Các yếu tố tác động đến quyết định chi trả cổ tức bằng tiền của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn giảm thuế suất
Tóm tắt
Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định chi trả cổ tức bằng tiền của doanh nghiệp, để
hỗ trợ cung cấp thông tin khoa học cho việc ra quyết định này, trên thế giới đã có
nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quyết định cổ tức bằng tiền trong giai
đoạn thay đổi thuế, tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu trong nước quan tâm
đến yếu tố thay đổi thuế trong vấn đề nghiên cứu trên. Nghiên cứu này xem xét các
yếu tố tác động đến quyết định cổ tức bằng tiền trên thị trường chứng khoán Việt Nam
trong giai đoạn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương
pháp ước lượng hồi quy nhị phân probit và phân tích xác suất tác động biên với mẫu
dữ liệu gồm 250 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2011-2014. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong
giai đoạn giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thời gian niêm yết, giá trị sổ
sách, sở hữu bởi nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, tiền và chứng khoán khả
mại, lợi nhuận ròng và thâm hụt tài chính có tác động đến chính sách cổ tức bằng tiền
thông qua quyết định giảm chi trả cổ tức bằng tiền mặt và quyết định không chi trả cổ
tức bằng tiền.
ủa chính sách giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của nhưng chỉ ở mức rất thấp. Điều này chứng tỏ việc giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng tới quyết định chi trả cổ tức của doanh nghiệp, trùng với giả thiết 𝑯2 mà nhóm đặt ra., phù hợp với nghiên cứu của Abhiroop Mukherjee và các cộng sự (2017), Julian Atanassov and Xiaoding Liu (2015), Simeon Djankov và các cộng sự (2010); Cummins và các cộng sự (1996) vì các nghiên cứu này đều nói rằng việc giảm thuế tạo động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp đầu tư hơn là tập trung vào việc chi trả cổ tức. Biến AGE với độ tin cậy là 90% và có mức xác suất là -0.73%, nếu thời gian niêm yết tăng 1% thì quyết định không chi trả cổ tức bằng tiền sẽ giảm 0.73%, điều này chứng tỏ với xác suất rất thấp thì doanh nghiệp có thời gian niêm yết lớn thường quyết định không chi trả cổ tức bằng tiền là ít hơn, đúng với giả thiết 𝑯3. Thông thường, những doanh nghiệp có thời gian niêm yết lâu cũng như có độ tuổi càng lớn thì càng có chính sách cổ tức bằng tiền đều đặn, bởi các doanh nghiệp này đã phát triển một thời gian khá dài nên các doanh nghiệp này thường lựa chọn chính sách cổ tức ổn định. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Devereux and Schiantarelli (1990), B. Buchanan và các cộng sự (2016), Trương Đông Lộc (2015), Alex Coad và các cộng sự (2016) bởi các bài nghiên cứu này cho rằng, thời gian niêm yết càng cao thì các doanh nghiệp sẽ thiên theo hướng là có chính sách cổ tức ổn định, bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư, còn những doanh nghiệp mới niêm yết thì sẽ dành nhiều vốn hơn cho việc chi tiêu đầu tư, phát triển doanh nghiệp. Biến NDT, là tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư trong doanh nghiệp có mức độ ảnh hưởng đến quyết định không chi trả cổ tức bằng tiền của doanh nghiệp với mức ý nghĩa cao là 1%. Điều này chứng tỏ, giả định các yếu tố còn lại trong mô hình được cố định tại các giá trị trung bình, xác suất không chi trả cổ tức bằng tiền của các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu bởi nhà đầu tư tổ chức chiếm ưu thế thì sẽ thấp hơn 4.75% so với doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu bởi nhà đầu tư cá nhân chiếm ưu thế, nếu như tỷ lệ nhà đầu tư tổ chức chiếm ưu thế trong các doanh nghiệp tăng 1% thì quyết định không chi trả cổ tức bằng tiền sẽ giảm 4.75%. Có nghĩa các doanh nghiệp có tỉ lệ sở hữu bởi nhà đầu tư tổ chức chiếm ưu thế thì sẽ chia cổ tức bình thường hoặc nhiều hơn nhà đầu tư các nhân, ngược với giả thiết 𝑯4. Điều này phản ánh đúng với kết quả nghiên cứu của Maximiliano Gonzalez và các cộng sự (2017), có nghĩa là có sự tác động ngược chiều giữa mức chi trả cổ tức bằng tiền và tỉ lệ sở hữu doanh nghiệp là cá nhân, những doanh nghiệp có tỉ lệ nhà đầu tư cá nhân chiếm ưu thế thì sẽ có mức chi trả cổ tức bằng tiền thấp hơn. Và trong bài nghiên cứu của Wei Huang Donna L. Paul (2016) thì ngược lại, những doanh nghiệp có tỉ lệ nhà đầu tư tổ chức chiếm ưu thế thì sẽ có xu hướng ưu tiên giữ lại nhiều hơn, chi trả cổ tức bằng tiền ít hơn. Từ đó cho thấy, ở mỗi vùng, mỗi đất nước sẽ có chính sách ưu tiên chi trả cổ tức khác nhau, nhưng đa phần thì những doanh nghiệp có tỉ lệ nhà đầu tư là tổ tức chiếm tỉ lệ lớn trong doanh nghiệp thì sẽ tăng giá trị doanh nghiệp thông qua việc giữ lại thu nhập nhiều hơn thay cho việc chi trả cổ tức bằng tiền. Biến CBE, là biến đại diện cho lượng tiền và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp, thể hiện nguồn lực sẵn có mà doanh nghiệp có thể sử dụng, với giả định các yếu tố còn lại trong mô hình được cố định tại các giá trị trung bình thì với xác suất là - 12,72%, các doanh nghiệp có lượng tiền và chứng khoán khả mại càng dồi dào thì sẽ ít có quyết định là không chi trả cổ tức bằng tiền. Bởi với một nguồn lực sẵn có như vậy, nếu không sử dụng cho đầu tư phát triển, thì các doanh nghiệp này sẽ có thể chi trả cổ tức cho cổ đông. Ngược với giả thiết 𝑯10 mà nhóm đặt ra. Biến NITBE, là lợi nhuận ròng trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp, biến này cũng mang giá trị âm với xác suất -15.42%. Có nghĩa rằng nếu doanh nghiệp có lợi nhuận ròng càng tăng 1% thì càng có khả năng quyết định không chi trả cổ tức bằng tiền giảm 15.42%. Kết quả này đúng với nghiên cứu của Ahmed và Javid (2009), cho rằng các doanh nghiệp có quyết định chi trả cổ tức bằng tiền hay không phụ thuộc vào lợi nhuận hiện tại của các doanh nghiệp là chính. Điều này cũng đúng với bài nghiên cứu của Baker và các cộng sự (1985), DeAngelo và DeAngelo (1990), Pruitt và Gitman (1991), Aivazian và các cộng sự (2003), Jensen và các cộng sự (1992) với kết luận rằng các doanh nghiệp càng có lợi nhuận cao thì càng có khả năng để chi trả cổ tức bằng tiền với mức cao. Phù hợp với giả thiết 𝑯9. Ngoài ra, biến lnFD, mức thâm hụt tài chính khi chạy xác suất với biến phụ thuộc là giảm chi trả cổ tức bằng tiền thì có ý nghĩa thống kê tại 5%, với xác suất 0.51% thì những doanh nghiệp có mức thâm hụt tài chính tăng 1% thì có quyết định giảm chi trả cổ tức bằng tiền tăng 0.51%. Bởi những doanh nghiệp có mức thâm hụt tài chính đều không có tiền sẵn để chi trả cổ tức cho cổ đông, nguyên nhân có thể do thua lỗ hoặc do đầu tư nhiều, đúng với giả thiết 𝑯7. Cũng tương tự như bài nghiên cứu của B. Buchanan và các cộng sự (2016), những doanh nghiệp có mức thâm hụt tài chính càng lớn thì ít có khả năng để bắt đầu hoặc tăng chi trả cổ tức. 6. Kết luận Kết quả hồi quy cuối cùng của nhóm nghiên cứu cho thấy, trong số tất cả 8 biến, chỉ có một số biến không có ý nghĩa thống kê, có nghĩa là phần lớn các biến đưa vào mô hình có tác động tới quyết định chi trả cổ tức bằng tiền hoặc quyết định không chi trả cổ tức bằng tiền, giải thích khá đúng thị trường chứng khoán trong giai đoạn này tại Việt Nam. Xuyên suốt từ năm 2011 đến 2014 thì các doanh nghiệp trên Sở giai dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cũng có xu hướng giảm mức chi trả cổ tức bằng tiền, có nghĩa là thuế thay đổi có ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức bằng tiền của doanh nghiệp, cụ thể thông qua xác suất biên, khi giảm thuế thì xác suất để doanh nghiệp quyết định giảm chi trả cổ tức bằng tiền là 4.97%, Điều này khá đúng với kết quả của bài nghiên cứu Nguyễn Ngọc Huy, Trương Thị Mỹ Trâm (2016). ngoài ra thì thời gian niêm yết có tác động tới quyết định chi trả cổ tức bằng tiền thông qua việc nếu thời gian niêm yết càng lâu thì các doanh nghiệp sẽ càng ít có khả năng là sẽ quyết định giảm chi trả cổ tức bằng tiền. Tỷ lệ nhà đầu tư chiếm ưu thế trong doanh nghiệp, kết quả hồi quy của nhóm nghiên cứu cho ra là những doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu bởi NDT tổ chức chiếm ưu thế thì những doanh nghiệp này không quyết định giảm chi trả cổ tức bằng tiền, có nghĩa các doanh nghiệp sẽ chi trả cổ tức bính thường hoặc nhiều hơn. Tiền và chứng khoán khả mại cũng có tác động theo chiều âm, có nghĩa những doanh nghiệp đang nắm giữ lượng tiền càng lớn thì sẽ ít có quyết định là giảm chi trả cổ tức bằng tiền. Hơn nữa, các yếu tố như lợi nhuận ròng và thâm hụt tài chính cũng có ảnh hưởng tới quyết định chi trả cổ tức bằng tiền. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quyết định giảm chi trả cổ tức, nhưng với xác suất không cao, đa phần phụ thuộc vào các yếu tố nội tại của doanh nghiệp hơn, nói đúng hơn là sự can thiệp của chính sách của Chính phủ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thực sự hiệu quả, cần nhiều thời gian hơn để xem xét hoặc đưa ra những chính sách tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp mãnh mẽ hơn. Ngoài ra, nghiên cứu có một số ý nghĩa quan trọng trong đầu tư tài chính: Thứ nhất, nhà đầu tư có thể dựa vào kết quả nghiên cứu để lựa chọn cổ phiếu đầu tư phù hợp với mục đích bản thân. Thứ hai, nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo đối với những bài nghiên cứu sau này có liên quan giữa thay đổi thuế và chính sách cổ tức bằng tiền. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu mở ra một hướng nghiên cứu khác như quan tâm đến tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài ảnh hưởng đến chính sách cổ tức bằng tiền của doanh nghiệp ở Việt Nam hoặc mở rộng thời gian nghiên cứu để kết quả có thể chính xác hơn. Tài liệu tham khảo 1. Adaoglu, C. (2000), “Instability in the dividend policy of the Istanbul Stock Exchange (ISE) corporations: evidence from an emerging market”, Emerging Markets Review, pp 252-270. 2. Gill, A., Biger, N., & Tibrewala, R. (2010), “Determinants of dividend payout ratios: evidence from United States”, The Open Business Journal, 3(1). 3. Lộc, T. Đ., & Tiến, P. P. (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí MinhXuất bản”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 38, 67-74. 4. Nizar Al-Malkawi, H. A. (2007), “Determinants of corporate dividend policy in Jordan: an application of the Tobit model”, Journal of Economic and Administrative Sciences, 23(2), 44-70. 5. Ahmed, H., A.Y. Javid (2009), “The determinants of dividend policy in Pakistan”, International Research Journal of Finance and Economics, 29, pp 110 – 125. 6. Buchanan, B. G., Cao, C. X., Liljeblom, E., & Weihrich, S. (2017), “Uncertainty and firm dividend policy - A natural experiment”, Journal of Corporate Finance, 42, pp 179-197. 7. DeAngelo, H., & DeAngelo, L. (1990), “Dividend policy and financial distress: An empirical investigation of troubled NYSE firms”, The Journal of Finance, 45(5), pp 1415-1431. 8. Djankov, S., Ganser, T., McLiesh, C., Ramalho, R., & Shleifer, A. (2010), “The effect of corporate taxes on investment and entrepreneurship”, American Economic Journal: Macroeconomics, 2(3), 31-64. 9. Edgerton, J. (2013), “Four facts about dividend payouts and the 2003 tax cut”, International Tax and Public Finance, 20(5), pp 769-784. 10. Vinh, V, X., (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức bằng tiền mặt”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 197, trang 36-43.
File đính kèm:
- cac_yeu_to_tac_dong_den_quyet_dinh_chi_tra_co_tuc_bang_tien.pdf