Đề cương bài giảng Phong cách học tiếng Việt hiện đại - Nguyễn Thế Truyền (Phần 1)

MỤC LỤC

MỤC LỤC .1

PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.10

I. PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH HỌC .10

1. PHONG CÁCH (STYLE).10

2. PHONG CÁCH HỌC (STYLISTICS).10

II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG

CÁCH HỌC .11

1. LỊCH SỬ PHONG CÁCH HỌC TRÊN THẾ GIỚI .11

2. LỊCH SỬ PHONG CÁCH HỌC Ở VIỆT NAM .15

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA PHONG CÁCH

HỌC.18

1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.18

2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.20

IV. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA PHONG CÁCH HỌC.25

1. MÀU SẮC TU TỪ (STYLISTIC COLOUR).25

2. PHONG CÁCH CHỨC NĂNG (FUNCTIONAL STYLES).29

3. PHÉP TU TỪ (figure of speech; rhetorical figure of speech) .31

V. CÁC LOẠI PHONG CÁCH HỌC.32

1. Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu.32

2. Căn cứ vào bình diện nghiên cứu.32

3. Căn cứ vào hướng nghiên cứu.32

4. Căn cứ vào tính chất lý thuyết hay thực hành.32

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA PHONG CÁCH HỌC .33

1. PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH – ĐỐI CHIẾU .33

2. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ .34

PHẦN II CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG CỦA TIẾNG VIỆT .38

CHƯƠNG I PHONG CÁCH KHẨU NGỮ.38

1. KHÁI NIỆM.38

1.1. Tên gọi.38

1.2. Định nghĩa .38

1.3. Các nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách.39

1.4. Dạng thức ngôn ngữ.39

2. CHỨC NĂNG .39

3. ĐẶC TRƯNG.40

3.1. Tính tự nhiên .40

3.2. Tính cảm xúc.40

3.3. Tính cụ thể.40

3.4. Tính cá thể.40

4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ.41

4.1. Ngữ âm .41

4.2. Từ ngữ .41

4.3. Ngữ pháp .412

4.4. Tu từ .41

4.5. Kết cấu diễn ngôn.42

CHƯƠNG II PHONG CÁCH HÀNH CHÍNH (ADMINISTRATIVE STYLE)44

1. KHÁI NIỆM.44

1.1. Tên gọi.44

1.2. Định nghĩa .44

1.3. Các nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách.44

1.4. Dạng thức ngôn ngữ.45

2. CHỨC NĂNG .45

3. ĐẶC TRƯNG.45

3.1. Tính nghiêm túc – khách quan .45

3.2. Tính chính xác – minh bạch .46

3.3. Tính khuôn mẫu.46

4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ.47

4.1. Ngữ âm, chữ viết, hình thức trình bày .47

4.2. Từ ngữ .48

4.3. Ngữ pháp .48

4.4. Tu từ .48

4.5. Kết cấu văn bản .49

5. CÁC THỂ LOẠI TIÊU BIẺU.50

5.1. Văn bản hành chính – pháp luật.50

5.2. Văn bản hành chính – ngoại giao.50

5.3. Văn bản hành chính quân sự .51

5.4. Văn bản văn thư (đơn từ, biên bản, hợp đồng, báo cáo, thông tư, công

văn, quyết định, . . .).51

CHƯƠNG III PHONG CÁCH KHOA HỌC (SCIENTIFIC STYLE).52

1. KHÁI NIỆM.52

1.1. Tên gọi.52

1.2. Định nghĩa .52

1.3. Các nhân tố giao tiếp chi phối đặc điểm phong cách.52

1.4. Dạng thức ngôn ngữ.52

2. CHỨC NĂNG .53

3. ĐẶC TRƯNG.53

3.1. Tính trừu tượng – khái quát.53

3.2. Tính chính xác.53

3.3. Tính khách quan .53

4. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ.54

4.1. Ngữ âm, chữ viết .54

4.2. Từ ngữ .54

4.3. Ngữ pháp .54

4.4. Tu từ .54

4.5. Kết cấu văn bản .55

5. CÁC THỂ LOẠI TIÊU BIỂU.55

5.1. Báo cáo khoa học .55

pdf135 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề cương bài giảng Phong cách học tiếng Việt hiện đại - Nguyễn Thế Truyền (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
án) 
Một tối bầu trời đắm sắc mây, 
Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy, 
Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ 
Nghiêng xuống làn rêu, một tối đầy. 
(Xuân Diệu, Với bàn tay ấy) 
 130 
BÀI TẬP 
Gạch dưới câu thơ vắt dòng trong những đoạn thơ sau: 
Mây lưng chừng hàng 
Về ngang lưng núi. 
Ngàn cây nghiêm trang 
Mơ màng theo bụi 
Hoa dại trên đồi. 
(Xuân Diệu, Tiếng không lời) 
Yêu ngẩn ngơ rồi đau xót xa, 
Số anh là khổ, phận anh là 
Suốt đời nuốt lệ vào trong ngực, 
Đem ái tình dâng kẻ phụ ta. 
 (Xuân Diệu, Muộn màng) 
Lẫn với đời quay, tôi cứ đi, 
Người ngoài không thấu giữa lòng si. 
Cũng như xa quá nên ta chỉ 
Thấy núi yên như một miếng bìa. 
(Xuân Diệu, Núi xa) 
II. MỘT SỐ LOẠI CÂU (THEO CÁCH PHÂN LOẠI CỦA NGỮ PHÁP HỌC) CÓ MÀU SẮC 
TU TỪ ĐẶC BIỆT 
1. CÂU TỈNH LƯỢC (ELLIPTICAL SENTENCE) 
Câu tỉnh lược là loại câu không đầy đủ về thành phần cấu tạo nòng cốt (chủ ngữ, vị 
ngữ, bổ ngữ đối tượng). 
Những thành phần lâm thời bị lược đi đó, nhờ ngữ cảnh, người nghe (đọc) vẫn hiểu và 
khôi phục lại được. 
Câu tỉnh lược còn gọi là câu rút gọn. 
Ví dụ: 
Nước mấy trăm thu còn vậy 
Nguyệt bao nhiêu kiếp vẫn rày 
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết 
Bui một lòng người cực hiểm thay! 
(Nguyễn Trãi, Mạn thuật, bài số 4) 
Bọn gia nhân đốt đuốc, đập đầu con bò con. Anh tổng khậu [đầu bếp] vào nhà bếp 
thúc hối: 
 – Nhớ chưa! Bàn thứ nhứt đầy chuối chát; bàn thứ nhì, khế chua; bàn thứ ba, 
bánh hỏi; bàn thứ tư, bánh tráng; bàn thứ năm, mắm nêm; bàn thứ sáu, muối tiêu. 
 Mấy chỉ ở nhà bếp cười dòn: 
 – Ðầy đủ hết rồi. Còn bàn thứ bảy? 
 Anh tổng khậu nói: 
 – Bàn thứ bảy thì dành riêng để uống rượu. Cứ khiêng lên sau, khi tôi ra lịnh... 
(Sơn Nam, Con trích ré) 
Nói chung, câu tỉnh lược có tác dụng làm cho lời nói ngắn gọn, thông tin nổi rõ ở 
những ở những thành tố cốt yếu. 
 131 
Ví dụ: Lược chủ ngữ và vị ngữ thuần tuý cấu trúc ngữ pháp (Đó là ), câu chỉ còn bổ 
ngữ chỉ nội dung cần nhấn mạnh: 
Như thế người ta gọi là nửa đùa nửa thật. Một cách lấp liếm cái ý định của mình 
bằng cách nói toạc nó ra. 
(Nam Cao, Một bữa no) 
Tuy nhiên, tuỳ vào loại thành phần bị lược bỏ và trong những văn cảnh nhất định, câu 
tỉnh lược còn có những tác dụng tu từ, biểu cảm khác. 
Chẳng hạn, trong thơ, câu tỉnh lược chủ ngữ có tác dụng biểu thị tư tưởng, tình cảm, 
cảm xúc nói đến trong câu là của chung nhiều người, của số đông chứ không phải của tác giả 
hay của một cá nhân cụ thể nào (‘phi ngã”, “vô ngã”). Đây là đặc điểm chung của ngữ pháp 
thơ ca cổ điển, khác với thơ mới. Ví dụ so sánh hai đoạn thơ sau: 
 Đêm qua ra đứng bờ ao, 
 Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ. 
 Buồn trông con nhện chăng tơ, 
 Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai ? 
(Ca dao) 
Tôi muốn tắt nắng đi 
 Cho màu đừng nhạt mất. 
 Tôi muốn buộc gió lại 
 Cho hương đừng bay đi. 
(Xuân Diệu, Vội vàng) 
BÀI TẬP 
Hãy xác định thành phần bị tỉnh lược trong các câu văn lấy từ hai truyện ngắn “Dưới bòng 
hoàng lan” và “Hai lần chết” của Thạch Lam: 
Dưới bóng hoàng lan 
a/ Con đã ăn cơm chưa? 
– Dạ chưa. Con ở tàu về đây ngay. Nhưng con không thấy đói. 
b/ Thanh cười: 
– Có một tý đường đất, cần gì phải xe. Con đi bộ hàng ngày cũng được. 
c/ Bao giờ anh lên tỉnh? 
– Ngày mai thôi. 
d/ Bà cụ vẫn không thôi phẩy chiếc phất trần lên đầu giường: 
– Đã lâu không có ai nằm nên bụi bám đầy khắp cả. 
e/ Thanh lắng nghe: một tiếng cười sẽ đưa lên. Tiếng ai? Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được. 
Hai lần chết 
a/ Cha Dung chẳng làm gì cả. Từ xưa đến nay vẫn thế. 
b/ Đây, áo mới của cô đây. Lấy ra mà thay, chứ ai lại ăn mặc rách rưới thế kia bao giờ. 
c/ Bây giờ là người nhà tao rồi thì phải làm. Mấy trăm bạc dẫn cưới, chứ tao có lấy không đâu. 
d/ Cô hãy còn mệt. Ngủ đi. 
e/ Nhưng đời nào ! Trời có mắt chứ ! Đã dễ mà chết được. 
2. CÂU ĐẶC BIỆT (SPECIAL SENTENCE) 
Câu đặc biệt là loại câu một thành phần diễn đạt ý trọn vẹn mà ta không thể xác định 
thành phần chính của câu là chủ ngữ hay vị ngữ. 
Câu đặc biệt còn gọi là câu không phân định thành phần. 
Ví dụ: 
 132 
Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây 
tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. 
(Thép Mới, Cây tre) 
 Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao mai chưa tắt. Một chân 
trời ửng đỏ phía xa. Một chút ánh sáng hồng trên mặt nước ruộng lúa lên đòng. 
(Nguyễn Trung Thành, Đường chúng ta đi) 
Câu đặc biệt có tác dụng bộc lộ cảm xúc, nhấn mạnh ý nghĩa tồn tại, xuất hiện của sự 
vật, hiện tượng, thay đổi mạch văn. 
Câu đặc biệt thường xuất hiện ở vị trí đầu hoặc cuối đoạn văn. 
Từ chiều, lại bắt đầu trở rét. 
Gió. 
 Mưa. 
 Não nùng. 
 Đường vắng ngắt. Chưa đến 8 giờ mà đường đã vắng ngắt. Thỉnh thoảng, những chiếc 
xe cao-su kín mít như bưng, lép nhép chạy uể oải tia ra hai bên cánh gà hai dòng khói thuốc 
lá. 
(...) 
Rồi anh run cầm cập, xếp thau, ôm đàn, cuốn chiếu, cầm gậy, đứng dậy, thong thả lần 
lối đi. 
 Gió. 
 Mưa... 
 Não nùng. 
(Nguyễn Công Hoan, Anh xẩm) 
Khi câu đặc biệt xuất hiện thành một dãy liên tiếp, trùng điệp về cấu trúc thì tác dụng 
biểu cảm – tu từ của nó được nhân lên gấp nhiều lần. Ví dụ : 
“Người ta xúm lại, túm ngang lưng nó. Nó không chạy. Nhưng nó vẫn nhai, trợn mắt 
lên để nuốt chửng. Rồi lại hấp tấp ngốn luôn miếng nữa. 
Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như 
mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó.” 
 (Nguyễn Công Hoan. Bữa no đòn) 
Trong văn xuôi Việt Nam gần đây ở một số nhà văn trẻ có hiện tượng lạm dụng câu 
đặc biệt để « làm dáng ». 
3. CÂU CHUYỂN ĐỔI TÌNH THÁI 
Câu chuyển đổi tình thái là loại câu vốn ở dạng tình thái này nhưng trong một ngữ 
cảnh nhất định lại được hiểu sang một dạng tình thái khác hoặc kiêm nhiệm thêm một dạng 
tình thái khác. 
Ví dụ (Câu nghi vấn – khẳng định): 
Ôi! Cái thuở lòng ta yêu Tổ quốc 
Hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên? 
(Chế Lan Viên, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?) 
Yếu tố có tác dụng bổ sung (hoặc chuyển đổi) tình thái cho câu là ngữ điệu và hư từ. 
Một số kiểu câu chuyển đổi tình thái thường gặp: 
 133 
+ Câu nghi vấn – khẳng định 
+ Câu nghi vấn – phủ định 
+ Câu nghi vấn – cảm thán 
+ Câu nghi vấn – cầu khiến 
+ Câu khẳng định – nghi vấn 
3.1. Câu nghi vấn – khẳng định 
Đây là loại câu có hình thức hỏi nhưng thực chất là nhằm khẳng định nội dung đưa ra 
trong câu. Ví dụ: 
Không biết có nơi nào nữa trên trái đất, quyền làm người được bảo vệ bằng nhiều 
máu đến vậy không? Giá như chúng ta minh họa lịch sử dân tộc thì có trang nào, dòng 
nào mà không phải vẽ thanh gươm tự vệ và tô đậm một màu máu? Máu thắm đượm rãnh 
cày ta gieo hạt giống, máu thấm đượm mảnh sân con ta nô đùa ngày bé, máu thắm đượm con 
đường nơi đó mẹ ta lau nước mắt ngày tiễn ta ra đi, máu thắm đượm bờ ao em ta ngồi giặt áo 
trên chiếc cầu nhỏ gập ghềnh... Ôi dân tộc ta từ trong máu lửa mà sinh ra, mà lớn lên. Từ 
trong máu lửa bốn nghìn năm chúng ta đứng dậy và cất tiếng nói. 
(Nguyễn Trung Thành, Đường chúng ta đi) 
3.2. Câu nghi vấn – phủ định 
Đây là loại câu không có ý hỏi thực sự mà nhằm phủ định, thách thức. Ví dụ: 
+ Vậy thì anh làm được gì tôi? 
(Khẩu ngữ) 
+ Này ông chủ tịch ngụ cư, hãy liệu cái thần hồn! Mở tai ra mà nghe đây: Ông định 
hống hách với ai? 
(Nguyễn Khắc Trường, Mảnh đất lắm người nhiều ma) 
3.3. Câu nghi vấn – cảm thán 
Đây là loại câu nhằm bộc lộ một cảm xúc, nỗi lòng, tâm trạng,  Ví dụ: 
 Thuở trời đất nổi cơn gió bụi 
 Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên 
 Xanh kia thăm thẳm tầng trên 
 Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? 
(Đặng Trần Côn, Chinh phụ ngâm) 
3.4. Câu nghi vấn – cầu khiến 
Đây là hình thức câu nghi vấn nhưng gián tiếp yêu cầu người nghe thực hiện một điều 
gì đó nhằm thể hiện sự lịch sự, tế nhị, hoặc hàm ý nhắc nhở, đe doạ. Ví dụ: 
+ Này, mày có im không thì bảo? 
(Khẩu ngữ) 
+ Cả các ông các bà nữa, về thôi đi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này? 
(Nam Cao, Chí Phèo) 
 134 
3.5. Câu khẳng định – nghi vấn 
Đây là loại câu nhằm “đay lại” lời người nói để tỏ rõ thái độ hoài nghi hay phản ứng 
bất bình của người nghe đối với nội dung đưa ra trong phát ngôn. Ví dụ: 
+ Mọi người chỉ được ra vào trong khu vực giới hạn này (?). 
(Khẩu ngữ) 
4. CÂU ĐẲNG THỨC 
Câu đẳng thức là loại câu có từ “là” làm vị ngữ (hay “hệ từ”), và hai vế của loại câu có 
thể chuyển đổi vị trí cho nhau. Ví dụ: 
+ Nhiếp ảnh là món tôi ưa thích. → Món tôi ưa thích là nhiếp ảnh. 
Thông thường, trong câu đẳng thức, bộ phận đứng sau được nhấn mạnh. 
Các nhà thơ, nhà văn hay dùng câu đẳng thức để xây dựng hình tượng nghệ thuật, tạo 
ra sự mới lạ về diễn đạt. Ví dụ: 
Hay nói ầm ĩ 
Là con vịt bầu 
Hay hỏi đâu đâu 
Là con chó vện 
Hay chăng dây điện 
Là con nhện con 
Ăn no quay tròn 
Là cối xay lúa 
Mồm thở ra gió 
Là cái quạt hòm 
Không thèm cỏ non 
Là con trâu sắt  
(Trần Đăng Khoa, Kể cho bé nghe) 
Mặt trời là trái tim anh 
Mặt trăng vành vạnh là tình của em 
 Thức là ngày, ngủ là đêm 
Nghiêng nghiêng hai mái – hai miền quê xa 
(Nguyễn Duy, Bầu trời vuông) 
III. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA CÂU XÉT THEO ĐỘ DÀI 
Xét theo số lượng âm tiết, người ta chia câu thành ba loại là câu ngắn, câu trung bình 
và câu dài. Trong đó có hai loại câu đáng chú ý là câu ngắn và câu dài, vì trường độ của 
chúng có những tác dụng tu từ – biểu cảm rõ nét. 
Thông thường, câu có độ dài dưới 10 âm tiết là loại câu ngắn. Còn câu trên 30 âm tiết 
là loại câu dài. 
Văn phong của mỗi dân tộc, mỗi thời đại, mỗi loại hình phong cách và từng cá nhân 
có sự khác nhau về xu hướng sử dụng câu dài hay ngắn. 
Trong trang Web của Học viện báo chí BBC có nêu một nhận xét về cách hành văn 
của người Việt Nam: «Có lẽ vì ảnh hưởng của văn chương lên văn hóa, tiếng Việt thường 
chuộng những câu dài, bóng bẩy, chen vào rất nhiều từ Hán Việt. » 
Và Học viện này có lời lời khuyên đối với ngôn ngữ đài phát thanh: «Bạn cần dùng 
những câu văn ngắn, theo ngôn ngữ đời thường, để thính giả có thể hiểu ngay.» 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_bai_giang_phong_cach_hoc_tieng_viet_hien_dai_nguyen.pdf