Đề cương ôn tập môn Giải phẫu - Tim

- Tim là một khối cơ rỗng có cấu trúc mô học đặc biệt.

- Đóng vai trò một cái bơm vừa đẩy máu vào động mạch, vừa hút máu từ tĩnh mạch trở về.

- Tim nằm trong lồng ngực trong trung thất giữa.

- Trục của tim: trên xuống dưới, ra trước và sang trái

pdf5 trang | Chuyên mục: Giải Phẫu - Sinh Lý | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề cương ôn tập môn Giải phẫu - Tim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
MANDC - GROUP 
TIM 
- Tim là một khối cơ rỗng có cấu trúc mô học đặc biệt. 
- Đóng vai trò một cái bơm vừa đẩy máu vào động mạch, vừa hút máu từ tĩnh mạch trở về. 
- Tim nằm trong lồng ngực trong trung thất giữa. 
- Trục của tim: trên xuống dưới, ra trước và sang trái. 
1. Hình thể ngoài của tim. 
* Tim có hình tháp, 3 mặt, 1 đáy, 1 đỉnh: 
 - Đỉnh tỉm (mỏm tim): nằm ngay sau khoang gian sườn V đường trung đòn trái. 
 - Đáy tim: quay ra sau ứng với mặt sau của hai tâm nhĩ. 
 - 3 mặt: 
 + Mặt ức sườn: hướng ra phía trước, liên quan với xương ức và các sụn sườn. 
 + Mặt hoành: là mặt dưới, nằm trên cơ hoành. 
 + Mặt phổi: là mặt trái, liên quan với phổi và màng phổi trái. 
2. Hình thể trong của tim. 
- Vách gian nhĩ: phân cách giữa hai tâm nhĩ. 
- Vách nhĩ thất: phân cách giữa tâm nhĩ phải và tâm thất trái. 
MANDC - GROUP 
- Vách gian thất: phân cách giữa hai tâm thất. 
 2.1. Tâm nhĩ. 
 - Tâm nhĩ phải: 
 + Có 3 lỗ đổ của TM chủ trên, chủ dưới, xoang TM vành. 
 + Thông với tâm thất phải qua lỗ nhĩ thất phải có van nhĩ thất phải (van ba lá) đậy kín. 
 + Thành vách gian nhĩ có hố bầu dục, là di tích của lỗ bầu dục thời kỳ phôi thai. Nếu 
lỗ này tồn tại, 
sẽ gây bệnh tim bẩm sinh thông liên nhĩ. 
- Tâm nhĩ trái: 
 + Có 4 lỗ đổ của 4 TM phổi 
 + Thông với tâm thất trái bởi lỗ nhĩ thất trái có van nhĩ thất trái (van hai lá hình mũ ni) 
đậy kín. 
 + Vách gian nhĩ có van lỗ bầu dục ứng với hố bầu dục của tâm nhĩ phải. 
 2.2. Tâm thất. 
 - Thành dày, sần sùi. Thành tâm thất phải mỏng hơn tâm thất trái. 
MANDC - GROUP 
 - Tâm thất phải: có lỗ thân ĐM phổi đi ra, đậy kín bởi van ba lá (van bán nguyệt). 
 - Tâm thất trái: có lỗ ĐM chủ, đậy kín bởi ba lá van bán nguyệt. 
 2.3. Các màng tim: 3 lớp: ngoại tâm mạc, cơ tim, nội tâm mạc. 
 - Ngoại tâm mạc: là 1 túi kín gồm: 
 + Ngoại tâm mạc sợi ở ngoài 
 + Ngoại tâm mạc thanh mạc ở trong: có 2 lá: lá thành và lá tạng. 
 Giữa 2 lá là một khoang ảo gọi là ổ ngoại tâm mạc. 
 * Ổ ngoại tâm mạc: có 2 ngách: 
 - Xoang ngang màng ngoài tim: ngách nằm giữa các thân ĐM lớn (ĐM chủ lên và 
thân ĐM phổi) ở phía trước và các TM (TM chủ trên và các TM phổi) ở phía sau. 
 - Xoang chếch màng ngoài tim: dạng túi bịt ngược nằm giữa các TM phổi phải và 
trái. 
- Cơ tim: dày ở tâm thất, mỏng ở tâm nhĩ, có 2 loại: 
 + Sợi co bóp 
 + Hệ thống dẫn truyền của tim: là các sợi cơ kém biệt hóa nằm lẫn trong các sợi co bóp, 
duy trì sự co bóp tự động của tim. 
 - Nội tâm mạc: khi viêm có thể gây chứng hẹp hay hở các van tim hoặc gây các cục 
huyết khối làm tắc động mạch. 
3. Hình chiếu của tim lên thành ngực: là hình tứ giác có bốn góc 
MANDC - GROUP 
4. Hệ thống mạch máu và thần kinh của tim. 
 4.1. Động mạch: ĐM vành phải và trái tách ra từ cung ĐM chủ 
 - ĐM vành phải: cho 1 nhánh lớn là nhánh gian thất sau và các nhánh nhỏ nuôi tim. 
 - ĐM vành trái: 2 nhánh chính: nhánh gian thất trước và các nhánh mũ. 
 4.2. Tĩnh mạch: 
 - TM tim lớn: nằm trong rãnh gian thất trước. 
 - TM tim giữa: nằm trong rãnh gian thất sau. 
 - TM tim nhỏ: chạy trong rãnh vành ở mặt hoành của tim. Đổ về xoang TM vành 
 - TM tim chếch: ở tâm nhĩ trái. 
- TM tim trước: ở mặt trước tâm nhĩ phải, thường đổ trực tiếp vào nhĩ phải. 
MANDC - GROUP 
- Các TM tim cực nhỏ: đổ trực tiếp vào tâm nhĩ và tâm thất = các lỗ cực nhỏ. 
- Xoang TM vành: đổ vào tâm nhĩ phải. 
 4.3. TK tim: Ngoài hệ thống dẫn truyền, tim đc chi phối bởi đám rối TK tim, thuộc hệ TK tự 
chủ. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_giai_phau_tim.pdf
Tài liệu liên quan