Chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
NHẬN ĐINH TÌNH HÌNH
- Khai thác các triệu chứng cơ năng như: Cơn đau ngực, khó thở, vã mồ hôi
- Khai thác tiền sử: THA, NMCT cũ và các yếu tố nguy cơ khác.
- Tham khảo bệnh án và nhận định các dấu hiệu thực thể:
+ Mạch: Đều hay không đều? Tần số ? Có loạn nhịp không ?
+ Đo huyết áp, phát hiện tình trạng sốc tim ?
+ Hô hấp : Đếm tần số thở, nhận định kiểu thở, tiếng ran ẩm ở phổi.
+ Các dấu hiệu của suy tim ứ trệ: Phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ĐẶT VẤN ĐỀ • NMCT là một cấp cứu nội khoa • Tiến triển bất thường, nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng bệnh nhân => Cần có thái độ điều trị và chăm sóc kịp thời Nhận định Thực hiện kế hoạch Lượng giá Lập kế hoạch Chẩn đoán điều dưỡng ÁP DỤNG QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG NHẬN ĐINH TÌNH HÌNH - Khai thác các triệu chứng cơ năng như: Cơn đau ngực, khó thở, vã mồ hôi - Khai thác tiền sử: THA, NMCT cũ và các yếu tố nguy cơ khác. - Tham khảo bệnh án và nhận định các dấu hiệu thực thể: + Mạch: Đều hay không đều? Tần số ? Có loạn nhịp không ? + Đo huyết áp, phát hiện tình trạng sốc tim ? + Hô hấp : Đếm tần số thở, nhận định kiểu thở, tiếng ran ẩm ở phổi. + Các dấu hiệu của suy tim ứ trệ: Phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG • Dựa trên các dữ liệu thu được qua hỏi bệnh và nhận định tình hình các chẩn đoán điều dưỡng ở bn NMCT gồm + Đau ngực do tổn thương cơ tim thiếu máu. + Giảm lượng máu cấp cho tổ chức do giảm khả năng co bóp cơ tim. + Giảm trao đổi khí do ứ máu ở phổi + Nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp, vỡ tim LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể. Khi lập kế hoạch chăm sóc phải xem xét đến : Toàn trạng bệnh nhân, Vấn đề ưu tiên, Vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau . LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC Các mục tiêu cần đạt được là: - Người bệnh nhanh chóng hết đau ngực. - Người bệnh cải thiện được lượng máu từ tim tới các cơ quan tổ chức. - Người bệnh hết khó thở, thở bình thường. - Người bệnh tăng dần được hoạt động thể lực mà không bị đau ngực. - Người bệnh hết lo lắng. - Người bệnh tôn trọng và tuân theo chương trình tự chăm sóc. THỰC HIỆN CHĂM SÓC 1.Làm mất cơn đau ngực: - Hạn chế vận động giảm tiêu thụ oxy cơ tim. Tốt nhất là cho người bệnh nằm nghỉ trong tư thế nửa ngồi. - Thực hiện y lệnh Morphin Sulfat Chú ý theo dõi tần số thở vì thuốc gây ức chế trung tâm hô hấp. - Nếu thầy thuốc cho các thuốc làm giãn động mạch vành để tăng cung cấp oxy cho cơ tim. - Thực hiện y lệnh thở oxy để làm giàu oxy cho máu động mạch góp phần làm giảm đau ngực. THỰC HIỆN CHĂM SÓC 2. Cải thiện lượng máu từ tim tới các cơ quan tổ chức: - Nghỉ ngơi nhằm làm giảm tần số tim và do đó cải thiện lưu lượng tim. - Thực hiện y lệnh thuốc giãn mạch để làm giảm sức cản ngoại biên như: các thuốc Nitrat, thuốc ức chế men chuyển. - Theo dõi các dấu hiệu của cải thiện lượng máu từ tim tới tổ chức: + Tần số tim trở về bình thường. + Hết hoặc không có loạn nhịp. + HA tâm thu tăng đạt mức bình thường. + Lượng nước tiểu + Người bệnh hết đau ngực. + Đỡ mệt nhọc. THỰC HIỆN CHĂM SÓC 3.Cải thiện trao đổi khí ở phổi: - Cho người bệnh nằm nghỉ ở tư thế nửa ngồi. - Cho người bệnh thở oxy theo y lệnh. - Khi đã hết đau ngực hướng dẫn người bệnh tập thở sâu và thường xuyên thay đổi tư thế để cải thiện thông khí phổi. - Theo dõi các dấu hiệu của cải thiện hô hấp: Hết rối loạn kiểu thở, hết khó thở, tần số thở dần trở về bình thường, hết ran ẩm ở phổi. THỰC HIỆN CHĂM SÓC 4 Tăng dần hoạt động thể lực: - Lúc đầu khi đau ngực khuyên người bệnh bất động giảm tiêu thụ oxy cơ tim. - Hoạt động tăng dần lên: + Cử động tay chân trong khi nằm. + Ngồi dậy trên giường ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-20 phút. + Tham gia các hoạt động tự chăm sóc mỗi ngày một nhiều dần lên. - Theo dõi các đáp ứng của người bệnh với các hoạt động đó. Cụ thể là: + Mạch có tăng nhanh quá không ? + Có xuất hiện loạn nhịp không ? + Có khó thở không? + Có đau ngực không? + Có vã mồ hôi không? THỰC HIỆN CHĂM SÓC 5. Giảm lo lắng cho người bệnh: - Giữ cho bệnh phòng thật yên tĩnh để tránh các kích thích đối với người bệnh. - Tránh mọi sang chấn tinh thần, tránh mọi căng thẳng cho người bệnh. - Khuyến khích người bệnh giãi bày những lo lắng trên cơ sở đó giải thích để làm yên lòng họ. - Thực hiện y lệnh thuốc an thần. THỰC HIỆN CHĂM SÓC 6. Giáo dục sức khỏe và hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc: Gồm 2 nội dung chính : - Hướng dẫn người bệnh cách luyện tập để hồi phục sau NMCT: + Luyện tập sớm ngay khi còn nằm trong bệnh viện và luyện tập kéo dài với mục đích cải thiện tuần hoàn vành. + Luyện tập với sự tăng dần về thời gian và mức độ. Tốt nhất là tập đi bộ, tập đạp xe đạp, lực kế. + Phải tự theo dõi mạch trong khi luyện tập. Nếu thấy mạch tăng quá nhiều so với bình thường phải ngừng luyện tập. THỰC HIỆN CHĂM SÓC 6.Giáo dục sức khỏe và hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc: • - Hướng dẫn người bệnh thay đổi lối sống cho phù hợp với bệnh: . Kiềm chế trọng lượng. . Kiểm soát HA. . Điều chỉnh đường máu. . Bỏ thuốc lá. . Điều chỉnh lipid máu. ĐÁNH GÍA CHĂM SÓC Người bệnh cần đạt được các mục tiêu sau: - Hết đau ngực và cơn đau không tái diễn. - Cải thiện được lượng máu từ tim tới các cơ quan tổ chức. - Hết khó thở. - Tăng dần được hoạt động mà không mệt và đau ngực. - Hết lo lắng. - Biết tự chăm sóc sau khi ra viện. KẾT LUẬN • NMCT là một cấp cứu nội khoa,t iến triển bất thường, nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng bệnh nhân Cần có thái độ điều trị và chăm sóc tích cực kịp thời Qui trình điều dưỡng phải được thực hiện đúng và đầy đủ các bước Xin chân thành cảm ơn !
File đính kèm:
- cham_soc_benh_nhan_nhoi_mau_co_tim_cap.pdf