Cái tôi cô đơn, lạc loài của Vũ Bằng trong tùy bút “Thương nhớ mười hai”

TÓM TẮT: “Thương nhớ mười hai” là một tùy bút xuất sắc, là tác phẩm kết tinh tài năng nghệ thuật

của Vũ Bằng. Bên cạnh những nhớ thương đầy vơi về bốn mùa Bắc Việt, tác phẩm còn thể hiện rõ nét

chân dung cái tôi cô đơn, lạc loài của tác giả. Chân dung ấy được bộc lộ qua cảm giác xa lạ, bất hòa

với không gian, môi trường, hoàn cảnh; qua cảm nhận sâu đậm về chia lìa, ly biệt và qua mặc cảm, nỗi

buồn về thân phận

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Cái tôi cô đơn, lạc loài của Vũ Bằng trong tùy bút “Thương nhớ mười hai”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ành nỗi 
đau, khi nhức nhối, lúc âm ỉ, khiến kẻ ly 
hương chẳng thể yên lòng. Chữ nhớ lặp đi 
lặp lại mấy chục lần không chỉ diễn tả nỗi 
nhớ vơi đầy, dằng dặc của tác giả mà còn 
cho thấy niềm khắc khoải li biệt trong tâm 
trạng người xa quê:
“Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ 
những nét mặt thương yêu, nhớ những 
con đường đã đi về năm trước, nhớ người 
bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên con 
đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan 
còn thơm mát hơn cả hoa cau hoa bưởi. 
Người ta nhớ heo may, giếng vàng, người 
ta nhớ cá mè, rau rút, người ta nhớ trăng 
bac, chén vàng.
Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội 
cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng 
nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn 
mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát người mẹ 
ru con buổi trưa hè mà nhớ lại, nhớ hoa 
sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả 
bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông đào, 
nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả 
bầu trời mà nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, 
vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, 
bưởi Van Phước, cam Bố Hạ, đào Sa Pa, 
mà nhớ xuống”[1;13].
Cánh cánh nỗi đau chia lìa, rưng rưng 
nỗi nhớ thương trong xa cách, Vũ Bằng 
đã có những dòng hoài niệm đẹp đẽ, lấp 
lánh về một không gian thiên nhiên xứ 
Bắc trong trẻo mà diễm tình. Hình ảnh cố 
hương, vì thế, sống động, có hình, có nét 
trên những trang văn Vũ Bằng. 
 Như một quy luật tất yếu của trái tim, 
nhớ về cố hương, tác giả không thể không 
nhớ tới cố nhân. Người phụ nữ gieo nhớ 
và thương, để lại cả những mong ngóng 
và dày vò, mang đến ám ảnh về cả sum 
vầy và li biệt cho Vũ Bằng, không ai khác, 
đó chính là Quỳ, người vợ tấm mẳn, tào 
khang ở đầu kia đất nước. Nhắc hay gọi 
tên Quỳ chỉ vài lần nhưng bóng dáng một 
người đàn bà đẹp như trong mộng, một 
người bạn đời tri kỉ, chu đáo, một tình 
nhân quyến luyến, một người mẹ tảo 
tần, người vợ ân cần, chiều chuộng, một 
người phụ nữ gia đình biết chăm lo, quán 
xuyến lại đậm đặc và in bóng trên hầu 
hết các chương của cuốn tùy bút. Nó làm 
thành những đoạn, những trang hay nhất 
và xúc động nhất của Vũ Bằng:
63TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 39, tháng 3 năm 2020
“Người đàn bà đẹp mặc áo xanh nói 
tới đó thì vòng tay ta khép lại, làm cho 
trăng non ở ngoài cửa sổ cũng phải thẹn 
thùng. Đôi mắt đẹp lung linh sầu. Ta thấy 
như cả một mảnh vườn thơm ngát hương 
cau nghiêng xuống mé giường xô lệch”. 
[1; 34].
“Tôi nhớ những buổi tối đi trên con 
đường tòa án ngan ngát mùi hoa sữa, nhớ 
những đêm trăng hai đưa dắt nhau đi trên 
đường Giảng Võ, những đêm mưa ngâu, 
thức dậy nổi một nồi cơm gạo vàng ăn với 
thịt con gà mái ấp” [1; 40].
“Nhớ quá chừng là nhớ, thương quá 
chừng là thương. Thương nhất là người 
vợ bé nhỏ yêu chồng, mùa nào thức nấy, 
không bao giờ đợi cho chồng nói phải lên 
sự ước mơ” [1; 46].
“Quỳ ơi, giờ này em ở đâu? Em có 
biết tại cái xứ có nhiều loại kèn xe hơi cực 
kì tối tân này, em có biết rằng có người 
chồng thỉnh thoảng trông ra nắng tháng tư 
lại nhớ đến một buổi trưa tiền kiếp, chúng 
ta đang dựa gốc cây thiêm thiếp, sực nghe 
thấy tiếng chim tu hú đậu ở đâu mà kêu to 
như thể ở chính bên tai vậy”[1; 85 ]
Người đàn bà thuần hậu mang tên Quỳ 
được nhà văn miêu tả gắn với không gian 
thuộc về gia đình, nàng tượng trưng cho 
gia đình, cho tổ ấm, cho hạnh phúc trong 
quá khứ của Vũ Bằng. Điều đó có nghĩa là, 
nỗi đau của tác giả ở đây không chỉ là nỗi 
đau cách xa đôi lứa mà nó còn là nỗi đau 
gia đình ly tán nên nó trở nên khắc khoải, 
giày vò. Trong hoàn cảnh kẻ Bắc người 
Nam, nỗi nhớ thương của tác giả luôn đi 
liền với cảm thức chia lìa, li biệt, thậm chí 
nhớ thương sóng đôi với tang thương. Hình 
tượng cái tôi Vũ Bằng, vì vậy, thấm đẫm 
nỗi cô đơn, trống trải và tuyệt vọng:
“Trong bóng đêm lạnh, có tiếng mưa 
rơi trên giàn hoa thiên lý, anh khóc vợ, 
khóc cho chính mình, khóc không cho 
ai biết Thôi thế là hết, đợi chờ gì nữa, 
bây giờ thì cầu xin gì nữa? Vợ chồng lấy 
nhau từ lúc hàn vi, đến lúc chết tưởng là 
được vuốt mắt cho nhau, ai ngờ đâu lại vô 
duyên đến thế” [1; 202]. 
“Thương nhớ mười hai” với những 
con chữ thấm nhiều nước mắt, những 
dòng văn như rỉ máu, đã cho ta thấu cảm 
với nỗi tương tư cố hương và cố nhân của 
tác giả, cho ta hiểu và trân trọng, nâng niu 
những mảng màu của tập tục, lễ nghi trong 
bức tranh văn hóa của Hà Nội và Bắc Việt, 
nó cũng đem tới cho ta một cơ hội được 
trở về nguồn cội, nhập hồn vào với thiên 
nhiên, cảnh sắc, sản vật, con người ở 
đó, tất thảy đều toát lên vẻ đẹp thanh tao, 
tinh tế, hồn hậu mà vẫn đậm hồn vía của 
quê hương Bắc Việt. 
2.3. Tâm lí mặc cảm và nỗi buồn thân phận 
Ở “Thương nhớ mười hai”, cái tôi cô 
đơn, lạc loài còn lẩn khuất đâu đó qua tâm 
lí mặc cảm và nỗi buồn thân phận của 
người viết. Trong những năm chống Pháp, 
Vũ Bằng nghe không ít những quy kết, 
sỉ vả về mình là kẻ quay lưng với kháng 
chiến khi ông hồi cư về thành Hà Nội để 
hoạt động tình báo. Sau năm 1954, ông 
di cư vào Nam vẫn là để thực hiện công 
tác tình báo do cấp trên phân công, nhưng 
cuộc ra đi ấy phải núp dưới hình thức một 
cuộc trốn chạy. Lần thứ hai trong đời, Vũ 
Bằng bị người đời khinh ghét, bị đồng 
nghiệp trong giới văn chương, báo chí 
dò xét, nghi ngờ về thái độ chính trị. Ông 
chấp nhận tất cả những tai tiếng ấy chỉ để 
tạo ra một vỏ bọc chắc chắn, an toàn cho 
các hoạt động phục vụ cách mạng. Tuy 
thế, về mặt tâm lí, có thể nói, Vũ Bằng 
hoặc vẫn mang trong mình khuynh hướng 
64 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
muốn thanh minh, muốn khẳng định phẩm 
giá hoặc sẽ cam chịu những lời buộc tội 
nhưng sẽ đau đáu cả đời nỗi mặc cảm và 
sự chua chát cho thân phận. Việc không 
hề trở lại Hà Nội, không quay lại Bắc Việt 
lần nào từ ngày bước chân ra đi cho đến 
khi đất nước độc lập, giang sơn thu về một 
mối (dù trên những trang văn Vũ Bằng, 
tình yêu với đất Bắc mãnh liệt, da diết, 
cuộn chảy đến nhức nhối tâm can), chính 
là lời giải thích về nét tâm lí thường trực 
ở nhà văn. Nó nghiêng nhiều hơn về phía 
sự mặc cảm thân phận của con người luôn 
phải gắn với điều tiếng, về phía nỗi đau 
đau thân phận con người phải sống kiếp 
con chim lìa đàn. Tuy nhiên, đấy là cách lí 
giải trên phương diện yếu tố đời tư, yếu tố 
bên ngoài tác phẩm. Nó quan trọng nhưng 
không hoàn toàn chi phối tư tưởng của 
nhà văn. Nhìn trên phương diện tác phẩm, 
“Thương nhớ mười hai” có những dấu hiệu 
về hình thức giúp ta nhận diện nỗi buồn, 
nỗi mặc cảm thân phận của tác giả. Trong 
cuốn tùy bút này, Vũ Bằng nhiều lần tự 
gọi mình là “người xa quê”, “người khách 
xa nhà”, “người xa nhà”, “người mắc bệnh 
lưu lý”, “người ly hương”, “du khách đa 
xuân tứ”, “người đàn ông oan khổ lưu ly”, 
“người khách tương tư cố lý”, “người sầu 
xứ” Lối định danh vừa cụ thể vừa trữ 
tình như thế tạo ra cách giới thiệu nhân vật 
không chỉ duyên dáng, mềm mại mà còn 
hàm ẩn những day dứt về thân phận chia 
lìa, ly tán. Lối định danh ấy cũng cho thấy 
rất rõ ý thức, mặc cảm của nhà văn về thực 
trạng cô đơn, bơ vơ, lạc loài của mình.
Con người trong văn học Việt Nam 
1945-1975 là con người quần chúng được 
đặt trong một đoàn thể, một đội ngũ, đặt 
vào dòng chảy chung của đời sống và các 
sự kiện lớn lao của cộng đồng. Cái tôi 
trong văn học, trong thơ ca kháng chiến, 
vì thế, sẽ là cái tôi công dân hòa hợp trọn 
vẹn với cái ta nhân loại trong niềm vui bất 
tuyệt của những tháng ngày khói lửa. Để 
trở thành nền văn học xung kích, nhà văn 
sẽ tránh nhắc đến buồn đau, càng tránh nói 
về nỗi cô đơn. “Thương nhớ mười hai” 
thuộc về thành tựu của Văn học đô thị 
miền Nam giai đoạn 1954-1975, “một bộ 
phận văn học tồn tại với những nội dung, 
đặc điểm, quy luật riêng, khác với văn 
học cách mạng” [3; 17]. Điều đó lí giải vì 
sao cách cảm thụ cuộc sống và con người 
của Vũ Bằng trong tùy bút này đi chệch 
khỏi quỹ đạo thông thường của nền văn 
học phục vụ và cổ vũ chính trị. Cần thấy 
rằng, tâm lí cô đơn là trạng thái thường 
trực của cái tôi tác giả trong “Thương nhớ 
mười hai”, nó trở thành động lực đưa Vũ 
Bằng trở về, đắm đuối trong những hoài 
niệm ấm áp, tươi xanh. Nó cũng là động 
lực để nhà văn dệt gấm hoa lên không gian 
thiên nhiên, không gian sinh tồn và không 
gian văn hóa Bắc Việt. Từ đây, thiên tùy 
bút truyền cho người đọc những hiểu biết 
thú vị, tình yêu và sự gắn bó máu thịt với 
mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.
3. KẾT LUẬN
Vũ Bằng bắt đầu viết “Thương nhớ 
mười hai” vào đầu năm 1960, năm 1965 
ông viết tiếp và đến năm 1971, cuốn sách 
mới có hình hài. Vậy là phải cần đến hơn 
chục năm để nhà văn hoàn thành bản thảo 
của mình. Quãng thời gian 11 năm dài 
đằng đẵng ấy đủ để thấy nỗi nhớ thương 
đất Bắc oằn nặng và khắc khoải thế nào 
trong ông. Áng văn độc đáo, tài hoa này 
đâu chỉ là những hoài niệm da diết, mãnh 
liệt của kẻ ly hương muốn tìm về nguồn 
cội mà nó còn làm hiển hiện thật rõ hình 
tượng cái tôi tác giả mang tâm trạng cô 
65TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 39, tháng 3 năm 2020
đơn, lạc loài nơi đất khách. Hình tượng 
ấy cho chúng ta hiểu hơn về tâm tư người 
viết trong những ngày tháng đất nước biến 
động, về những éo le của hoàn cảnh cắt 
chia và về tình yêu thuần khiết nhưng cao 
ngần mà Vũ Bằng dành cho quê hương đất 
nước. Thiên tùy bút này ra đời không vì 
mục đích nghệ thuật. Nhưng vượt ra ngoài 
chủ định của người viết, “Thương nhớ 
mười hai” đã trở thành tác phẩm kết tinh 
tài năng nghệ thuật sáng chói trong cuộc 
đời cầm bút Vũ Bằng. Hoàng Phủ Ngọc 
Tường từng cho rằng, những trang kí gây 
xúc động bởi trước khi chảy qua ngòi bút 
đã chảy qua trái tim của anh như một dòng 
máu. Với ý nghĩa ấy, thiết nghĩ, “Thương 
nhớ mười hai” chính là một tùy bút có khả 
năng lay động hồn người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Bằng (2003), “Thương nhớ mười hai”, 
Mê chữ, Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam, 
NXB Văn học, Hà Nội.
 2. Văn Giá (2000), Vũ Bằng, bên trời thương 
nhớ - NXB VHTT, Hà Nội
3. Nguyễn Văn Long (CB)(2016), Văn học 
Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, 
NXB ĐHSP, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfcai_toi_co_don_lac_loai_cua_vu_bang_trong_tuy_but_thuong_nho.pdf
Tài liệu liên quan