Đánh giá bước đầu điều trị rối loạn nhịp tim bằng phương pháp triệt đốt bằng sóng có tần số radio tại Bệnh viện 198 Bộ công an - Lê Mạnh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn nhịp tim (RLNT) là một vấn đề khá thường gặp và rất phức
tạp trong bệnh học tim mạch. Hiện nay, việc điều trị RLNT bằng
phương pháp không dùng thuốc tỏ ra có nhiều ưu điểm vượt trội.
Đặc biệt, điều trị bằng năng lượng sóng có tần số RF (Radio
Frequency) là một phương pháp điều trị triệt để. Nó cho phép loại bỏ
hoàn toàn một số RLNT với tỷ lệ thành công cao, tỷ lệ biến chứng
thấp. Hơn nữa, đối với một số rối loạn nhịp tim thì hiện nay phương
pháp triệt đốt là phương pháp được lựa chọn hàng đầu.
ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP TIM BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRIỆT ĐỐT BẰNG SÓNG CÓ TẦN SỐ RADIO TẠI BỆNH VIỆN 198- BỘ CÔNG AN BS. LÊ MẠNH ĐƠN VỊ TIM MẠCH CAN THIỆP KHOA TIM MẠCH BV198 ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn nhịp tim (RLNT) là một vấn đề khá thường gặp và rất phức tạp trong bệnh học tim mạch. Hiện nay, việc điều trị RLNT bằng phương pháp không dùng thuốc tỏ ra có nhiều ưu điểm vượt trội. Đặc biệt, điều trị bằng năng lượng sóng có tần số RF (Radio Frequency) là một phương pháp điều trị triệt để. Nó cho phép loại bỏ hoàn toàn một số RLNT với tỷ lệ thành công cao, tỷ lệ biến chứng thấp. Hơn nữa, đối với một số rối loạn nhịp tim thì hiện nay phương pháp triệt đốt là phương pháp được lựa chọn hàng đầu. Do đó tại Bệnh viện 19.8 đã triển khai kỹ thuật hiện đại này nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho các bệnh nhân rối loạn nhịp tim tại khoa Tim mạch. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá bước đầu điều trị rối loạn nhịp tim bằng phương pháp triệt đốt bằng sóng có tần số radio tại Bệnh viện 19.8 – Bộ Công An” nhằm mục tiêu sau: Đánh giá bước đầu kết quả điều trị rối loạn nhịp tim bằng phương pháp triệt đốt bằng sóng có tần số radio. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Bao gồm 40 bệnh nhân được chẩn đoán NNKPTT, NTT/T, NNT, W.P.W. Các bệnh nhân này được tiến hành thăm dò điện sinh lý tim và được triệt đốt thành công bằng sóng RF tại phòng Tim mạch can thiệp, khoa Tim mạch, bệnh viện 19.8. Các bệnh nhân này được chúng tôi lấy vào nghiên cứu theo trình tự thời gian từ tháng 09/2015 đến tháng 09/2016 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. Các thông số nghiên cứu được thu thập theo bệnh án mẫu. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Đặc điểm về tuổi N Tuổi trung bình ( năm ) Cao nhất ( năm ) Thấp nhất ( năm ) 40 37,05 ± 13,74 67 23 Tuổi trung bình là 37,05 ± 13,74 năm trong đó bệnh nhân cao tuổi nhất là 67 tuổi, thấp nhất là 23 tuổi. Bệnh nhân tập trung chủ yếu ở lứa tuổi dưới 40 tuổi (chiếm 80%). 2. Đặc điểm về giới tính Giới nam chiếm chủ yếu với 32/40 bệnh nhân (chiếm 80%), nữ giới có 8/40 bệnh nhân (chiếm 20%). Điều này cũng phù hợp bởi trong ngành công an thì số lượng nam giới chiếm chủ yếu. Nam Nữ 3. Đặc điểm về đối tượng bệnh nhân Với đặc điểm là một bệnh viện ngành Công an nên đối tượng công an điều trị chiếm chủ yếu với 80%, BHYT chiếm 15% còn bệnh nhân dịch vụ chiếm 5%. Đối tượng 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Công An BHYT Dịch vụ Đối tượng 4. Số lần triệt đốt N Số lần triệt đốt trung bình ( lần ) Cao nhất ( lần ) Thấp nhất ( lần ) 40 7,5 ± 5,53 20 2 Trong nghiên cứu của chúng tôi số lần triệt đốt trung bình là 7,5 ± 5,53 lần, trong đó cao nhất là 20 lần và thấp nhất là 2 lần. Số lần triệt đốt cao nhất 20 lần là tiến hành trên 1 bệnh nhân được chẩn đoán cơn tim nhanh thất có ổ khởi phát ở vị trí sau vách thất trái. 5. Thời gian triệt đốt N Thời gian triệt đốt trung bình ( giây ) Cao nhất ( giây ) Thấp nhất ( giây ) 40 237,7 ± 124,77 530 40 Thời gian triệt đốt là tổng số thời gian tiến hành đốt tại vị trí đích của bệnh nhân. Kết quả cho thấy thời gian triệt đốt trung bình là 237,7 ± 124,77 giây, trong đó cao nhất là 530 giây và thấp nhất là 40 giây. 6. Thời gian làm thủ thuật N Thời gian làm thủ thuật trung bình ( phút ) Cao nhất ( phút ) Thấp ( phút ) 40 69,75 ± 35,99 180 30 Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng thời gian làm thủ thuật trung bình là 69,75 ± 35,99 phút, cao nhất là 180 phút và thấp nhất là 30 phút. So với các tác giả khác trong nước thì kết quả của chúng tôi cũng tương tự[1]. 7. Thời gian chiếu tia N Thời gian chiếu tia trung bình ( phút ) Cao nhất ( phút ) Thấp nhất ( phút ) 40 16,65 ± 9,09 40 5 Thời gian chiếu tia rất quan trọng. Hạn chế được thời gian chiếu tia là bảo vệ cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng thời gian chiếu tia trung bình là 16,65 ± 9,09 phút trong đó cao nhất là 40 phút và thấp nhất là 5 phút. 8. Biến chứng Biến chứng chính N % Máu tụ ở vị trí đâm kim 1 2,5% Cường phế vị 0 0 Block nhĩ thất 0 0 Tràn khí, tràn máu màng phổi 0 0 Rối loạn nhịp tim 0 0 Huyết khối 0 0 9. Kết quả điều trị N % Thành công 39 97,5% Không thành công 1 2,5% Tổng 40 100% Kết quả trên cho thấy tỉ lệ điều trị thành công là rất cao. Chiếm tới 95% trong tổng số bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp mới. KẾT LUẬN Nghiên cứu trên 40 bệnh nhân được chẩn đoán NNKPTT, NTT/T, NNT, W.P.W được thăm dò điện sinh lý tim và điều trị RF thành công tại khoa Tim mạch, Bệnh viện 19.8 chúng tôi rút ra một số kết luận sau. Giới: nam chiếm 80%, nữ chiếm 20%; Tuổi trung bình: 37,05 ± 13,74 thấp nhất là 23 tuổi và cao nhất là 67 tuổi; Đối tượng: công an chiếm 80%, bảo hiểm chiếm 15%, dịch vụ chiếm 5%; Thời gian thủ thuật trung bình là 69,75 ± 35,99 phút, thời gian chiếu tia trung bình là 16,65 ± 9,09 phút; Số lần đốt trung bình là 7,5 ± 5,53 lần, thời gian triệt đốt trung bình là 237,7 ± 124,77 giây. Kết quả: thành công chiếm tới 97,5%; XIN CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ QUÝ ĐỒNG NGHIỆP
File đính kèm:
- danh_gia_buoc_dau_dieu_tri_roi_loan_nhip_tim_bang_phuong_pha.pdf