Di cư và phát triển: Lao động di cư Việt Nam ở Thái Lan

“Bây giờ cảnh sát và quân đội đi bắt người bất kể giờ giấc, 2-3 giờ sáng mà

dân hàng rong nhập cư còn phải chạy trốn gần chết. Dân Việt Nam bán trái cây,

nước lựu, chanh khu Pratunam - nơi tập trung đông khách du lịch - cũng sợ quá

trốn về nước gần hết. Riêng tụi tôi không dám ngủ lại khu trọ nữa mà phải qua

nhà một người Thái xin tạm lánh”.(1) Đó là tâm sự đầy lo lắng nói lên muôn vàn

khó khăn của làn sóng những người Việt Nam di cư sang Thái Lan lao động không

phép, nhất là trong lúc chính phủ Thái Lan tăng cường thắt chặt quản lý tình hình

lao động nước ngoài bất hợp pháp tại Thái Lan hiện nay. Người đứng đầu bộ phận

nhập cư của cảnh sát Thái Lan phát biểu trên một kênh truyền hình: “Chúng tôi

nhận được nhiều khiếu nại về lao động nhập cư bất hợp pháp làm việc ở các khu

chợ, trong đó có người Myanmar, Campuchia, Việt Nam và cả một số quốc gia

Nam Á. Họ đang cướp công việc của người Thái. Lẽ ra, họ nên làm những công

việc mà người Thái không muốn làm như lau dọn nhà cửa”.(2)

pdf10 trang | Chuyên mục: Địa Văn Hóa Thế Giới | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Di cư và phát triển: Lao động di cư Việt Nam ở Thái Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
an”, 
“Hội Người Việt ở Thái”, “Hội Đồng hương Hà Tĩnh ở Thái Lan”, “Hiệp hội Công 
giáo Việt Nam tại Thái Lan”.... Đây không chỉ là những địa chỉ chia sẻ thông tin 
thường nhật, mà còn giúp giải quyết những tình huống khó khăn, khủng hoảng, 
hoặc thay đổi chính sách liên quan (xem thêm các ví dụ Le Duc 2016).
Thêm nữa, việc kết nối và phát huy vai trò và đóng góp tích cực của lao động 
di cư trở về cho Việt Nam cần được quan tâm. Người lao động di cư khi trở về có 
tác phong, tư duy, kiến thức, kỹ năng, mạng lưới mới cần được hỗ trợ tái hòa nhập, 
tài chính và các cơ chế hợp lý để có thể phát triển trong các lĩnh vực của họ. Nghiên 
cứu của ILO, IOM và UN Women (2014) chỉ rõ: “Phần lớn người di cư Việt Nam 
trở về quay lại với các công việc lao động phổ thông, các công việc mà họ đã làm 
trước khi di cư và không liên quan đến kỹ năng và kiến thức mà họ tiếp thu được 
khi làm việc ở nước ngoài. Nguyên nhân là do người lao động trở về không thể áp 
75Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (132) . 2016
dụng được kỹ năng và tác phong làm việc ở nước ngoài vào điều kiện làm việc ở 
Việt Nam hoặc để khởi sự kinh doanh. Bên cạnh đó, phần lớn người lao động xuất 
thân từ nông thôn, và do đó họ cần học hỏi các mô hình kinh doanh phù hợp với 
nông thôn, cũng như các cách thức giải quyết các khó khăn khi kinh doanh trong 
môi truờng này.”
5. Kết luận
Làn sóng di cư của người Việt sang Thái Lan lần thứ tư, đặc trưng bởi di cư 
lao động, được thúc đẩy bởi các nhân tố cầu đẩy và cầu kéo của phát triển và hội 
nhập khu vực, của Tiểu vùng Mê Kông, những điều kiện và nhu cầu phát triển của 
xã hội Việt Nam và sức thu hút của nền kinh tế và xã hội Thái Lan. Giai đoạn đầu 
của làn sóng di cư lao động này được thực hiện qua kênh phi chính thức nhưng 
cũng đã có tác động phát triển tích cực ở các cấp vi mô và vĩ mô. Việc triển khai 
các thỏa thuận hợp tác lao động giữa hai nước trong thời gian tới có thể chuyển 
làn sóng lao động di dân hiện nay sang một giai đoạn mới cả về số lượng và chất 
lượng, mang lại lợi ích cho cả hai nước và thúc đẩy sự phát triển của vùng. Đặt di 
cư và phát triển trong mối tác động qua lại giữa chúng và với bối cảnh quốc gia, 
khu vực và thế giới cho phép tư duy nghiên cứu và xây dựng chính sách vượt lên 
các quan điểm cực đoan hoặc lạc quan hoặc bi quan, không thiên vị theo cách tiếp 
cận tân cổ điển hay cấu trúc-lịch sử. Di cư cần xem xét và tích hợp toàn diện các 
mặt của phát triển bền vững, bao gồm lao động trẻ em, phát triển phụ nữ, quyền 
của người lao động và các thành viên gia đình họ, bảo vệ môi trường..., trong đó 
có tính đến lao động xuyên quốc gia (transnational). Di cư khu vực cần tiếp tục 
xây dựng các chính sách “đảm bảo cho các kênh di cư trở nên an toàn hơn, dễ quản 
lý hơn, và minh bạch hơn thông qua việc mở rộng phạm vi của MRA (Thỏa thuận 
công nhận tay nghề tương đương) để bao gồm cả những lao động tay nghề thấp và 
trung bình” (ILO và ADB 2014). Thúc đẩy di cư lao động người Việt sang Thái 
Lan cần chú trọng phát huy mạng lưới quan hệ với lớp người Việt cũ như Youn Kao 
và Youn Op Pha Yop, sử dụng mạng xã hội, và xây dựng các cơ chế thúc đẩy vai trò 
và đóng góp tích cực của lao động di cư trở về cho Việt Nam.
 N Q H
CHÚ THÍCH
(1) “Thái Lan truy quét lao động chui, hàng rong Việt Nam lao đao”, Thanh niên Online, ngày 
27/5/2016.
(2) “Thái Lan siết chặt lao động nhập cư”, Người lao động, ngày 29/9/2016.
(3) Có 4 trung tâm và 5 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động Việt Nam sang Thái Lan, bao 
gồm: Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Lao động), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh 
Nghệ An (thuộc Sở Lao động Nghệ An), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hà Tĩnh (thuộc Sở 
Lao động Hà Tĩnh), Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Bình (thuộc Sở Lao động Quảng 
Bình), và các công ty SONA, TTLC, Thinh Long Corp, Hoang Long Huresu, VIHATICO.
76 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (132) . 2016
(4) Được biết đến như là ngôi làng người Việt.
(5) Những con đường dẫn người Việt Nam sang Lào, rồi sau đó sang Thái Lan bao gồm: đường 
số 8 (Nghệ An/Hà Tĩnh - Thakhaek), đường số 12 (Quảng Bình - Thakhaek), và đường số 9 
(Quảng Trị/Huế - Muddahan). 
(6) “Dắt nhau sang Thái Lan tìm việc”, Người lao động, ngày 07/5/2016, trình bày chi tiết: 
“Hà Tĩnh là địa phương có lượng người sang Thái Lan mưu sinh lớn. Theo Sở Lao động, 
Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh, hiện có khoảng 10.000 lao động của tỉnh đang làm 
việc ở Thái Lan. Trong đó nhiều nhất là huyện Can Lộc với gần 4.000 người; kế đến là 
Thạch Hà với 2.500 người, Lộc Hà có 2.000 người, Cẩm Xuyên trên 1.000 người.... Thanh 
Hóa, Quảng Bình, Nghệ An cũng có đông lao động sang Thái. Hằng năm, mỗi địa phương 
có khoảng 10.000 lượt lao động xuất cảnh.... Trước khi nhập cảnh Thái Lan, người lao 
động đến các cửa khẩu xin visa lao động ngắn hạn (28 ngày). Việc xin visa khá dễ, chi phí 
khoảng 70 USD. Mức thu nhập bình quân của lao động phổ thông Việt Nam tại Thái Lan 
hiện khoảng 8-10 triệu đồng/tháng; lao động có tay nghề cao gấp 1,5-2 lần. Nhờ dễ dàng 
xuất cảnh lại có thu nhập khá nên ngày càng có đông người bỏ làng quê để sang Thái Lan.”
(7) Có 4 hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: qua doanh nghiệp 
dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước 
ngoài; qua doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, đầu tư ra nước ngoài; qua doanh nghiệp 
đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập sinh nâng cao tay nghề; và đi làm 
việc theo hợp đồng cá nhân (Cục Lãnh sự 2011).
(8) Hiện ở tỉnh Udon Thani có 4 tổ chức hội hoạt động, bao gồm: Hội Việt kiều, Hội Doanh nhân 
Thái-Việt, Hội Người Việt cao tuổi, và Ban quản lý Khu Lịch sử Hồ Chí Minh (Phan Thị Hồng 
Xuân 2015).
(9) Hiện có khoảng 20 nhóm Công giáo người Việt sinh hoạt định kỳ tại các quận ở Bangkok và 
các tỉnh lân cận (Le Duc 2016).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bruneau, Michel. 2009. Lưu động, di cư và nghèo khó ở Ðông Nam Á. CNRS, Ðại học tổng 
hợp Bordeaux. 
2. Cục Lãnh sự. 2011. Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước 
ngoài. Hà Nội: Bộ Ngoại giao Việt Nam.
3. De Haas, Hein. 2007. Remittances, Migration and Social Development: A Conceptual 
Review of the Literature. Social Policy and Development Programme Paper Number 34. 
United Nations Research Institute for Social Development.
4. De Haas, Hein. 2010. Migration and Development: A Theoretical Perspective. International 
Migration Review 44(1): 227-264. 
5. De Haas, Hein. 2012. The Migration and Development Pendulum: A Critical View on 
Research and Policy. International Migration 50(3): 8-25.
6. ILO và ADB. 2014. Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung 
và việc làm tốt hơn. Hà Nội: ILO.
7. ILO, IOM và UN Women. 2014. Tóm tắt thảo luận chính sách: Để người lao động di cư trở 
về đóng góp tích cực cho Việt Nam. Hà Nội: ILO.
8. Le Duc, Anthony. 2016. The role of social media in community buidling for illegal Vietnamese 
migrant workers in Thailand. Journal of Identity and Migration Studies 10(1): 4-21.
77Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (132) . 2016
9. Lê Ngọc Đức. 2015. Những cơ hội và thách đố cho lao động di dân Việt Nam ở Thái Lan. 
nam-tai-thai-lan-845.html.
10. Nguyen, Nancy Huyen và Walsh, John. 2014. Vietnamese Migrant Workers in 
Thailand - Implications for Leveraging Migration for Development. Journal of Identity 
and Migration Studies 8(1): 68-93.
11. Phan Thị Hồng Xuân. 2015. The role and status of the Vietnamese community in Thailand: 
The case study of the Vietnamese people in Udon Thani. Faculty of Anthropology, the 
University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University-Ho Chi Minh 
City, Vietnam. 
12. Poole, Peter A. 1970. The Vietnamese in Thailand: A histrorical perspective. Ithaca: Cornell 
University Press. 
13. SERC. 2010. A Comparative Picture of Migration in Laos, Myanmar, Cambodia, Vietnam 
and Thailand: Summary. www.SERCASIA.com. 
14. Sripana, Thanyathip. 2004. The Vietnamese in Thailand: A cultural bridge in Thai-
Vietnamese relationship. Journal of Science, Social Science and Humanities, Vietnam 
National University 3E: 49-64.
15. Sripana, Thanyathip. 2013. Tracing Hồ Chí Minh’s Sojourn in Siam. Southeast Asian Studies 
2(3): 527-558.
16. Wise, Raúl Delgado và Humberto Márquez Covarrubias. 2009. Understanding the relationship 
between Migration and development: Toward a New Theoretical Approach. Social Analysis 
53(3): 85-105.
TÓM TẮT
Làn sóng di cư người Việt sang Thái Lan lần thứ tư bắt đầu trong những năm gần đây với 
đặc trưng là lao động di cư từ các tỉnh miền Trung Việt Nam. Việc đẩy mạnh hợp tác trong lao 
động giữa hai nước không chỉ là mở ra cánh cửa xuất khẩu lao động cho Việt Nam, mà còn có 
thể là một giải pháp tiến tới chấm dứt tình trạng lao động bất hợp pháp cũng như bảo vệ quyền 
lợi của người lao động di cư. Bài viết này cố gắng kết nối các vấn đề di cư, lao động di cư với các 
vấn đề về phát triển. Trên nền tảng lý thuyết đó, thông qua phân tích trường hợp nghiên cứu lao 
động di cư Việt Nam ở Thái Lan, bài viết đưa ra những gợi ý chính sách và hướng nghiên cứu 
trong thời gian đến.
ABSTRACT 
IMMIGRATION AND DEVELOPMENT: VIETNAMESE MIGRANT WORKERS IN THAILAND
The last few years have witnessed the forth immigration wave of Vietnamese to Thailand: 
labour migration from Central Vietnam. Strengthening labour cooperation between the two 
countries would not only open the new gate for Vietnamese labour migration abroad, but also 
address the current trend of illegal labour migration as well as protect the rights of migrant workers. 
This paper attempts to integrate migration, labour migrants abroad into development issues. 
Grounded on such a conceptual framework and through the analysis of Vietnamese migrant 
workers in Thailand, this paper highlights recommendations for policy planning and research 
direction for the future.

File đính kèm:

  • pdfdi_cu_va_phat_trien_lao_dong_di_cu_viet_nam_o_thai_lan.pdf
Tài liệu liên quan