Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Tóm tắt

Bài viết nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt được giấy chứng nhận hệ thống quản

lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (viết tắt là HT QLCL) tại các doanh nghiệp

nhỏ và vừa (DNNVV) của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy logit với dữ liệu

thời điểm gồm 2649 doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có các

yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt được giấy chứng nhận HT QLCL bao gồm: mức độ cạnh tranh,

yêu cầu của khách hàng, quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, vị trí doanh nghiệp, xuất

khẩu, hiệp hội doanh nghiệp và tổ chức công đoàn. Từ kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị được

đưa ra nhằm gia tăng khả năng đạt được giấy chứng nhận HT QLCL của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa tại Việt Nam

pdf14 trang | Chuyên mục: Tài Chính Doanh Nghiệp | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
nghiệp 
có tầm nhìn dài hạn hơn hoặc có xu hướng xuất 
khẩu nên họ sẽ ưu tiên đến việc đạt giấy chứng 
nhận HT QLCL phù hợp với tiêu chuẩn ISO 
9001:2015. Cuối cùng, hiệp hội doanh nghiệp 
và công đoàn là hai yếu tố có ảnh hưởng đến 
khả năng đạt giấy chứng nhận HT QLCL phù 
hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Trong khi 
đó yếu tố chi phí phi chính thức không ảnh 
hưởng đến khả năng đạt chứng nhận trong mô 
hình. Có thể chi phí phi chính thức không phải 
là yếu tố quan trọng trong việc giải thích cho 
khả năng đạt giấy chứng nhận HT QLCL phù 
hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 của DNNVV 
tại Việt Nam.
5. Hàm ý chính sách
Từ kết quả nghiên cứu ta thấy, có tám nhân 
tố có ảnh hưởng đến khả năng đạt được chứng 
nhận tiêu chuẩn chất lượng. Do đó, để nâng cao 
khả năng đạt được chứng nhận chất lượng của 
các doanh nghiệp các nhà hoạch định chính 
sách có thể áp dụng các giải pháp sau. 
Thứ nhất, yếu tố yêu cầu của khách hàng có 
ảnh hưởng lớn nhất đối với khả năng đạt được 
chứng nhận chất lượng cả trong nước và quốc 
tế. Tuy nhiên, một thách thức tại Việt Nam là 
nhận thức về tiêu chuẩn chất lượng của người 
tiêu dùng còn hạn chế. Hiện nay, thực hiện đề 
án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản 
phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam 
đến năm 2020” của Chính phủ, đài truyền hình 
Việt Nam đã có nhiều chương trình truyền 
thông như: phóng sự về các tiêu chuẩn chất 
lượng trên VTV2, chương trình “Sáng tạo Việt” 
trên VTV3,... Đây là những chương trình được 
đầu tư công phu với nội dung rất phong phú và 
thu hút, tuy nhiên theo khảo sát của tác giả với 
ý nghĩa thấp (p = 13,2%). Kết quả này tương 
đồng với nhiều nghiên cứu trước. Điều này 
khá rõ ràng khi giấy chứng nhận HT QLCL là 
một công cụ hiệu quả để nâng cao tính cạnh 
tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Khi 
doanh nghiệp đạt được giấy chứng nhận HT 
QLCL phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 
thì khách hàng sẽ tin tưởng mua sản phẩm dịch 
vụ của doanh nghiệp hơn, từ đó giúp doanh 
nghiệp dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ hơn.
Trong khi đó, biến xuất khẩu có ảnh hưởng 
lớn đến khả năng đạt giấy chứng nhận HT 
QLCL phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015. 
Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi tiêu chuẩn ISO 
9001:2015 là tiêu chuẩn có giá trị quốc tế nên 
khi doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường nước 
ngoài thì giấy chứng nhận HT QLCL phù hợp 
với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 quốc tế được coi 
như một giấy thông hành giúp doanh nghiệp dễ 
dàng tiếp cận với thị trường nước ngoài.
Tiếp theo, các yếu tố thuộc đặc điểm của 
doanh nghiệp cũng có tác động đến khả năng 
đạt giấy chứng nhận HT QLCL phù hợp với tiêu 
chuẩn ISO 9001:2015 của doanh nghiệp đó. Cụ 
thể, quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khả năng 
đạt giấy chứng nhận HT QLCL càng cao. Đối 
với các DNNVV, nếu quy mô doanh nghiệp quá 
nhỏ thì họ sẽ không đủ nguồn lực cũng như động 
cơ để áp dụng HT QLCL. Còn biến loại hình 
doanh nghiệp thì doanh nghiệp hộ gia đình có 
sự ảnh hưởng âm đến khả năng đạt giấy chứng 
nhận HT QLCL. Tức là nếu doanh nghiệp là 
công ty trách nhiệm hữu hạn thì có xu hướng 
đạt giấy chứng nhận HT QLCL phù hợp với 
tiêu chuẩn ISO 9001:2015 hơn doanh nghiệp 
hộ gia đình. Ngoài ra, biến vị trí của doanh 
nghiệp cũng có sự ảnh hưởng đến việc đạt giấy 
chứng nhận HT QLCL phù hợp với tiêu chuẩn 
ISO 9001:2015. Cụ thể, các doanh nghiệp có 
vị trí nằm ở khu công nghiệp ảnh hưởng dương 
35
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019
công nghiệp. Từ đó các nhà chính sách nên có 
hoạch định khu công nghiệp cho các DNNVV, 
điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng 
cao khả năng đạt chứng nhận chất lượng quốc tế 
mà còn tạo một môi trường sản xuất kinh doanh 
an toàn và hiệu quả cho DNNVV nói riêng và 
nền công nghiệp nói chung.
Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu yếu tố 
hiệp hội doanh nghiệp và tổ chức công đoàn có 
ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Tuy nhiên, theo 
số liệu điều tra DNNVV 2015 chỉ có 11,4% 
doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Vì vậy, các 
nhà chính sách cần khuyến khích phát triển hoạt 
động của công đoàn tại các công ty và hỗ trợ các 
hiệp hội doanh nghiệp thành lập và phát triển. 
Mặc dù nghiên cứu đã đạt được một số kết 
quả, tuy nhiên nghiên cứu còn tồn tại một số 
hạn chế sau. Đề tài mới dừng lại ở việc phân 
tích dữ liệu thời điểm, chưa phân tích được ở 
dạng dữ liệu bảng để thấy được sự biến động 
của biến phụ thuộc theo thời gian. Đề tài chỉ 
mới kiểm chứng kết quả bằng mô hình hồi quy 
logit mà chưa so sánh được kết quả với các 
mô hình khác. Tác giả sử dụng dữ liệu SMEs 
có sẵn nên chưa kiểm định được tác động 
được một số biến quan trọng như: vai trò của 
lãnh đạo, quyết tâm của các thành viên trong 
tổ chức đến việc đạt giấy chứng nhận HT 
QLCL phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015. 
Tác giả hy vọng sẽ khắc phục các hạn chế trên 
trong các nghiên cứu tiếp theo.
hơn 500 sinh viên trên địa bàn TP.HCM thì hầu 
hết các bạn không biết đến các chương trình 
này với lý do là hầu hết các sinh viên không 
xem ti vi. Từ đó, tác giả kiến nghị các nhà chính 
sách nên đẩy mạnh thông tin về các tiêu chuẩn 
chất lượng để nâng cao nhận thức của người 
tiêu dùng thông qua nhiều kênh thông tin khác 
nhau. Ví dụ như đưa các nội dung trên không 
chỉ lên đài truyền hình quốc gia mà còn đăng 
trên trang mạng xã hội như facebook, zalo, hoặc 
các trang web để tiếp cận được nhiều đối tượng 
người tiêu dùng hơn nữa. Khi người tiêu dùng 
có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các tiêu 
chuẩn chất lượng, họ sẽ mua các sản phẩm đạt 
tiêu chuẩn chất lượng thay vì giá rẻ. Đó chính 
là động lực quan trọng nhất để doanh nghiệp áp 
dụng các tiêu chuẩn chất lượng.
Thứ hai, các doanh nghiệp hộ gia đình có 
xu hướng né tránh các tiêu chuẩn chất lượng 
quốc tế. Điều này là một rào cản lớn cho các 
doanh nghiệp này khi Việt Nam gia nhập các tổ 
chức quốc tế. Hiện nay có rất nhiều DNNVV 
khởi nghiệp có tham vọng vươn ra toàn cầu. 
Vì vậy Nhà nước cần có những chính sách để 
định hướng và hỗ trợ các doanh nghiệp hộ gia 
đình đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế bởi 
đó chính là tấm vé thông hành cho các doanh 
nghiệp Việt Nam vươn xa.
Thứ ba, các DNNVV nằm ở khu công 
nghiệp có xu hướng đạt chứng nhận chất lượng 
quốc tế hơn các doanh nghiệp nằm ngoài khu 
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Bảo Anh, 2018, Đẩy mạnh các hoạt động thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp, truy 
cập tại link: https://baomoi.com/day-manh-cac-hoat-dong-thua-nhan-lan-nhau-ve-ket-qua-
danh-gia-su-phu-hop/c/24508151.epi.
36
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019
Bộ công thương (2012), Hội thảo “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành 
công nghiệp, Link: 
nang-suat-va-chat-luong-san-pham,-hang-hoa-nganh-cong-nghiep%E2%80%9D.aspx.
Nguyễn Quang Thu & Ngô Thị Ánh, Các yếu tố tác động đến hiệu quả của hệ thống quản lý chất 
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, Tạp chí phát triển 
kinh tế, Số 270 Tháng 4/ 2013.
Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (VSQI), 2016, Chứng nhận sản phẩm, Truy cập tại link: 
Tiếng Anh 
Angelogiannopoulos, D., Drossinos, H. and Athanasopoulos, P. (2007), “Implementation 
of a quality management system according to the ISO 9000 family in a Greek small-sized 
winery: a case study”, Food Control, Vol. 18 No. 9, pp. 1077-85.
Data SMEs 2015. Link download: https://www.wider.unu.edu/database/viet-nam-sme-database.
David Hoyle, ISO 9000 Quality Systems Handbook, Fourth Edition, 2001, Reed Educational and 
Professional Publishing Ltd.
Fulponi, L., 2006. Private voluntary standards in the food system: The perspective of major food 
retailers in OECD countries. Food Policy, 31(1), pp.1–13.
Global GAP, 2019, GLOBALG.A.P. History, Truy cập link: https://www.globalgap.org/uk_en/who-
we-are/about-us/history/.
Gujarati. (2004). Basic Econometrics. McGraw−Hill.
Henson, S. & Humphrey, J., 2010. Understanding the Complexities of Private Standards in Global 
Agri-Food Chains as They Impact Developing Countries. Journal of Development Studies, 
46(9), pp.1628–1646.
International Organization for Standardization, 2015, ISO-9001 survey. Truy cập tại: https://www.
iso.org/home.html.
International Organization for Standardization, 2019, Popular standards. Truy cập link: https://
www.iso.org/popular-standards.html.
Jang, W.-Y., & Lin, C.-I. (2008). An integrated framework for ISO 9000 motivation, depth of 
ISO implementation and firm performance: The case of Taiwan. Journal of Manufacturing 
Technology Management, 19(2), 194-216.
Joseph A. Williams, (2004),”The impact of motivating factors on implementation of ISO 9001:2000 
registration process”, Management Research News, Vol. 27 Iss 1/2 pp. 74 – 84
Lundmark, E. and Westelius, A. (2006), “Effects of quality management according to ISO 9000: 
A Swedish study of the transit to ISO 9000:2000”, Total Quality Management & Business 
Excellence, Vol. 17 No. 8, pp. 1021-42.
Park, D.J., Kim, H.G., Kang, B.H. and Jung, H.S. (2007), “Business values of ISO 9000:2000 to 
Korean shipbuilding machinery manufacturing enterprises”, International Journal of Quality & 
Reliability Management, Vol. 24 No. 1, pp. 32-48.
37
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 50, 04/2019
Paunov, C., 2016. Corruption’s asymmetric impacts on firm innovation. Journal of Development 
Economics, 118, pp.216–231.
Raynolds, L.T., 2002. Consumer/Producer Links in Fair Trade Coffee Networks. Sociologia 
Ruralis, 42(4), pp.404–424.
Ruzevicius, Adomaitiene & Sirvidaite, Motivation and Efficiency of Quality Management Systems 
Implementation: A Study of Lithuanian Organizations, Total Quality Management & Business 
Excellence, Volume 15, 2004 - Issue 2 Pages 173-189.
Zaramdini, W. (2007), “An empirical study of the motives and benefits of ISO 9000 certification: 
the UAE experience”, International Journal of Quality & Reliability Management, Vol. 24 No. 
5, pp. 472-91.

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_kha_nang_dat_giay_chung_nhan_he_tho.pdf
Tài liệu liên quan