Bài giảng Dẫn lưu màng phổi - Hoàng Văn Hậu

ĐỊNH NGHĨA

DLMP: là thủ thuật đưa một ống vào trong khoang màng phổi để dẫn lưu dịch (máu, mủ) hoặc khí từ trong khoang màng phổi ra ngoài

Giải phẫu khoang màng phổi: là khoang ảo, lá thành và lá tạng

Áp lực khoang màng phổi: luôn âm cuối thì thở ra -5cm H20, thở vào – 20 cm H20

 

ppt32 trang | Chuyên mục: Hệ Hô Hấp | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Dẫn lưu màng phổi - Hoàng Văn Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Ths.Bs. Hoàng Văn Hậu 
 Bộ môn PTTN - Trường đại học Y Hà nội 
ĐẠI CƯƠNG 
ĐỊNH NGHĨA 
DLMP : là thủ thuật đưa một ống vào trong khoang màng phổi để dẫn lưu dịch (máu, mủ) hoặc khí từ trong khoang màng phổi ra ngoài 
Giải phẫu khoang màng phổi : là khoang ảo, lá thành và lá tạng 
Áp lực khoang màng phổi : luôn âm cuối thì thở ra -5cm H20, thở vào – 20 cm H20 
MỤC TIÊU 
1. Trình bày được chỉ định của dẫn lưu màng phổi 
2. Trình bày được kỹ thuật dẫn lưu màng phổi 
3. Trình bày được nguyên tắc chăm sóc sau khi dẫn lưu màng phổi. 
GIẢI PHẪU MÀNG PHỔI 
GIỚI HẠN MẶT TRƯỚC 
+ Ở nền cổ : màng phổi ở trên xương đòn 2,5 cm 
+ Từ sau khớp ức đòn : ngang mức sụn sườn 2 
+ Từ sụn sườn 2 tới 6 rồi sau đó bắt chéo lần lượt : Xương sườn 8 trên đường giữa đònXương sườn 10 trên đường nách giữaXương sườn 12 ở bờ ngoài cơ dựng sống + Cuối cùng màng phổi đi xuống tới đầu trong xương sườn 12 
GIẢI PHẪU PHỔI, MÀNG PHỔI 
PHÍA TRONG: 
+ Màng phổi gồm 2 lá, giữa 2 lá là khoang màng phổi . 
+ Màng phổi phủ lên mặt trong thành ngực,mặt ngoài phổi, vòm hoành và khoảng trung thất. 
GIẢI PHẪU MÀNG PHỔI 
+ Áp lực khoang màng phổi - 4 đến - 8cm nước 
+ Dịch KMP (khoảng 3ml) là kết quả của sự cân bằng của các áp lực . 
+ Áp lực thủy tĩnh của và mạch máu phổi (30cm nước ở mạch máu lá thành; 10cm nước ở mạch máu lá tạng) 
CHỈ ĐỊNH DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
1. Tràn máu màng phổi trong chấn thương: Chấn thương ngực kín hay vết thương ngực hở 
2. Tràn mủ màng phổi 
3. Tràn khí màng phổi do chấn thương hay vết thương ngực 
CHUẨN BỊ DỤNG CỤ DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
1 . Ống dẫn lưu 
Kích thước : 20 -36 Fr (Silicon 10mm) người lớn, 16 -32 Fr( Silicon 5 mm) trẻ em 
Trong suốt, mềm, trơn , nhẵn, chất liệu PVC, không quá mềm 
Lòng ống tráng Silicon, chiều dài 40 cm, có lỗ 1-2 lỗ bên cách nhau 1cm ở đầu DL 
2 . Hệ thống hút liên tục 
Bình dẫn lưu kín 
Máy hút liên tục hoặc hệ thống hút trung tâm 
CHUẨN BỊ DỤNG CỤ DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Bình hút kín với 2 cột thủy tinh: cột nối với BN ngập trong nước 2cm , cột còn lại nối kín với hệ thống hút 
Bình hút kín với 3 bình ( Pleurvac) dùng 1 lần 
Máy hút liên tục hoặc hệ thống hút trung tâm 
Điều chỉnh áp lực hút qua đồng hồ 
Áp lực hút: từ âm 20 -25cm H20 
Chiều dài dây: tối thiểu 80 cm (1-1,2m) 
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Bốn nguyên tắc cơ bản của dẫn lưu màng phổi 
 Dẫn lưu phải kín 
 Dẫn lưu theo 1 chiều: từ BN đến Bình hút 
 Vô khuẩn: buồng BN, dây DL, đoạn nối, bình hút, chân DL được băng kín vô khuẩn 
 Hút liên tục dưới áp lực âm ( - 20 – 25 cm H2 0 ) 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Tư thế BN: nằm ngửa, đầu cao, tay gấp tối đa và đưa tay lên đầu( để KLS giãn tối đa) 
PTV đứng cùng bên với vị trí tổn thương 
Gây tê tại chỗ: Xylocain 1- 2 % 
Vị trí: 
 Dl dịch( máu, mủ ) : KLS VI đường nách giữa 
 Dl khí: KLS II đường giữa đòn 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Cách gây tê tại chỗ: 
Tê dưới da tại nơi đặt dẫn lưu bơm 1-1,5 ml, hướng mũi kim vào xương sườn bơm 0,5 ml 
Sau đó chếch mũi kim lên trên bờ sườn bơm nốt dịch tê còn lại, cùng lúc chọc kim vào khoang màng phổi để hút dịch 
Lưu ý phải hút ngược lại trước mỗi lần bơm thuốc tê tránh bơm thuốc vào mạch máu 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Thì 1: Rạch da 
Đường rạch dài: 2cm song song và ở bờ trên xương sườn, rạch hết lớp cân vào đến xương sườn (ở KLS định dẫn lưu) 
Thì 2: Khâu chỉ chờ mũi chữ U 
Thì 3: Tách cơ gian sườn mở vào khoang MP 
Tay trái làm điểm tỳ cách đầu pince Kelly 2cm 
Tay phải tách rộng cơ theo đường rạch 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Thì 1 rạch da 
Đường rạch dài: 2cm song song và ở bờ trên xương sườn, rạch hết lớp cân vào đến xương sườn (ở KLS định dẫn lưu) 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Đặt ống dẫn lưu vào khoang màng phổi 
Sau khi dùng Kelly tách cơ vào KMP: Tiếng kêu “bục” nhẹ và có khí, máu thoát ra, BN ho dh vào KPM 
Đưa ống DL vào KMP theo chiều cong của pince kẹp Kelly 
Độ dài: 6-8cm được đánh dấu bởi pince thứ 2 kẹp ngang 
Hướng đặt ống DL : lên trên và ra sau theo hướng của pince dẫn đường 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
 D ùng Kelly hoặc Kocher tách cơ vào KMP, tay trái làm điểm tỳ cách đầu Kelly 2cm 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Sau khi dùng Kelly tách cơ vào KMP: Tiếng kêu “bục” nhẹ và có khí, máu thoát ra, BN ho dấu hiệu vào KPM 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Đưa ống DL vào KMP theo chiều cong của pince kẹp Kelly, hướng lên trên và ra sau 
Độ dài: 6-8cm được đánh dấu bởi pince thứ 2 kẹp ngang 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Cố định ống dẫn lưu 
Chỉ cố định: nút buộc chỉ phải sát chân sonde, đảm bảo cho chân DL luôn kín. 
Số lượng DL cần đặt: 
1 DLMP cho tràn khí, t ràn máu đơn thuần 
2 DLMP cho đụng giập nhu mô phổi nhiều, sau mổ lớn ở ngực: cắt phổi, vỡ phế quản 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Biến chứng DLMP 
Tụ máu thành ngực lan rộng 
Tràn khí dưới da : chân DL không kín 
Tổn thương tạng : rách phổi, thủng cơ hoành, rách gan, lách, thủng dạ dày 
Chảy máu, nhiễm trùng : chọc vào bó mạch liên sườn, nhiễm trùng khi qui trình DLMP không đảm bảo vô trùng (viêm mủ màng phổi). 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Biến chứng DLMP 
Phổi 
Cơ hoành 
Gan 
Dạ dày 
Lách 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Các biến chứng 
Trụy tim mạch : do thay đổi áp lực khoang màng phổi đột ngột, gặp trong TDMP số lượng nhiều đè đẩy trung thất, DLMP ra nhanh có thể gây ngừng thở, ngừng tim đột ngột 
Khắc phục: kẹp DL và mở ngắt quãng 
Dl không vào KMP : gập góc, tắc DL 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Chăm sóc DLMP 
Kiểm tra 
1. Hệ thống ống hút dẫn lưu: đảm bảo 4 nguyên tắc DLMP 
2. Dịch trong ống dẫn lưu di động theo nhịp thở, ho chứng tỏ DL thông 
3. Hàng giờ phải vuốt ống DL tránh gây tắc 
4. Dây nối và bình DL thay hằng ngày, ghi rõ ngày thay và số lượng dịch 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Chăm sóc DLMP 
1. Theo dõi sau dẫn lưu màng phổi 
	Thời gian theo dõi 1 giờ/ 1 lần trong 3 giờ đầu 
	Ghi rõ số lượng dịch. 
2. Chụp XQ ngực : kiểm tra DL cho mọi trường hợp chấn thương ngực: sau 48 -72h, VT ngực 24- 48h 
3. Luôn để lọ dẫn lưu thấp hơn BN khi di chuyển và kẹp DL 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Chăm sóc DLMP 
Chụp kiểm tra DL 
 Chụp tại giường cho mọi BN 
Khi di chuyển bệnh nhân 
Không kẹp DL khi chụp kiểm tra : 6- 12 h sau DL. 
Để DL tư thế trong hệ thống kín, dây DL đủ dài, có đủ chênh lệch tư thế giữa chai DL và BN 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Chăm sóc DLMP 
4. Hướng dẫn BN tập thở 
 Giảm đau 
 Vỗ ho, khạc đờm, thuốc long đờm 
 Hướng dẫn BN tập thở hàng ngày 
 Tập thổi bóng, tập thổi bình 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Chăm sóc DLMP 
5. Chống nhiễm trùng 
Kháng sinh 
Dinh dưỡng 
Tránh ứ đọng dịch DLMP: vuốt ống DL, nếu tồn đọng sẽ tạo ổ cặn MP hoặc viêm mủ MP 
Tránh ứ đọng đờm dãi: vỗ rung, ho, khạc 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Chăm sóc DLMP 
6. Chỉ định rút DLMP dựa theo diễn biến lâm sàng 
 Thời gian rút DL 
Chấn thương ngực: sau 72 h 
Vết thương ngực đơn thuần: 24-48 h 
Tràn khí màng phổi tự phát: 3-5 ngày 
DLMP dự phòng: sau mở ngực : 24 – 48 h 
Tràn mủ màng phổi: theo diễn biến lâm sàng 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Chăm sóc DLMP 
Chỉ định rút DLMP 
 Theo lâm sàng: 
Bệnh nhân không khó thở, không sốt 
RRPN nghe rõ 
DlMP không ra dịch ( V < 50ml/24 h) 
 Xq ngực: phổi nở, không còn hình ảnh TD, TKMP 
KỸ THUẬT DẪN LƯU MÀNG PHỔI 
Chăm sóc DLMP 
7. Kỹ thuật rút DLMP 
Tiếp tục hút trong khi BN hít thật sâu, nín thở để làm giảm nguy cơ khí vào KMP 
R út DLMP + thắt chỉ chờ cùng thì 
Cần phối hợp nhịp nhàng, cùng lúc 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. ĐẶNG HANH ĐỆ, TRƯƠNG XUÂN QUANG, bài giảng PHẪU THUẬT THỰC HÀNH, NXB Y Học 2005 
2. LÊ NGỌC THÀNH “PHẪU THUẬT CẤP CỨU TIM MẠCH VÀ LỒNG NGỰC NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP” NXB Y Học 2009 
3. Grey’s Anatomy 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_dan_luu_mang_phoi_hoang_van_hau.ppt
Tài liệu liên quan