Cảm hứng nhàn tản trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

Tóm tắt

Nguyễn Du (1765-1820) là tập đại thành của văn học trung đại Việt Nam. Ngoài tác phẩm bất hủ “Đoạn

trường tân thanh” và một số tác phẩm Nôm khác, ông có để lại 3 tập thơ chữ Hán với tổng số 249 bài. Qua

đây, thi hào đã có dịp thể hiện, gửi gắm và ký thác nhiều tâm sự về thế đạo nhân tâm cũng như thân phận

của một kẻ sĩ tài hoa nhưng cuộc đời nhiều cay đắng, tủi nhục. Trên hành trình ấy, những lúc thân mhỏi,

tâm mệt, Nguyễn Du đã tìm đến với thiên nhiên, cuộc sống thôn dã như một phương thức để giải tỏa

những ưu tư và giữ gìn khí tiết thanh cao. Điều này tạo nên trong thơ chữ Hán của ông cảm hứng về cái

nhàn hay cảm hứng nhàn tản. Đây là nội dung chính được chúng tôi triển khai trong bài viết của mình.

pdf13 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Cảm hứng nhàn tản trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Nhật Lệ hay Cẩm Sơn mình vẫn là 
khách/ Đám mây trắng, chòm mây đỏ, bao 
xiết vẻ thu/ Thân này đã là vật trong lồng 
cũi/ Còn tìm đâu được cuộc đời phóng 
khoáng tự do nữa - Đầu mùa thu ngẫu 
hứng).24 
Làm quan mà với một tâm trạng “lạc 
loài” như thế, hẳn nhiên Nguyễn Du không 
thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của một viên 
quan từ cái nhìn chính thống. Lẽ đó mà ông 
bị quan trên quở mắng cũng là điều dễ 
hiểu: “Khi làm quan, ông thường bị quan 
trên quở trách, nên lấy làm uất ức bực 
chí”.25 Đã có lúc, có chỗ thi nhân tìm đến 
Đạo, tìm đến Phật nhưng tất cả cứ nửa vời 
bởi ông chưa bao giờ nguôi quên tục lụy. 
Vả có tìm đến những cái thú tao nhã của 
nho sĩ như uống rượu, ngâm thơ, ngắm 
cảnh, thưởng ngoạn thiên nhiên nhưng 
chưa bao giờ thi hào đi được đến tận cùng 
của những xúc cảm như thế. Hứng thú về 
cái nhàn để được hoà mình vào trăng trong, 
gió mát, được nằm khểnh giữa chốn rừng 
thông nghe tiếng vi vu gọi nguồn cứ chen 
lẫn với nỗi niềm rưng rưng của một kẻ sĩ 
già yếu, tóc bạc, lữ thứ, đau ốm, vô dụng 
và bao nhiêu những sầu bi khác ùa đến. 
Khảo sát hai tập thơ “Nam trung tạp ngâm” 
và “Bắc hành tạp lục”, chúng tôi thấy chỉ 
có 04 bài Nguyễn Du nhắc tới chữ nhàn 
nhưng cả bốn trường hợp chủ thể trữ tình 
đều không có được sự thảnh thơi theo đúng 
nghĩa. Đó là các bài Thu chí (Thu đến), Dã 
tọa (Đêm ngồi), Tống Ngô Nhữ Sơn công 
xuất trấn Nghệ An (Tiễn ông Ngô Nhữ Sơn 
ra làm Hiệp trấn Nghệ An) và Quế Lâm 
công quán (Công quán Quế Lâm). Một số 
bài khác, thi nhân không trực tiếp nhắc tới 
chữ nhàn mà gửi gắm niềm cảm hứng của 
mình tới cỏ cây, phong cảnh trên những 
nẻo đường mà Nguyễn Du có dịp đi qua: 
Thiên Thai sơn tại đế thành đông, 
Cách nhất điều giang tự bất thông. 
Cổ tự thu mai hoàng diệp lý, 
Tiên triều tăng lão bạch vân trung. 
Khả liên bạch phát cung khu dịch, 
Bất dữ thanh sơn tương thủy chung. 
Ký đắc niên tiền tằng nhất đáo, 
Cảnh hưng do quải cựu thời chung. 
(Vọng Thiên Thai tự) 
(Núi Thiên Thai ở phía đông kinh 
thành/ Cách một dòng sông tựa hồ không có 
lối qua/ Mùa thu, ngôi chùa cổ lấp dưới lá 
63 
vàng/ Vị sư triều trước già trong mây trắng/ 
Thương mình đầu bạc còn phải lận đận/ 
Không được cùng núi xanh trọng nghĩa thủy 
chung/ Nhớ lại năm trước từng đến thăm 
đây/ Còn thấy treo quả chuông thời Cảnh 
Hưng - Trông chùa Thiên Thai).26 
Chỗ khác, trên đường đi sứ, một đêm 
đậu thuyền ở cửa sông Tam Giang, ngẫm 
về một hành trình đầy mỏi mệt của mình 
(làm quan từ năm 1802 đến năm 1813), 
giữa chốn sông nước, núi non, dường như 
niềm xúc cảm, tinh thần của thi nhân đã ít 
nhiều chạm được tới cái huyền vi của triết 
lý thoát tục: 
 Viên đề thụ điểu nhược vô lộ, 
Khuyển phệ lâm trung tri hữu nhân. 
Tứ vọng vân sơn nhân độc lão, 
Đồng chu Hồ Việt các tương thân. 
Thập niên dĩ thất hoàn hương lộ, 
Ná đắc gia hương nhập mộng tần? 
(Tam Giang khẩu đường dạ bạc) 
( Vượn hót ngọn cây, tưởng không 
có lối đi/ Chó sủa trong rừng, biết có 
người/ Bốn mặt núi mây, riêng thấy mình 
già/ Đi cùng thuyền kẻ Hồ người Việt đều 
thân nhau/ Mười năm nay quên đường về 
làng cũ/ Làm sao cố hương thường vào 
được giấc mộng? - Đêm đậu thuyền ở cửa 
sông Tam Giang).
27
Chỉ có điều, với thi hào, dường như 
chưa bao giờ ông muốn trở thành một kẻ tu 
hành với đúng nghĩa của nó. Tình cảm ấy, 
tấm lòng ấy thì dù có đặt chân vào chốn 
thiền viện thì thi nhân, sớm hay muộn cũng 
“phá giới” mà thôi. Nguyễn Du chỉ tìm đến 
Phật như một giải pháp tạm thời trong 
trạng huống cụ thể nào đó để xoa dịu vết 
thương lòng, để “ru mình” giữa cõi đời 
loạn ly lúc bấy giờ chứ bản thân ông từng 
thú nhận, dầu có đọc kinh nghìn lượt thì 
cũng chả có gì rõ ràng cả, tất nhiên không 
phải ở nhận thực của người đọc kinh rồi: 
Ngã độc Kim Cương thiên biến linh, 
Kỳ trung áo chỉ đa bất minh. 
Cập đáo Phân kinh thạch đài hạ, 
Tài tri vô tự thị chân kinh. 
(Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh 
thạch đài) 
(Ta đọc kinh Kim Cương hàng nghìn 
lượt/ Những ý nghĩa gọi là sâu xa trong đó 
phần nhiều không rõ ràng/ Khi đến dưới đài 
phân kinh này/ Mới biết kinh “không chữ” 
mới thật là chân kinh - Đài đá “Phân kinh” 
của thái tử Chiêu Minh đời Lương).28 
4. Kết luận 
 Trở lên, có thể khẳng định rằng, nội 
dung cảm hứng trong thơ chữ Hán Nguyễn 
Du rất đa dạng, phong phú, ít nhiều phức 
tạp mà trong đó cảm hứng về cái nhàn hay 
cảm hứng nhàn tản là một biểu hiện đáng 
quan tâm. Có lẽ, điểm phân định cũng như 
dấu ấn riêng của thi hào ở hướng này trong 
dòng thơ ca nhàn tản trung đại chính nỗi 
niềm thân phận, những trở trăn day dứt về 
cuộc đời, con người nói chung trong xã hội 
đương thời chưa bao giờ “buông tha” ông, 
khiến cho mỗi lời thơ cất lên là một xúc 
cảm nghẹn ngào, dưng dưng. Và, nếu như 
với nhiều nho sĩ khác, sự trăn trở, kể cả lồ 
lộ “Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung” 
(Nguyễn Trãi) hay ẩn giấu “Nghĩ ra lại 
thẹn với ông Đào” (Nguyễn Khuyến) đâu 
đó còn là chức năng phận vị của những con 
người ý thức cao về tài năng và tâm huyết 
với chính sự, với thời cuộc mà đành bó gối 
khoanh tay thì với đại thi hào, cảm xúc ấy, 
nỗi niềm ấy chả những trượt qua những gì 
được coi là cụ thể mà còn thể hiện biết bao 
tình cảm lớn, hướng về cuộc đời, con 
người nhân loại. Đó là chỗ Nguyễn Du ghi 
một cái tên trên dòng chảy thi ca trung đại 
nói riêng, thi ca dân tộc nói chung để chưa 
cần đến bản “Nam âm tuyệt cú” thì ông đã 
mãi mãi bất tử trong trái tim độc giả muôn 
64 
đời; nơi tìm đến, hướng về, sẻ chia biết bao 
cảnh ngộ nhân sinh trong cõi vô thường./. 
Ghi chú: 
1
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.93. 
2
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.230. 
3
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.195. 
4
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.222. 
5
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.229. 
6
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.73. 
7
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.211. 
8
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.323. 
9
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.254. 
10
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.431. 
11
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.117. 
12
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.127. 
13
 Xin xem thêm phần viết của chúng tôi trong 
sách: Tác giả nhà nho ẩn dật và văn học trung 
đại Việt Nam, chuyên luận, Nxb Khoa học xã 
hội, Hà Nội, 2013, tr.43-62. 
14
 Xin xem thêm bài viết của chúng tôi: “Nhận 
diện loại hình tác giả nhàn tản trong văn học 
trung đại Việt Nam”, Tạp chí Thông tin khoa 
học xã hội, số 11/2014, tr.11-18. 
15
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.76. 
16
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.95. 
17
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.117. 
18
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.138. 
19
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.146. 
20
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.150. 
21
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.158. 
22
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.151. 
23
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.181. Về nội 
dung này, xin xem thêm các bài viết sau: 
 - Thăng Long và Hà Tĩnh trong thơ chữ Hán 
Nguyễn Du, nguồn: 
cuu/thang_long_va_ha_tinh_trong_tho_chu_h
an_nguyen_du.html 
 - Thành Thăng Long trước thế kỷ XIX trong 
thơ Nguyễn Du, nguồn: 
cuu/thanh_thang_long_truoc_the_ky_xix_tron
g_tho_nguyen_du.html 
 - Thăng Long với hồn thơ của chú cháu 
Nguyễn Du, nguồn: 
hang_long_voi_hon_tho_cua_chu_chau_nguy
en_du.html 
 - Xuân tha hương trong thơ chữ Hán của thi 
hào Nguyễn Du, tác giả: Nguyễn Phúc Vĩnh 
Ba, nguồn: 
binhluan/xuanthahuongnguyendu.htm 
24
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.187. 
25
 Dẫn theo Trương Chính, “Lời giới thiệu”, Thơ 
chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.33. 
26
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.201. 
27
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.250. 
28
 Thơ chữ Hán Nguyễn Du, sđd, tr.425. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Huệ Chi (1965), “Tìm hiểu thơ chữ 
Hán Nguyễn Du”, Tạp chí Văn học, số 11, 
tr.48. 
2. Trương Chính (1965), “Lời giới thiệu”, Thơ 
chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Văn học, Hà Nội, 
tr.7-43. 
3. Trương Chính (1999), “Tâm sự của Nguyễn 
Du qua thơ chữ Hán”, Nguyễn Du về tác gia 
và tác phẩm (1999), Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn 
Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu, 
tái bản lần 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 89-
111. 
4. Xuân Diệu (1981), Các nhà thơ cổ điển Việt 
Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 
5. Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm (1999), 
Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh 
tuyển chọn và giới thiệu, tái bản lần 1, Nxb 
Giáo dục, Hà Nội, 1999. 
6. Lê Đình Kỵ (1971), “Nguyễn Du qua thơ chữ 
Hán”, Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của 
Nguyễn Du, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
7. Vũ Đình Liên (1971), “Nguyễn Du một tâm 
hồn lạc loài trong xã hội phong kiến”, Tạp chí 
Văn học, (2), tr.69. 
8. Mai Quốc Liên (1999), “Thơ chữ Hán 
Nguyễn Du”, Nguyễn Du về tác gia và tác 
phẩm (1999), Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu 
Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu, tái 
bản lần 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.120-131. 
9. Nguyễn Thị Nương (2007), Con người 
Nguyễn Du qua thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi 
tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục), 
Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư 
phạm Hà Nội. 
65 
10. Đào Xuân Quí, “Nguyễn Du trong những bài 
thơ chữ Hán”, Báo Văn nghệ, (237), tr.5. 
11. Nguyễn Hữu Sơn (2005), Thơ chữ Hán 
Nguyễn Du - từ cõi hư vô nhìn lại kiếp người”, 
Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ, (26), tr.7. 
12. Lê Văn Tấn (2013), “Loại hình tác giả nhà 
nho ẩn dật trong văn học trung đại Việt Nam”, 
Tạp chí Nghiên cứu văn học, (10), tr.43-58. 
13. Lê Văn Tấn (2014), “Nhận diện loại hình tác 
giả nhàn tản trong văn học trung đại Việt 
Nam”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 
11, tr.11. 
14. Lê Văn Tấn (2015), “Hình tượng dật sĩ trong 
văn chương tác giả nhà nho ẩn dật”, Tạp chí 
Nghiên cứu văn học, (5), tr.95-103. 
15. Lê Văn Tấn (2015), “Nhận diện loại hình tác 
giả nhà nho hành đạo trong văn học trung đại 
Việt Nam”, Tạp chí khoa học xã hội, Tp. Hồ 
Chí Minh, (chờ in). 
16. Hoài Thanh (1962), “Tâm tình Nguyễn Du 
qua một số bài thơ chữ Hán”, Tạp chí Văn 
nghệ, số 58, tr.16. 
Ngày nhận bài: 11/11/2016 Biên tập xong: 15/12/2016 Duyệt đăng: 20/12/2016 

File đính kèm:

  • pdfcam_hung_nhan_tan_trong_tho_chu_han_nguyen_du.pdf