Cội nguồn lịch sử và ý nghĩa văn hóa của âm nhạc, vũ đạo truyền thống Trung Hoa cổ điển

Tóm tắt: Nghệ thuật âm nhạc và vũ đạo truyền thống Trung Quốc vốn là mảng kiến thức nằm trong

nội dung giảng dạy của môn Đất nước học dành cho sinh viên năm thứ 3 Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung

Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vì vậy, để giúp người học có cái nhìn tổng

quan và hiểu sâu hơn nữa về cội nguồn đất nước, con người và văn hóa Trung Hoa nói chung, mảng nghệ

thuật này nói riêng, trong khuôn khổ bài viết dưới đây, bằng phương pháp tổng hợp và phân tích, chúng tôi

tập trung làm nổi bật mối tương quan giữa âm nhạc và vũ đạo truyền thống Trung Hoa trong dòng chảy lịch

sử phát triển của các triều đại Trung Quốc, từ đó, bài viết chỉ ra những giá trị văn hóa sâu xa, tinh tế hàm

chứa trong nghệ thuật âm nhạc và vũ đạo cổ điển Trung Hoa.

pdf8 trang | Chuyên mục: Địa Văn Hóa Thế Giới | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Cội nguồn lịch sử và ý nghĩa văn hóa của âm nhạc, vũ đạo truyền thống Trung Hoa cổ điển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
phổ chúng thành nhạc vũ, sau đó truyền bá 
xuống muôn dân. Bách tính, bình dân khi hát 
múa đã đồng hóa với giáo hóa của triều đình, 
thật là “nhuận vật vô thanh” (không cần nói gì 
mà lại có lợi cho vạn vật).
Nhạc với nội hàm văn hóa sâu xa, tinh tế 
được cổ nhân coi như chức năng quan trọng để 
tu dưỡng nhân cách con người. Các văn nhân 
và quan lại xưa xem “lễ nhạc” như phát ngôn 
chính thống của lý tưởng Nho gia “tu thân, tề 
gia, trị quốc, bình thiên hạ”, thậm chí họ coi đó 
như một biểu tượng của đấng văn nhân, quân 
tử (刘佳媛,2016:6). Khổng Tử xưa có viết: 
“Hưng vu thi, lập vu lễ, thành vu nhạc” (muốn 
tu tâm dưỡng tính phải học thi thư, muốn có ý 
chí kiên định phải học lễ nghĩa, muốn đạt đến 
trạng thái hoàn hảo của nhân cách phải học 
nhạc)(张辉,2006:6); hay ở thời Tiên Tần, 
âm nhạc được coi là một trong “lục nghệ”21 bắt 
buộc của Nho gia. Âm nhạc chân chính mang 
đến nguồn năng lượng tích cực giúp con người 
tránh xa được nhiều hệ lụy của trần thế, rửa 
được lòng tục và cải thiện tâm thân con người. 
Điều đó cũng lý giải cho việc các bậc minh 
quân, thánh hiền thời cổ vì sao lại coi trọng 
nghi thức lễ nhạc đến vậy. 
Âm nhạc thâm nhập vào tư tưởng của 
người nghe khiến họ tìm thấy sự đồng điệu, 
gắn kết tâm hồn, thấy được nội hàm đạo đức 
của âm nhạc cũng như cảm thụ được phong 
cách và tâm tư nỗi niềm của người chơi nhạc. 
Giá trị văn hóa của âm nhạc vượt xa giá trị 
2 Theo tác giả Zhidong Hao Intellectuals at a Crossroads: 
The Changing Politics of China’s Knowledge Workers: 
Khái niệm “Lục nghệ” được hình thành và phát triển 
trong thời kỳ tiền phong kiến, từ triều đại nhà Chu. 
Người quân tử thời đó phải thành thạo sáu môn nghệ 
thuật bao gồm: lễ (lễ nghĩa), nhạc (âm nhạc), xạ (bắn 
cung), ngự (cưỡi ngựa), thư (thư pháp) và số (toán học). 
Thời kỳ hậu phong kiến, “Lục nghệ”giảm thành “Tứ 
nghệ” gồm: cầm, kỳ, thi, họa. Giai đoạn này, nó được 
xem là một thú vui tao nhã mang tính giải trí hơn là học 
thuật như những thời đại trước.
tự thân của nó, ẩn chứa sự giao hòa giữa con 
người với thiên nhiên khoáng đạt, quan niệm 
về sinh mệnh và quan niệm về đạo đức. Trong 
sách “Nhạc ký” có viết: “Đức giả, tính chi 
đoan dã, nhạc giả, đức chi hoa giả” (Đức là 
thiên tính của con người, nhạc là vầng hào 
quang rọi sáng của tâm đức). Âm nhạc tầng 
thứ cao là thể hiện “thiên đạo”, giúp con người 
trong khi thưởng thức vẻ đẹp âm nhạc đồng 
thời cũng được đạo đức ấy cảm hóa, khiến cho 
cảnh giới tư tưởng được thăng hoa, hòa nhịp 
với đất trời, tạo nên vũ trụ quan “thiên nhân 
hợp nhất”.
Trong âm nhạc truyền thống Trung Quốc 
không thể không nói đến giá trị văn hóa tiêu 
biểu được thể hiện phần nhiều trong “Cổ cầm 
học”. Cổ nhân có nói “cầm, kỳ, thi, họa” là 
“tứ nghệ” của văn nhân, trong đó “cầm” với 
thứ bậc hạng đầu bởi chính phong cách âm 
nhạc độc đáo tự thân và nội hàm văn hóa thâm 
sâu của nó (吕净植,2009:11). Người xưa 
thưởng thức nghệ thuật cầm nhạc thường “đốt 
hương gảy đàn” rũ bỏ những sân si nơi cõi 
trần, để tâm hồn thật thanh tao, yên tịnh, dùng 
chính tâm, chính niệm mà đàn nhạc mới có 
thể đạt tới cảnh giới “thiên nhân hợp nhất”. 
Từ ý nghĩa này cho thấy, Cổ cầm có tác dụng 
truyền tải ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Trong lịch 
sử, các danh sỹ, văn nhân chơi đàn thường là 
người có phẩm hạnh đức độ, tâm sáng, “thuần 
thiện, thuần mỹ”. Tác phẩm “Lưu thủy” được 
coi là chuẩn mực cao nhất của khúc Cổ cầm, 
nó thể hiện trọn vẹn tư tưởng phẩm đức triết 
học của Đạo gia, ý nghĩa chân thật của đời 
người và tìm kiếm đạo trời cũng như thể hiện 
sự theo đuổi thẩm mỹ, giá trị nhân sinh quan 
trong văn hóa Trung Quốc. 
Cùng với giá trị trường tồn của văn hóa âm 
nhạc truyền thống, vũ đạo Trung Hoa cổ điển 
cũng có giá trị văn hóa đặc sắc riêng. Vũ đạo 
cổ điển giàu sức biểu đạt, kết tinh trí tuệ uyên 
thâm của người xưa, là nền tảng cơ bản cho hệ 
143Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 6 (2018) 137-144
thống vũ đạo Trung Hoa hoàn chỉnh ngày nay. 
Với nguồn gốc lịch sử khoảng 5000 năm, vũ 
đạo được lưu truyền trong cung đình, dân gian 
và nhạc phủ cổ xưa. Nó là hiện thân của ý thức 
thẩm mỹ truyền thống với các động tác chứa 
đựng nội hàm văn hóa độc đáo. Thông qua biểu 
đạt của thần thái, thân pháp và kỹ thuật, người 
múa mô phỏng và tái hiện cuộc sống hiện thực 
đồng thời gửi gắm tâm tư tình cảm của mình. 
Cùng với đó, giá trị quan, khái niệm đạo đức, 
tiêu chuẩn được phản ánh và khắc họa rõ nét tư 
tưởng nội tại qua động tác vũ đạo. Bên cạnh đó, 
những dấu ấn trong quan niệm văn hóa Nho, 
Phật, Đạo và đặc trưng tính cách con người 
Trung Quốc đều ít nhiều thể hiện trong vũ đạo 
truyền thống Trung Quốc. Qua những nguyên 
tắc chuẩn xác cơ bản của vũ đạo như “di chuyển, 
vặn, nghiêng, tròn, uốn, xoay người” hay 
hướng nhìn, cách đặt ngón tay v.v, đã khắc 
họa khéo léo sự biến hóa nội tâm của trạng thái 
tình cảm, toát lên ý nghĩa “trong cương ngoài 
nhu” hay đặc trưng tính cách mềm dẻo, khiêm 
nhường cũng như tinh thần “thiên nhân hài 
hòa” trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. 
(邓捷,2012:3)
Bên cạnh đó, vũ đạo dân gian dân tộc được 
phát triển từ những điệu nhảy từ thời rất xa xưa 
trong xã hội nguyên thủy mà mục đích ban đầu 
dùng để phục vụ các sinh hoạt trong lao động, 
sau là nghi lễ truyền thống và nghi lễ tôn giáo. 
Vì thế, vũ đạo dân gian mang dấu ấn sinh động 
về cuộc sống lao động, tình cảm, cách nghĩ và 
những quan điểm thẩm mĩ, chứa đựng những 
đặc trưng văn hóa của các cộng đồng xuất phát 
từ những điều kiện địa lí, xã hội, phong tục, tập 
quán, tín ngưỡng của các dân tộc khác nhau. 
Với hình thức dễ hiểu và gần gũi, nó trở thành 
phương thức truyền tải tình cảm hữu hiệu đồng 
thời cũng là tiêu chí văn hóa để phân biệt phần 
“hồn”, phần “sắc” riêng biệt của mỗi dân tộc. Ví 
dụ, dân tộc Mông với lối sống du mục, bầu bạn 
với thiên nhiên bầu trời rộng mở, tôi luyện tháng 
năm với cuộc sống gian khổ, tính cách của họ trở 
nên hào phóng khoáng đạt, vóc dáng tráng kiện, 
khỏe khoắn với nắng gió, mây trời. Do quen với 
việc cưỡi ngựa trên thảo nguyên bao la, vai bắp 
săn chắc phù hợp với những động tác vũ đạo sử 
dụng phần vai trên khá nhiều, từ đó hình thành 
nên vũ đạo dân gian của dân tộc Mông như điệu 
“Túy khiên” với giá trị thẩm mỹ cao, khắc họa 
đậm nét đặc trưng vũ đạo dựa trên động tác phi 
ngựa cùa người Mông. Ngoài ra, dân tộc Mông 
Trung Quốc còn có vũ điệu nổi tiếng “Rót rượu 
múa đũa”. Điệu múa này bắt nguồn từ đặc trưng 
lối sống du mục nay đây mai đó. Để tránh khí 
hậu giá rét mùa đông nơi thảo nguyên hoang dã, 
trong tiệc rượu, người Mông thường dùng bát 
vại uống rượu cho đủ đầy, ấm bụng, đồng thời 
để không khí buổi tiệc càng thêm hưng phấn, họ 
thường sử dụng đũa ăn gõ nhịp tạo ra giai điệu 
vui tươi, rộn ràng rồi nhảy múa. Và điệu múa 
dân gian “Rót rượu múa đũa” ra đời bắt nguồn 
từ đó. Tựu chung, những vũ đạo truyền thống 
này đã thể hiện trọn vẹn đặc điểm văn hóa thảo 
nguyên hoang dã và khí chất hào hiệp, phóng 
khoáng cởi mở của dân tộc Mông Trung Quốc.
4. Kết luận
Phân tích trên đây cho thấy âm nhạc và 
vũ đạo không chỉ liên quan mật thiết với nhau 
trong cả tiến trình lịch sử hình thành và phát 
triển mà thực sự còn liên quan chặt chẽ đến 
triết lý, đặc biệt là triết lý của Nho giáo. Trải 
qua bao thăng trầm, biến động đổi thay của 
các triều đại trong xã hội nô lệ và phong kiến 
Trung Quốc, âm nhạc và vũ đạo chứa đựng 
triết lý nhân sinh sâu sắc, luôn được coi trọng 
và trở thành một phần không thể thiếu trong 
đời sống văn hóa tinh thần, tín ngưỡng, tâm 
linh không những của vua chúa, quý tộc mà 
còn của quần chúng nhân dân Trung Quốc. 
Đó cũng là phương tiện để các thế hệ tu tâm 
dưỡng tính, biểu đạt tư tưởng tình cảm, thể 
hiện tài năng của con người.
Trong dòng chảy lịch sử, âm nhạc và vũ 
đạo truyền thống Trung Quốc mang tính kế 
thừa và không ngừng phát triển, ngày càng trở 
 144 N.A. Thục/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 6 (2018) 137-144
nên phong phú. Người xưa có thể tu dưỡng 
đạo đức và nâng cao phẩm giá bản thân thông 
qua nhạc vũ của các bậc thánh hiền. Giá trị 
văn hóa của nhạc vũ vượt xa giá trị tự thân 
của nó, ẩn chứa sự hài hòa giữa con người và 
tự nhiên, khiến cho cảnh giới tư tưởng được 
thăng hoa, hòa nhịp với đất trời. Âm nhạc và 
vũ đạo truyền thống Trung Quốc mang đậm 
giá trị nhân văn, là không gian chứa đựng văn 
hóa cổ hết sức đa dạng và quý giá, đáng để 
các thế hệ nghiên cứu, học tập và giảng dạy 
ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc trên thế giới, 
trong đó có Việt Nam, dành nhiều tâm sức 
nghiên cứu, nhằm hiểu sâu hơn về cội nguồn 
đất nước, con người và văn hóa Trung Hoa.
Tài liệu tham khảo
陈应时  (2006).《中国音乐简史》高等教育出版
社.
邓捷  (2012).《中国古典舞蹈艺术精神探究》文艺
评论,第3期.
董焕玲 (2007).《跨文化交际中的中外音乐文化交
流》中国音乐,第4期.
刘生良  (2011).《风雅颂分类依据之我见》诗经研
究丛刊,第13期.
刘佳媛  (2016).《周代音乐的贵族教育与人格修
养》文学_穆旦与百年中国新诗,第6期.
吕净植  (2009).《中国古琴域外传播研究》吉林艺
术学院学报,第11期.
赵敏俐 (2002). 《音乐与诗歌关系笔谈(五篇)》社
会科学战线,第5期.
张辉(2006).《追慕孔子的音乐思想一提升音乐
的心灵净化作用》美与时代下,第6期.
ORIGIN AND CULTURAL MEANING OF 
CLASSICAL CHINESE MUSIC AND DANCE
Nguyen Anh Thuc
Faculty of Chinese Language and Culture, VNU University of Languages and International Studies,
Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Abstract: Classical Chinese dance and music are an integral part of the course “An 
Introduction to Chinese Studies 2” for third-year students of the Faculty of Chinese Language and 
Culture, University of Languages and International Studies, Vietnam National University, Hanoi. 
Therefore, in order to provide an overview and better understanding of Chinese history, people 
and culture in general as well as Chinese arts in particular, this paper synthesizes and analyzes 
the relationship between classical Chinese music and dance through all Chinese dynasties. 
Accordingly, the great cultural values of classical Chinese dance and music will be highlighted. 
Keywords: music, dance, art, cultural value, classical 

File đính kèm:

  • pdfcoi_nguon_lich_su_va_y_nghia_van_hoa_cua_am_nhac_vu_dao_truy.pdf
Tài liệu liên quan