Cập nhật về thông khí nhân tạo cho người bệnh phù phổi cấp huyết động - Đỗ Quốc Huy

Giới thiệu

• Phù phổi cấp (PPC) huyết động hoặc PPC do tim:

– Tràn ngập dịch ở khoảng kẽ và phế nang do AL thuỷ tĩnh mao

mạch phổi, AL đổ đầy thất → suy tim trái cấp

– Dẫn đến rối loạn trao đổi khí phế nang - mao mạch phổi gây suy

hô hấp cấp.

– Cấp cứu nội khoa đòi hỏi phải được phát hiện sớm và xử lí chính

xác, hợp lí → cứu sống người bệnh.

• Thông khí nhân tạo (thở máy) điều trị PPC do tim:

– Cùng với các biện pháp điều trị kinh điển: lợi tiểu, dãn mạch, tăng

co cơ tim, morphin, .

– Góp phần đảo ngược: suy hô hấp cấp và suy tim cấp

pdf35 trang | Chuyên mục: Hệ Hô Hấp | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Cập nhật về thông khí nhân tạo cho người bệnh phù phổi cấp huyết động - Đỗ Quốc Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Cập nhật về thông khí nhân tạo 
cho người bệnh 
phù phổi cấp huyết động 
TS.BS Đỗ Quốc Huy 
ĐHYK Phạm Ngọc Thạch 
BV Nhân Dân 115 TP.HCM 
Hội HSCC&CĐ Việt Nam 
Giới thiệu 
• Phù phổi cấp (PPC) huyết động hoặc PPC do tim: 
– Tràn ngập dịch ở khoảng kẽ và phế nang do AL thuỷ tĩnh mao 
mạch phổi, AL đổ đầy thất → suy tim trái cấp 
– Dẫn đến rối loạn trao đổi khí phế nang - mao mạch phổi gây suy 
hô hấp cấp. 
– Cấp cứu nội khoa đòi hỏi phải được phát hiện sớm và xử lí chính 
xác, hợp lí → cứu sống người bệnh. 
• Thông khí nhân tạo (thở máy) điều trị PPC do tim: 
– Cùng với các biện pháp điều trị kinh điển: lợi tiểu, dãn mạch, tăng 
co cơ tim, morphin, ... 
– Góp phần đảo ngược: suy hô hấp cấp và suy tim cấp. 
Cập nhật y văn 
Cập nhật y văn 
PPC do tim và không do tim 
PPC do tim và không do tim 
Tương tác thông khí – tưới máu 
Thông 
khí 
Phế nang 
không được 
thông khí 
Phế nang 
không được 
tưới máu Tối ưu 
VA/Q = 0 VA/Q = 0,8 VA/Q = ∞ 
Thở máy tác động đến hệ tim mạch 
Thở máy tác động đến tim mạch 
Xu hướng trong những năm gần đây 
trong điều trị PPC do tim 
• Thở máy không xâm nhập rất sớm, đồng thời với các điều 
trị quy ước → giảm tỷ lệ tử vong trong bệnh viện (1A): 
– Giảm sự cần thiết phải đặt NKQ và cải thiện các thông số hô hấp 
– Có thể sử dụng: 
• CPAP: cải thiện oxy hoá máu nhanh, hiệu quả. 
• BIPAP: cải thiện PaCO2 đặc biệt tốt. 
• Đặt NKQ để thở máy xâm nhập ngay khi: 
– Không tỉnh táo, hợp tác kém 
– Có nhồi máu cơ tim là nguyên nhân thúc đẩy PPC 
– Không hiệu quả 
Thở máy tác động trên NB PPC do tim 
• Tác động trên phổi: 
– Nong mở đường thở. 
– Tăng dung tích cặn chức năng (nở phổi), giảm shunt. 
– Tăng và giữ ổn định nồng độ oxy trong khí thổi vào phổi 
• Tác động trên tim: 
– Giảm tuần hoàn trở về tim phải. 
– Tăng sức cản mao mạch phổi. 
– Tăng nén ép lên thành thất trái. 
Giảm tiền tải và hậu tải thất 
trái→ cải thiện cung lượng và 
hiệu xuất làm việc của tim 
Lợi ích của thở máy trong PPC do tim 
• Lợi ích chung: 
– Cải thiện oxy hoá máu nhanh và hiệu quả 
– Làm giảm công thở, giảm nhu cầu tiêu thụ oxy 
– Làm giảm công cơ tim, cải thiện chức năng thất trái 
– Cho phép có đủ thời gian để điều trị quy ước có hiệu quả 
• Riêng thở máy không xâm lấn: 
– Giảm nguy cơ đặt NKQ. 
– Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện. 
– Giảm chi phí điều trị. 
Chiến lược thở máy trong 
PPC do tim 
Có đặt ống NKQ hay không? 
Hạn chế của TKCHKXN 
• Không đảm bảo chắc chắn trong cấp cứu hồi sinh. 
• Thông khí trong điều kiện đường thở bị hở, BN tự thở: 
– Khó đồng nhịp với máy thở lúc bắt đầu và kết thúc thì thở vào 
– Khó kiểm soát FiO2 và các thông số cơ học hô hấp 
• Có thể khó được chấp nhận sử dụng 
– NV y tế: tốn nhiều công sức, cần kiên nhẫn giải thích, hợp tác 
– Bệnh nhân: tỉnh táo nên thường khó chịu lúc bắt đầu sử dụng 
• Cần theo dõi sát và liên tục vì diễn biến khó lường trước 
Biến chứng của thở máy không XN 
• Tổn thương da: đỏ, loét do tì đè. 
• Khô mắt hay tăng tiết nước mắt, do thoát khí 
• Chướng bụng 
• Viêm phổi hít 
• Có thể bị chấn thương phổi do áp lực 
Phương thức (mode) 
• TMKXN có thể dùng bất kỳ mode nào tương tự TMXN. 
• CPAP (Continuous positive airway pressure): dùng trong OAP, OSAS 
• A/C: thường được chọn để đảm bảo VE tối thiểu 
• PSV: để đảm bảo dễ chịu cho NB và thở đồng nhịp 
• BPAP (Bilevel positive airway pressure): máy chuyên dụng 
– BiPAP (Respironics) 
– BIPAP (Drager) 
PSV + PEEP = BPAP 
CPAP 
(Áp suất dương liên tục trên đường thở) 
• BN tự thở, máy thổi một dòng khí vào phổi BN tạo ra AS dương 
liên tục trên đường thở 
Các kiểu CPAP 
• NCPAP (Nasal Continous Positive Airway Pressure): 
– Qua van Benveniste và canula mũi 
– Hệ thống đơn giản, cơ động, dễ sử dụng, rẻ,  
– Mức PEEP khó kiểm soát chính xác 
• CPAP qua mặt nạ dùng dòng liên tục 
– Mức PEEP giao động theo nhịp thở 
– Đòi hỏi hệ thống ống – mask kín khít. 
• CPAP qua mặt nạ dùng dòng theo yêu cầu 
– Mức PEEP rất ổn định cả thì thở vào và thở ra. 
– Chỉ có ở máy KXN thế hệ mới 
PSV đơn thuần – hỗ trợ AS 
• BN tự thở đạt mức nhạy (AS hoặc dòng) sẽ khởi động 
máy “thổi” vào một AS đặt trước: 
– BN quyết định thời điểm bắt đầu và chấm dứt thì thở vào  rất ít 
chống máy,  công thở (WOB). 
– Nhược điểm: 
• Không áp dụng cho BN thở không đạt mức nhạy, 
• VT giảm nếu sức cản đường thở (R) và  độ giãn nở (C) 
PSV + PEEP = BPAP 
 (Bilevel Positive Airway Pressure) 
• BPAP: thông khí hai mức áp suất dương 
– IPAP (Inspiratory Positive Airway Pressure): AS dương thở vào 
– EPAP (Expiratory Positive Airway Pressure): AS dương thở ra 
– IPAP – EPAP = PS (Pressure Support): AS hỗ trợ 
• Tên gọi: BiPAP (Respironics) hay BIPAP (Drager) 
• Đặc điểm: BPAP = PSV + PEEP thêm CN: 
– S/T (Spontaneous Timed): tự động  KS khi BN thở chậm 
– Rise time: tăng khả năng đồng bộ giữa BN - máy 
Chỉ định trong PPC do tim 
• Tất cả NB bị PPC do tim nếu không có chống chỉ định: 
– Suy hô hấp mức độ nguy kịch: 
• Rối loạn nhịp thở nghiêm trọng, đe dọa ngưng thở 
• Rối loạn huyết động, ngừng tim ngừng thở 
• Rối loạn tâm thần, rối loạn tri giác 
– Không có khả năng bảo vệ đường thở 
• Tăng tiết phế quản: qúa nhiều đờm 
• Ho khạc kém 
• Không hợp tác 
– Có nhồi máu cơ tim là nguyên nhân thúc đẩy PPC. 
– Biến dạng hay có tổn thương hàm mặt. 
Các bước tiến hành TKCHKXN 
1. Chuẩn bị 
2. Lựa chọn và cài đặt bước đầu 
3. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân. 
4. Điều chỉnh máy thở. 
5. Thôi thở máy 
Chuẩn bị 
• Bệnh nhân 
– Xem xét kỹ lại chỉ định, chống chỉ định. 
– Đánh giá và theo dõi: ý thức, M, HA, nhịp thở, SPO2 
– Giải thích kỹ, yêu cầu hợp tác. 
– Tư thế Fowler (>300) 
• Dụng cụ  kiểm tra lại: 
– Nguồn điện, Nguồn oxy 
– Máy thở, dây đeo 
– Ống thở , mặt nạ 
Lựa chọn và cài đặt bước đầu 
• Lựa chọn: 
– Máy thở: chuyên dùng hay đa năng 
– Phương thức: CPAP hay S/T (Spontaneous Timed) 
– Mặt nạ và dây đai: chùm mũi hay mũi - miệng 
• Cài đặt bước đầu 
– EPAP (PEEP - CPAP): từ 4 cmH2O 
– IPAP: từ 8 cmH2O sao cho VT đạt được ~ 8ml/kg 
– FiO2 ~ 25 – 40 % giữ SpO2 từ 90 – 94% 
Cài đặt bước đầu 
• Thường đặt IPAP: 
– 8 – 12 cm H2O 
– Điều chỉnh nhằm đạt 
được VT đích 
• Đặt EPAP điển hình: 
– Bắt đầu từ 4 cm H2O 
– Tăng dần nhằm cải 
thiện oxy hóa máu và 
đồng nhịp 
Respir Care 2004;49(1):72-87 
20 
10 
0 
IPAP = 12 
EPAP = 4 
PS = 8 
Theo dõi bệnh nhân 
• Mục đích: 
– Đánh giá sự đáp ứng điều trị, tiến triển của BN. 
– Phát hiện kịp thời các biến chứng để xử trí. 
• Biện pháp: 
– Lâm Sàng: 
• Các DH sinh tồn và toàn trạng: xấu đi hay tốt lên? 
• Dấu gắng sức (rút lõm)?, thở theo máy? rò thoát khí? 
– Cơ học phổi và khí máu: 
• Dạng sóng (Flow, Pressure, Volume); VTE; VE; PIP 
• SPO2 liên tục, khí máu ĐM (1h; 4h) 
Chăm sóc bệnh nhân 
• Kiểm tra và điều chỉnh dây đai và mặt nạ 
– Không qúa chặt: đút lọt 1 – 2 ngón tay 
– Không quá lỏng: gây rò thoát khí và tuột mask 
• Sử dụng an thần nhẹ nếu cần () 
• Khuyến khích BN khạc và hút đờm 
• Động viên, cho nghỉ ngắt quãng, ăn uống 
Điều chỉnh máy theo đáp ứng 
• Tăng FiO2 ~ duy trì SPO2 từ 90 – 94% 
• Tăng IPAP: nếu VT target  6 ml/kg hay pH<7,2 
– Từ 2 - 3 cmH2O /lần  VT ~ 8ml/kg (max: 25 cmH2O) 
– Tránh gây PIP vượt quá 35 cmH2O 
• Tăng EPAP: 1 - 2 cmH2O/lần (max: 10 cmH2O) 
– Nếu SPO2  90% vơi FiO2  60% 
– Nếu nhịp thở máy  nhịp thở BN đáng kể hoặc 
• Tăng Rise time và/hoặc  trigger: nếu còn chống máy 
Thôi thở máy không xâm nhập 
• Khi BN đáp ứng kém hay xấu đi (sau 1,5 – 2h): đặt NKQ 
– SHHC nặng thêm (nặng  nguy kịch). 
– Qúa nhiều đờm; Ho khạc kém 
– Không hợp tác. 
• Khi BN tiến triển tốt: có thể chỉ cần 2 -3 ngày hay ít hơn. 
– Có thể giảm dần mức trợ giúp rồi tạm ngưng ngắt quãng 
– Không còn dấu hiệu SHHC với mức giúp đỡ tối thiểu 
Yếu tố tiên đoán thành công 
• Đáp ứng thuận lợi sau ½ h – 2 h TMKXN: 
– Sửa chữa được pH 
– Giảm tần số thở rõ 
– Giảm rõ PaCO2 
• Thở đồng nhịp với máy thở 
• Lượng đờm tiết không nhiều 
• Không có viêm phổi 
Tiêu chuẩn chuyển sang TMXN 
• Ý thức xấu đi 
• Thở nhanh hơn trước (> 30 lần/p) 
• Huyết động không ổn định 
• pH và PaCO2 xấu đi 
• SpO2 < 90% mặc dù đã cố gắng bổ sung oxy 
• Không còn khả năng khạc nhổ 
• Và không dung nhận được thiết bị 
Tóm lại 
• PPC do tim là cấp cứu nội khoa đe doạ tính mạng do vùa 
có suy tim trái cấp và suy hô hấp cấp nghiêm trọng. 
• Đòi hỏi phải được thở máy hỗ trợ cùng với các biện pháp 
điều trị quy ước (lợi tiểu, dãn mạch, morphin, ...) để cứu 
sống người bệnh. 
• Tác động của thở máy trên cả hệ thống hô hấp và tim 
mạch thông qua thay đổi áp suất trong LN và/hoặc thể 
tích phổi dẫn đến thay đổi có lợi cho NB PPC do tim 
Tóm lại 
• Xu hướng gần đây trong điều trị PPC do tim: thở máy 
không xâm nhập rất sớm, đồng thời với các điều trị quy 
ước → giảm tỷ lệ tử vong trong bệnh viện (1A). 
• Lợi ích chung của TM hỗ trợ là giúp: cải thiện oxy hoá 
máu,  công thở,  công cơ tim, cải thiện CN thất trái và 
cho phép có đủ thời gian để điều trị quy ước có hiệu quả 
• Tất cả NB bị PPC do tim cần chỉ định TMKXN ngay nếu 
không có chống chỉ định (cần đặt NKQ, có NMCT, ...) vì 
những lợi ích rõ ràng: đơn giản, hiệu quả và an toàn. 
Tóm tắt thông tin tác giả 
• Họ và tên: Đỗ Quốc Huy 
• Cơ quan: Bộ môn Hồi Sức Cấp Cứu và 
Chống Độc, ĐHY Phạm Ngọc Thạch, TP. 
Hồ Chí Minh; BVND 115 TP.HCM 
• Lĩnh vực nghiên cứu: 
– Suy hô hấp cấp và thông khí cơ học 
– Hỗ trợ đa tạng ngoài cơ thể (ECMO, 
CRRT, ) 

File đính kèm:

  • pdfcap_nhat_ve_thong_khi_nhan_tao_cho_nguoi_benh_phu_phoi_cap_h.pdf