biên tập xong: 19/2/2014. Duyệt đăng: 24/2/2014.

File đính kèm:

  • pdfsang_tac_cua_nguyen_dinh_chieu_tu_diem_nhin_van_hoc_su.pdf