Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa quân sự Việt Nam gắn với thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc
Tóm tắt
Di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc là tài sản văn hóa quý giá
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc. Trải qua hàng nghìn
năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các di tích văn hóa quân sự Việt Nam đã và đang bị mai
một và tiềm ẩn nguy cơ biến mất. Vì thế, việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự Việt
Nam gắn với thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
ời Bắc thuộc còn để lại cho chúng ta những thông điệp và tư tưởng quân sự, chiến lược và chiến thuật quân sự, như: tư tưởng“đồng khởi” của Hai Bà Trưng, “nam nữ bình quyền” của Bà Triệu,“Nam đế cư” và kháng chiến trường kỳ của Lý Bí, lối đánh “du kích” của Triệu Quang Phục, kế vây hãm thành của Phùng Hưng, tinh thần độc lập tự chủ của họ Khúc, Dương Đình Nghệ... Di sản văn hóa quân sự phi vật thể còn được thấy qua một số lễ hội truyền thống, như hội đền Hùng - khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc; hội đền Dóng, lễ hội đền Hai Bà Trưng... 3. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời Mở nước và chống Bắc thuộc Với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, di sản văn hóa Việt Nam nói chung và di sản văn hóa quân sự Việt Nam nói riêng đã và đang được bảo tồn, phát huy, góp phần quan trọng vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa quân sự, trong đó có di sản văn hóa quân sự thời dựng nước và chống Bắc thuộc trong sự phát triển toàn diện đất nước, làm cho di sản văn hóa quân sự tiếp tục tỏa sáng trong giao lưu, hội nhập là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Ngày nay, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là sự nghiệp xây dựng và sáng tạo to lớn của nhân dân ta, đồng thời là một quá trình cải biến xã hội sâu sắc, đòi hỏi phải phát huy cao độ khả năng và trí tuệ của mỗi con người Việt Nam. Bên cạnh đó, những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ thế giới, cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế là cơ hội để chúng ta tiếp thu những thành quả trí tuệ của nhân loại, đồng thời, cũng đặt ra những thách thức mới trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực, cũng đã bộc lộ mặt trái của nó, ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa quân sự dân tộc. Mặt khác, các thế lực thù địch cũng luôn ráo riết chống phá ta trên mặt trận tư tưởng văn hóa, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc... Trong khi đất nước ta còn nghèo, nhu cầu văn hóa của nhân dân rất lớn nhưng khả năng đáp ứng còn hạn chế do thiếu những điều kiện và phương tiện vật chất cần thiết. Một điều đáng quan tâm là những di sản văn hóa quân sự gắn với thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc cách đây hàng ngàn năm, ở một đất nước đã trải qua biết bao biến cố, nhất là chiến tranh, lại thường xuyên phải chống lại chính sách thôn tính, đồng hóa thâm độc của các thế lực phong kiến phương Bắc, rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy cơ biến mất nhanh chóng. Vì thế, việc bảo vệ và phát huy giá trị hệ thống di sản văn hoá quân sự Việt Nam gắn với thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc có ý nghĩa rất quan trọng. Đó cũng chính là việc bảo vệ và phát huy một tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một bộ phận của di sản văn hoá dân tộc và di sản văn hóa quân sự của nhân loại - cội nguồn, nền tảng tạo nên hệ giá trị của văn hóa quân sự Việt Nam hôm nay và mai sau. Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa quân sự Việt Nam gắn với thời kỳ dựng nước và chống Bắc thuộc trong giai đoạn hiện nay, trước hết chúng ta cần quán triệt sâu sắc những quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Công tác bảo tồn và trùng tu các di sản văn hóa quân sự thời dựng nước và chống Bắc thuộc cần đảm bảo tính nguyên gốc và tính chân thực lịch sử của di sản, đó là cần làm rõ lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản, phải bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài cho di sản văn hóa và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, phục dựng và tôn tạo. Tăng cường việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại trong việc bảo tồn di sản góp phần chống xuống cấp và bảo vệ lâu dài cho di sản văn hóa quân sự thời dựng nước và chống Bắc thuộc là rất cần thiết, bởi những di sản đó đã có cách đây hàng nghìn năm rất dễ bị hư hại trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, đồng thời cũng cần áp dụng các biện pháp khoa học, các phương tiện hiện đại trong trưng bày phát huy giá trị các di sản. Phát huy di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời mở nước và chống Bắc thuộc có hiệu quả, thu hút được sự quan tâm của công chúng với di sản đó là cần khai thác những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử ngàn năm đấu tranh giữ nước gắn liền với dựng nước. Những giá trị tiêu biểu như lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc, nghệ thuật quân sự “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”, “lấy đoản binh thắng trường trận”, là tinh thần nhân đạo, nhân văn, hòa hiếu, là phương lược giữ nước từ lúc nước chưa nguy, là nghệ thuật dựng binh và dụng binh độc đáo Quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử và cũng là người sáng tạo ra văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự thời mở nước và chống Bắc thuộc là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Do đó, vấn đề then chốt trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá quân sự là phải đổi mới và nâng cao nhận thức, xem cơ sở là địa bàn chiến lư¬ợc gắn với cộng đồng dân cư, là môi trường sống, nơi sinh ra và đồng thời là nơi lưu giữ, trao truyền và phát huy những giá trị văn hóa quân sự. Vì vậy, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quân sự thời kỳ mở nước và chống Bắc thuộc, khơi dậy lòng tự hào đối với di sản văn hóa quân sự là công việc có ý nghĩa quan trọng để hướng người dân chủ động tìm tòi, sưu tầm và bảo tồn các loại hình di sản văn hóa quân sự này. Cùng với việc phổ biến các quy định, cần thiết phải giải thích và cụ thể hóa, thể chế hóa các quy định chung, các văn bản hướng dẫn phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để mọi người dân dễ dàng tiếp thu và tự giác chấp hành. Ngoài ra, cần phải làm rõ và gắn lợi ích của người dân khi tham gia các hoạt động bảo tồn. Đây cũng là cách thức thu hút đông đảo người dân tham gia lưu giữ di sản văn hóa quân sự. Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân phải thực hiện tốt chính sách xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quân sự thời kỳ mở nước và chống Bắc thuộc, nhằm động viên sức người, sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội. Chính sách này được tiến hành đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của nhà nước. Các cơ quan chủ quản về văn hóa của Nhà nước phải làm tốt chức năng quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ đối với các hoạt động xã hội về văn hóa. Cần ban hành và thực hiện nghiêm cơ chế và chính sách phát huy nội lực của nhân dân; tạo được phong trào quần chúng mạnh mẽ tham gia bảo tồn di sản văn hóa quân sự, coi trọng bồi dưỡng, giáo dục và phát huy khả năng của tuổi trẻ là lực lượng chính, là đối tượng chủ yếu của hoạt động này. Củng cố, hoàn thiện thể chế văn hóa ở cơ sở, bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và lực lượng những người làm công tác bảo tồn các di sản văn hóa quân sự. Nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa hiện có, thực hiện phương trâm“Nhà nước và nhân dân cùng làm văn hóa”, hình thành các hình thức sáng tạo và lợi. Xây dựng các quy chế, quy định về lễ hội, việc cúng bái ở các đền chùa, việc đốt vàng mã, việc giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng, v.v... Khuyến khích nhân dân các xã, phường, thôn ấp, cụm dân cư xây dựng các quy ước về nếp sống văn hóa, giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, bảo vệ các di sản văn hóa. Di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời dựng nước và chống Bắc thuộc là một bộ phận quan trọng của Di sản văn hóa Việt Nam và của di sản văn hóa quân sự nhân loại. Do đó, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa quân sự Việt Nam thời dựng nước và chống Bắc thuộc không chỉ có giá trị về lĩnh vực văn hóa, khoa học, kinh tế mà còn có giá trị thực tiễn trong công tác bảo vệ Tổ quốc hiện nay. N.T.D (ThS, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam) Tài liệu tham khảo 1. Đào Duy Anh (1956), Lịch sử Việt Nam, quyển thượng, Hà Nội. 2. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, . 3. Lê Văn Quang, Văn Đức Thanh (2002), Văn hoá quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Tài (tổng chủ biên) (2010), Sự nghiệp bảo vệ, giải phóng Thăng Long - Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Tài - Văn Đức Thanh (2010), Lược khảo danh nhân quân sự trong sự nghiệp bảo vệ, giải phóng Thăng Long - Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Văn Đức Thanh (2001), Quán triệt và vận dụng quan điểm của Đảng về “bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 6. tham gia hoạt động văn hóa của các tập thể, cá nhân trong khuôn khổ luật pháp và chính sách. Khuyến khích các hình thức bảo trợ văn hóa. Nghiêm trị những hành động xâm phạm các di sản văn hóa, ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động phản văn hóa, làm biến dạng các di sản văn hóa, lợi dụng di sản văn hóa để trục Ngày nhận bài: 2 - 3 - 2017 Ngày phản biện, đánh giá: 15 - 3 - 2017 Ngày chấp nhận đăng: 25 - 3 - 2017
File đính kèm:
- bao_ve_va_phat_huy_gia_tri_di_san_van_hoa_quan_su_viet_nam_g.pdf