Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6

Nội dung chuyên đề gồm 5 phần:

- Phần 1: Cấu trúc đề thi chọn HSG môn Ngữ văn 6 trong10 năm gần đây.

- Phần 2: Yêu cầu chung

- Phần 3: Khái quát nội dung kiến thức cần bồi giỏi

- Phần 4: Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi.

- Phần 5: Một số suy nghĩ, đề xuất.

pdf23 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
on vật (gặp ông tiên trong giấc mơ, 
ông tiên đã giúp mình biến thành con vật để thoát khỏi lỗi lầm). Sự việc xảy ra với 
mình trong ngày đầu tiên mang lốt vật là sự việc gì, cụ thể ra sao, sự việc đó ảnh 
hưởng tới tính cách của mình như thế nào? 
+ Kể về lí do mình được giải thoát và suy nghĩ về giấc mơ. 
d. Kể chuyện tưởng tưởng về tâm tình, số phận của cây cối, đồ vật 
Đề bài: Cuối thu, trên sân trường những cây bàng, cây phượng khẳng khiu trơ trụi lá, 
chỉ còn cây sữa tươi tốt trong màu lá xanh và hương thơm nồng nàn xao xuyến. Chúng 
thì thầm trò chuyện với nhau 
 Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện ấy. 
* Đặc điểm: 
- Dạng bài này đòi hỏi yếu tố tưởng tượng nhiều, gần với miêu tả đòi hỏi yếu tố miêu 
tả nhiều. 
- Kể ở ngôi thứ nhất khi đề yêu cầu sự vật, cây cối tự kể về mình. 
- Kể ở ngôi thứ 3 khi đề yêu cầu ghi lại cuộc trò chuyện. 
* Phương pháp làm bài: 
- Người kể phải hiểu được đặc điểm của đồ vật, cây cối, loài vật... 
+ Nguồn gốc, họ hàng, quá trình sinh trưởng và phát triển 
+ Môi trường sống, tác dụng và quan hệ của nó đối với môi trường tự nhiên, đối với 
cuộc sống con người. 
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa trong quá trình xây dựng tính cách nhân vật. 
19 
* Hướng dẫn lập dàn ý. 
- Xác định ngôi kể: Ngôi 3 
- Phải hiểu được đặc điểm các nhân vật: Bàng, Phượng Vĩ và Sữa 
+ Hiểu về quá trình sinh trưởng và phát triển. 
+ Tác dụng của từng loài đối với tuổi học trò nói riêng và đối với con người nói chung. 
- Xác định chủ đề của cuộc trò chuyện: 
+ Chủ đề của cuộc trò chuyện là những tâm sự buồn vui, sự so sánh về đặc điểm, cuộc 
sống của mỗi loài cây (họ nhìn thấy vẻ đẹp, thế mạnh riêng của bạn và sự hạn chế của 
mình. Vì thế họ sẽ khao khát, an ủi và chỉ ra cho nhau biết những vẻ đẹp, giá trị riêng 
của mỗi loài trên tinh thần xây dựng, đoàn kết, cùng nhau tô điểm, làm đẹp cho thiên 
nhiên và cuộc sống con người). 
- Xây dựng cốt truyện 
+ Sự việc mở truyện 
Cách 1: Có hình ảnh một cô bé đang dạo chơi trên sân trường và cô bé nghe thây tiếng 
thì thầm. 
Cách 2: Tả vài nét về cảnh sân trường dưới cái nhìn của một trong ba nhân vật. 
+ Diễn biến truyện. 
 Nếu mở truyện theo cách 1 thì một trong ba nhân vật sẽ bắt truyện với cô bé và các 
nhân vật còn lại sẽ tham gia theo hướng nhân vật đầu tiên sẽ than thở với cô bé, các 
nhân vật khác an ủi rồi lại tự buồn 
 Nếu mở truyện theo cách 2 thì nhân vật thứ nhất nhìn cảnh sân trường thấy buồn và 
khao khát được như bạn. Nhân vật thứ hai biết nên vỗ về an ủi và chỉ ra cho bạn thấy 
điều tuyệt vời của bạn, nhân vật thứ ba tiếp tục tham gia câu chuyện. 
+ Kết truyện: Tương ứng với mở bài. 
Chuyên đề 3: Văn miêu tả 
 Trong nội dung trình bày hôm nay, chúng tôi chỉ đi sâu vào Kiểu bài: Miêu tả tái 
hiện (hay còn gọi là Văn dựng cảnh). 
* Khái niệm. 
 - Dựng cảnh là dùng ngôn ngữ của mình, cách diễn đạt của mình làm tái hiện 
một cảnh nào đó đã có trong tác phẩm sao cho cảnh đó hiện ra trước mắt người đọc cụ 
thể hơn, sinh động hơn và mang cảm xúc chủ quan của người dựng. 
 - Dựng cảnh về cơ bản giống với trần thuật sáng tạo một cảnh, một chi tiết nhưng 
lời văn, giọng văn nặng về yếu tố tả (gợi tả, gợi cảm). 
* Phương pháp làm bài. 
20 
 - Xác định được cảnh cần dựng là cảnh nào? Từ đâu đến đâu? Cảnh cần dựng có 
vai trò, vị trí như thế nào đối với tác phẩm. 
 - Tìm xem trong cảnh có những ý nào, chi tiết nào rồi? cần phải liệt kê ra, suy 
nghĩ, tưởng tượng, hình dung để tìm thêm những cảnh, chi tiết khác. 
 - Sắp xếp các ý theo một trật tự nhất định. 
 - Tránh diễn xuôi, tuyệt đối không nhắc đến tên tác giả, tác phẩm (nếu dựng lại 
cảnh trong một tác phẩm). 
* Lưu ý: Dựng cảnh trong truyện cổ dân gian phải lưu ý ngôn ngữ, cảnh sao cho gợi 
được không khí của truyện cổ. 
Đề bài 1: 
 Em hãy hình dung tưởng tượng và miêu tả lại quang cảnh của buổi sáng trả 
gươm trên Hồ tả Vọng và nêu cảm nghĩ của em về cảnh đó. 
 Hướng dẫn hs tìm hiểu đề, lập dàn ý: 
 + Đây là kiểu bài miêu tả quang cảnh kết hợp với nêu cảm nghĩ gv cần hướng dẫn 
học sinh thực hiện từng yêu cầu của đề bài. 
 + Bố cục: 
* Mở bài: giới thiệu cảnh đất nước thanh bình Lê Lợi lên làm vua 
* Thân bài. 
 Miêu tả quang cảnh trả gươm 
- Quang cảnh xung quanh hồ Tả Vọng. 
 + Bầu trời mùa thu trong xanh 
 + Chim chóc ca hót líu lo 
 + Những rặng liễu bên hồ duyên dáng soi mình 
 + Cuộc sống yên ả, thanh bình 
- Quang cảnh trên hồ Tả Vọng 
+ Mặt hồ trong xanh phẳng lặng. 
 + Chiếc cầu Thê Húc cong cong 
 + Thuyền rồng nhè nhẹ trôi, mặt hồ lăn tăn gợn sóng. 
- Tả thuyền rồng: hình dáng, màu sắc, hoa văn 
- Tả Lê Lợi: Trang phục, nét mặt, tư thế, điệu bộ. 
- Sự xuất hiện của Rùa Vàng 
+ Mặt nước nổi sóng, dưới đáy hồ xuất hiện một cái mai rùa lớn. 
+ Con rùa nổi lên khỏi mặt nước cất tiếng nói: 
- Thái độ của mọi người trên thuyền 
- Tâm trạng, suy nghĩ của Lê lợi 
- Sự việc trả gươm 
21 
Cảm nghĩ về cảnh 
 + Cảnh trả gươm có ý nghĩa giải thích ten hồ 
 + Bài học tự cường, giữ nước, thái độ yêu chuộng hòa bình. 
* Kết bài: Từ cảnh đã miêu tả thấy tự hào, xúc động về lịch sử nước nhà. 
Đề bài 2: 
 Từ những chi tiết đã có, kết hợp với hình dung tưởng tượng em hãy miêu tả lại 
cảnh trong đoạn cuối văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, từ chỗ “Biết chị Cốc đi 
rồi...” cho đến hết. 
 Hướng dẫn hs tìm hiểu đề, lập dàn ý: 
 + Với đề bài này trước hết gv cần hướng dẫn học sinh xác định cảnh cần dựng là 
cảnh trong đoạn cuối văn bản, sau khi Dế Mèn trêu chị Cốc đến cuối truyện; cảnh này 
có vai trò quan trọng trong tác phẩm cho ta thấy được sự ăn năn hối lỗi của Dế Mèn. 
Ngoài ra có thể tưởng tượng, hình dung thêm về cảnh, tâm trạng, suy nghĩ của nhân 
vật. 
 + Bố cục: 
* Mở bài. 
 - Tâm trạng của Dế Mèn khi ở trong hang nghe tiếng bước chân của chị Cốc 
* Thân bài. 
 - Quang cảnh trước mắt Mèn: Từ vùng đầm lầy đến trước cửa hang 
- Tả hình ảnh Choắt trong cơn đau đớn. 
- Lồng tả tâm trạng, việc làm, lời nói, dáng vẻ của Dế Mèn và Dế Choắt. 
- Tả kĩ tâm trạng, ý nghĩ của Mèn trước những lời trăng trối của Choắt. 
- Tả Choắt khi trút hơi thở cuối cùng, cảnh vật, không gian, thời gian lúc đó. 
- Hành động, tình cảm, tâm trạng của Dế Mèn lúc Dế Choắt chết. 
- Cảnh Dế Mèn chôn Dế Choắt, cảnh Mèn đứng trước mộ Choắt. 
* Kết bài: Cảm nghĩ của người tả về cảnh đó. 
Đề bài 3: 
 Em hãy hình dung và miêu tả lại cảnh: Cô bé Kiều Phương vẽ bức tranh “Anh 
trai tôi”. 
 Hướng dẫn hs tìm hiểu đề, lập dàn ý: 
 + Đề này đòi hỏi phải có kiến thức về hội họa, biết vận dụng kiến thức hội họa 
trọng miêu tả. Trọng tâm của đề là yêu cầu tả người cụ thể là tả chân dung, hành động, 
tâm trạng của Kiều Phương khi vẽ bức tranh “Anh trai tôi ” nhưng vẵn được coi là 
dựng cảnh vì cảnh đó có trong văn bản. Bởi vậy gv cần hướng dẫn học sinh xác định 
cảnh được tả là cảnh nằm ở giữa tác phẩm; qua cảnh này giúp chúng ta hiểu hơn về 
Kiều Phương ham mê hội họa có tấm lòng nhân hậu chính điều này đã thức tỉnh người 
22 
anh trai, tạo nên vẻ đẹp của tác phẩm. Học sinh có thể tưởng tượng, hình dung khi 
miêu tả trang phục, nét mặt, tâm trạng,của nhân vật. 
 + Bố cuc: 
* Mở bài. 
 Giới thiệu một chút về phòng vẽ tranh quốc tế, về cô bé Kiều Phương. 
* Thân bài. 
- Tả kĩ về trang phục, dáng vẻ, khuôn mặt của cô bé. 
- Tả hoạt động, nét mặt, tâm trạng, tình cảm của Kiều Phương theo từng mảng 
vẽ. 
 + Mảng chính (vẽ thô) theo trình tự khuôn mặt, cổ, bờ vai 
 + Mảng phụ: Khung cửa sổ, chiếc bàn học, bầu trời, 
 + Giai đoạn tô màu. 
 - Tả nét mặt, tâm trạng của Kiều Phương khi bức tranh đã hoàn thiện. 
* Kết bài. 
 Cảm nghĩ của người tả về hình ảnh cô bé Kiều Phương lúc đó. 
PHẦN V. MỘT SỐ SUY NGHĨ, ĐỀ XUẤT 
1. Thực tế công tác Bồi dưỡng HSG ngữ văn 6 và kết quả thi chọn HSG ngữ văn 6 
 Thực tế công tác Bồi dưỡng HSG nói chung và HSG Ngữ văn 6 nói riêng trong 
nhiều năm qua còn gặp nhiều khó khăn bởi chưa có một Văn bản hướng dẫn chung 
nào của cấp trên định hướng cụ thể về nội dung này (cách đây 2-3 năm có một Văn 
bản Hướng dẫn nhưng còn sơ sài, mang tính chung chung, liệt kê các nội dung cần tập 
trung ôn luyện. 
 Giáo viên tham gia công tác bồi giỏi hiện nay phần lớn là giáo viên trẻ, thời gian 
bồi giỏi chưa nhiều nên chưa có cái nhìn khái quát về chương trình, nội dung bồi còn 
dàn trải. Đặc biệt là chưa chú trọng dạy phương pháp làm các dạng bài, kiểu bài và rèn 
kĩ năng làm bài cho học sinh mà mới chỉ tập trung vào việc cung cấp kiến thức, chưa 
chú ý đến việc khơi gợi cho học sinh yêu thích môn học, vì thế năng lực cảm thụ và 
tưởng tượng sáng tạo của các em chưa cao. Do vậy, đề thi cơ bản là không khó nhưng 
kết quả khảo sát môn Văn còn thường rất thấp, điểm trên 10 chỉ đạt 25- 35%, hầu như 
rất ít điểm cao. 
 2. Như đã nói ở trên, các nội dung chính mà chúng tôi xây dựng, đề cập đến trong 
chuyên đề này là căn cứ vào đặc điểm thực tế cấu trúc, nội dung đề thi chọn HSG Ngữ 
văn lớp 6 trong 10 năm gần (qua bảng thống kê) và từ thực tiễn 1 số năm dạy Bồi 
dưỡng HSG Ngữ văn lớp 6 của cá nhân, xin trình bày (và trình bày khá chi tiết về các 
dạng cũng như phương pháp) để các đ/c cùng thảo luận chứ chưa phải là định hướng. 
23 
 3. Đề nghị, sau thảo luận nội dung chuyên đề này, cấp trên nên có sự chỉ đạo thống 
nhất về định hướng giới hạn nội dung kiến thức cũng như cấu trúc đề thi chọn HSG (2 
hay 3 câu?), các ngữ liệu trong đề thi chọn HSG ở phần Tiếng Việt và Cảm thụ sao 
gần gũi với lứa tuổi, lạ mà không xa (đặc biệt là cảm thụ, không nhất thiết và không 
nên lấy những đoạn thơ đã có ở chương trình ngữ văn 6) để các em có thể tự phát hiện 
một cách hồn nhiên chân thực nhất những cảm nhận của mình (chứ không phải thuộc 
và nhớ lại, viết lại những điều đã được nghe giảng). Phần Làm văn nên chọn các kiểu 
bài, dạng bài tự sự và miêu tả sao cho học sinh bộc lộ được năng lực sáng tạo của 
mình. 
 4. Cuối cùng xin cảm ơn các đồng chí đã theo dõi, lắng nghe và cùng thảo luận! 
Thái Thụy, ngày 18 tháng 10 năm 2018 
Người thực hiện 
 Lê Thị Thu Hà 
GV Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6.pdf