Bài tập Rối loạn nhịp
RỐI LOẠN NHỊP XOANG
CÁC VÍ DỤ
(Lưu ý: nếu không nói gì thêm, hiểu là chuyển đạo II)
Nhịp xoang bình thường
Tần số: bình thường từ 60 – 100 lần/phút
Nhịp điệu: đều
Sóng P: bình thường (dương và đồng nhất)
Khoảng PR: Bình thường (0.12 – 0.20 giây)
QRS: bình thường (0.06 – 0.10 giây)
ng P: Đảo ngược Khoảng PR: 0.16 giây QRS: 0.10 giây Chẩn đoán: Nhịp bộ nối 5.5. Nhịp tim: 150 lần/phút Nhịp điệu: Đều Sóng P: Không 20 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com Khoảng PR: Không QRS: 0.10 giây Chẩn đoán: Nhịp nhanh bộ nối 5.6. Nhịp tim: 47 lần/phút Nhịp điệu: Đều Sóng P: Đảo ngược Khoảng PR: 0.10 giây QRS: 0.10 giây Chẩn đoán: Nhịp bộ nối với ST chênh lên 4.7. Nhịp tim: 160 lần/phút Nhịp điệu: Không đều Sóng P: Không có Khoảng PR: Không có QRS: 0.10 giây Chẩn đoán: Nhịp bộ nối tăng tốc với ngoại tâm thu thất 1 ổ nhịp đôi (hiện tượng R trên T) 5.8. Nhịp tim: 150 lần/phút Nhịp điệu: Không đều Sóng P: Không có Khoảng PR: Không có QRS: 0.10 giây Chẩn đoán: Nhịp nhanh bộ nối với ngoại tâm thu thất 1 ổ (hiện tượng R trên T) ở nhịp thứ 2, 5 và 7 5.9 Nhịp tim: 110 lần/phút Nhịp điệu: Không đều Sóng P: Không có Khoảng PR: Không có QRS: 0.10 giây Chẩn đoán: Nhịp nhanh bộ nối với ST chênh xuống và ngoại tâm thu thất 1 ổ ở nhịp thứ 5 và 9 21 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com RỐI LOẠN NHỊP THẤT (VENTRICULAR ARRHYTHMIAS) NHỊP NỘI TẠI THẤT (IDIOVENTRICULAR RHYTHM) Nhịp tim: 20 – 40 lần/phút Nhịp điệu: đều Sóng P: không có PR: không có QRS: rộng (>0.10 giây), hình dáng quái dị Lâm sàng: nếu nhịp tim quá chậm có thể dẫn đến giảm cung lượng tim. Nhịp thất nội tại nếu dưới 20 lần/phút thì được gọi là nhịp hấp hối (agonal rhythm). Nhịp hấp hối thường là một cảnh báo và là dạng nhịp cuối cùng xuất hiện trước khi vô tâm thu xuất hiện. NHỊP NỘI TẠI THẤT TĂNG CƯỜNG (ACCELERATED IDIOVENTRICULAR RHYTHM) Nhịp tim: 41 – 100 lần/phút Nhịp điệu: đều Sóng P: không có PR: không có QRS: rộng (>0.10 giây), hình dáng quái dị Lâm sàng: Nhịp nội tại thất thường xuất hiện khi ổ chủ nhịp ở trên thất biến mất hoặc bị ức chế. NGOẠI TÂM THU THẤT (PREMATURE VENTRICULAR CONTRACTION (PVC)) Nhịp tim: phụ thuộc vào nhịp bên dưới của Nhịp điệu: Không đều khi có ngoại tâm thu 22 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com bệnh nhân thất xuất hiện Sóng P: Không ở nhịp ngoại tâm thu thất PR: Không có ở nhịp ngoại tâm thu thất QRS: rộng (>0.10 giây), hình dáng quái dị Lâm sàng: Bệnh nhân có thể cảm thấy giống như mất 1 nhịp khi có ngoại tâm thu thất. Bởi vì lúc đó tâm thất mới chỉ được làm đầy 1 phần, do đó ngoại tâm thu thất thường không có mạch. NGOẠI TÂM THU THẤT: 1 Ổ (PREMATURE VENTRICULAR CONTRACTION: UNIFORM) NGOẠI TÂM THU THẤT: ĐA Ổ NGOẠI TÂM THU THẤT: NHỊP ĐÔI (PREMATURE VENTRICULAR CONTRACTION: VENTRICULAR BIGEMINY) - Ở dạng ngoại tâm thu này, ngoại tâm thu thất xuất hiện ở mỗi nhịp tim 23 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com NGOẠI TÂM THU THẤT: NHỊP BA (PREMATURE VENTRICULAR CONTRACTION: VENTRICULAR TRIGEMINY) - Ở dạng ngoại tâm thu này, cứ 3 nhịp thì có 1 ngoại tâm thu NGOẠI TÂM THU THẤT: NHỊP BỐN (PREMATURE VENTRICULAR CONTRACTION: VENTRICULAR QUADRIGEMINY) Ở dạng ngoại tâm thu này, cứ 4 nhịp thì có 1 ngoại tâm thu NGOẠI TÂM THU THẤT: NHỊP KÉP (PREMATURE VENTRICULAR CONTRACTION: COUPLETS) - Ở dạng ngoại tâm thu này, ngoại tâm thu thất xuất hiện theo cặp NGOẠI TÂM THU THẤT: HIỆN TƯỢNG R TRÊN T (R ON T PHENOMENON) - Ở dạng ngoại tâm thu này, ngoại tâm thu thất đến quá sớm đến nỗi nó rơi vào ngay sóng T ở nhịp tim trước đó - Những ngoại tâm thu thất này xuất hiện ở thời kỳ trơ của tâm thất, đây là một giai đoạn dễ bị tổn thương vì các tế bào cơ tim chưa tái cực hoàn toàn 24 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com Nhịp tim: phụ thuộc vào nhịp tim bên dưới của bệnh nhân Nhịp điệu: không đều khi PVC xuất hiện Sóng P: không có ở nhịp ngoại tâm thu thất PR: Không có ở ngoại tâm thu thất QRS: rộng (>0.10 giây), hình dáng quái dị Lâm sàng: Trong tình huống thiếu máu cơ tim cấp, nếu có hiện tượng R trên T thì cực kỳ nguy hiểm bởi vì tâm thất dễ rơi vào nhịp nhanh thất hoặc rung thất NGOẠI TÂM THU THẤT: NGOẠI TÂM THU GIỮA CỰC (XEN KẼ) (INTERPOLATED PVC) - Ngoại tâm thu thất xuất hiện ở giữa 2 phức bộ QRS bình thường. Nó chèn vào giữa 2 nhịp tim bình thường. - Ngoại tâm thu thất xen kẽ không làm thay đổi chu kỳ hoạt động bình thường của tim Nhịp tim: phụ thuộc vào nhịp tim Nhịp điệu: không đều khi có ngoại tâm thu thất Sóng P: không có ở nhịp ngoại tâm thu thất PR: không có ở nhịp ngoại tâm thu thất QRS: rộng (>0.10 giây), hình dáng quái dị NHỊP NHANH THẤT: ĐƠN DẠNG (VENTRICULAR TACHYCARDIA (VT); MONOMORPHIC) - Ở nhịp nhanh thất đơn dạng (monomorphic VT), phức bộ RS giống nhau về hình dáng và cường độ điện thế 25 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com Nhịp tim: 150 – 250 lần/phút Nhịp điệu: đều Sóng P: Không có hoặc không liên quan đến phức bộ QRS PR: không có QRS: rộng (>0.10 giây), hình dáng quái dị Lâm sàng: cần khám lâm sàng để xem có mạch hay không bởi vì nhịp nhanh thất đơn dạng có thể có mạch hoặc không có mạch. Nhịp nhanh thất đơn dạng có thể tiến triển đến rung thất hoặc nhịp nhanh thất không ổn định nếu như nó kéo dài và không được can thiệp NHỊP NHANH THẤT: ĐA DẠNG (POLYMORPHIC) - Ở nhịp nhanh thất đa dạng, phức bộ QRS thay đổi về hình dáng và cường độ điện thế - Khoảng QT có thể bình thường hoặc kéo dài Nhịp tim: 100 – 250 lần/phút Nhịp điệu: đều hoặc không đều Sóng P: không có hoặc không liên quan gì đến phức bộ QRS PR: không có QRS: rộng (>0.10 giây), hình dáng quái dị Lâm sàng: Cần phải xem bệnh nhân có mạch hay không bởi vì nhịp nhanh thất đa dạng có thể có mạch hoặc không có mạch. Cần kiểm tra điện giải đồ, vì rối loạn điện giải cũng có thể là một nguyên nhân gây ra dạng rối loạn nhịp này XOẮN ĐỈNH (TORSADE DE POINTES) - Các phức bộ QRS thay đổi cực liên tục và xoay giống như một vòng xoắn ốc - Dạng nhịp như thế này là một biến thể của nhịp nhanh thất đa dạng với khoảng QT kéo dài - Đây là một thuật ngữ tiếng Pháp Nhịp tim: 200 – 250 lần/phút Nhịp điệu: không đều Sóng P: không có PR: không có QRS: rộng (>0.10 giây), hình 26 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com dáng quái dị Lâm sàng: - Xoắn đỉnh có thể tiến triển đến rung thất hoặc vô tâm thu - Những nguyên nhân thường gặp là một số loại thuốc làm kéo dài khoảng QT, và một số dạng rối loạn điện giải như giảm Mg máu. RUNG THẤT (VENTRICULAR FIBRILLATION (VF)) - Hoạt động điện thế diễn ra hỗn loạn ở tâm thất mà không có quá trình khử cực tâm thất cụ thể - Cường độ điện thế và tần số của sóng rung thất có thể được sử dụng để phân loại rung thất: rung thất sóng lớn, trung bình, sóng nhỏ. Nhịp tim: Không xác định được Nhịp điệu: hỗn loạn Sóng P: Không có PR: không có QRS: không có Lâm sàng: - Không có cung lượng tim cũng như không bắt được mạch của bệnh nhân. Bệnh nhân cần được can thiệp cấp cứu. Nếu để càng lâu, việc chuyển nhịp sẽ khó khăn hơn. HOẠT ĐỘNG ĐIỆN THẾ VÔ MẠCH (PULSELESS ELECTRICAL ACTIVITY (PEA)) - Trên moniter thì thấy có hoạt động điện thế của quả tim, nhưng không bắt được mạch của bệnh nhân. - Dạng nhịp này có thể là nhịp xoang, nhịp nhĩ, nhịp bộ nối, hoặc nhịp thất. - PEA còn được gọi là phân ly điện cơ (electromechanical dissociation – EMD) Nhịp tim: phụ thuộc vào nhịp tim bên dưới của bệnh nhân Nhịp điệu: phụ thuộc vào nhịp bên dưới của bệnh nhân Sóng P: phụ thuộc vào nhịp bên dưới của bệnh nhân PR: phụ thuộc vào nhịp bên dưới của bệnh nhân QRS: phụ thuộc vào nhịp bên dưới của bệnh nhân 27 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com Lâm sàng: - Những nguyên nhân có thể gặp của PEA bao gồm chấn thương, tràn khí màng phổi áp lực, huyết khối (động mạch vành hoặc động mạch phổi), chèn ép tim cấp, các độc tố, tăng hoặc giảm kali máu, thiếu oxy máu, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, nhiễm acid VÔ TÂM THU (ASYSTOLE) - Hoạt động điện thế của tâm thất biến mất hoàn toàn Nhịp tim: không có Nhịp điệu: không có Sóng P: Không có PR: không có QRS: không có Lâm sàng: cần loại trừ những trường hợp như chưa mắc điện cực, chưa cắm điện, hoặc tín hiệu yếu Cần tìm các nguyên nhân bên dưới gây ra nó, cũng là các nguyên nhân gây ra PEA như trình bày ở trên. Bên cạnh đó, cũng tìm các nguyên nhân gây ra rung thất 28 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com BÀI TẬP 29 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com 30 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com 31 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com Giải đáp 6.1 Nhịp tim: 167 lần/phút Nhịp điệu: Đều Sóng P: Không Khoảng PR: Không QRS: Giãn rộng >0.10 giây Chẩn đoán: Nhịp nhanh thất – đơn dạng 6.2. Nhịp tim: 80 lần/phút (tính luôn PVC), nhịp bên dưới là 41 lần/phút Nhịp điệu: Không đều Sóng P: Bình thường Khoảng PR: 0.16 giây QRS: 0.10 giây Chẩn đoán: Nhịp chậm xoang với PVC đa ổ xen kẽ 6.3. Nhịp tim: 214 lần/phút Nhịp điệu: Đều Sóng P: Không có Khoảng PR: Không có QRS: Giãn rộng >0.10 giây Chẩn đoán: Nhịp nhanh thất –đơn dạng 6.4. Nhịp tim: 43 lần/phút Nhịp điệu: Đều Sóng P: Không Khoảng PR: Không QRS: Giãn rộng >0.10 giây Chẩn đoán: Nhịp nội tại thất tăng cường 32 BÀI TẬP RỐI LOẠN NHỊP Copyright© www.dientamdo.com 6.5. Nhịp tim: Không xác định được Nhịp điệu: Hỗn loạn Sóng P: Chôn vào bên trong sóng T Khoảng PR: Không đo được QRS: 0.10 giây Chẩn đoán: Nhịp nhanh trên thất với 2 ngoại tâm thu thất đơn dạng ở nhịp thứ 4 và 15 6.7 Nhịp tim: Không xác định được Nhịp điệu: Không đều Sóng P: Không có Khoảng PR: Không có QRS: Giãn rộng >0.10 giây Chẩn đoán: Xoắn đỉnh 6.8. Nhịp tim: 40 lần/phút Nhịp điệu: Không đều Sóng P: Không có Khoảng PR: Không có QRS: Giãn rộng >0.10 giây Chẩn đoán: Nhịp nội tại thất ở ngoại tâm thu thất ở nhịp số 2 6.9. Nhịp tim: Không có Nhịp điệu: Không có Sóng P: Không có Khoảng PR: Không có QRS: Không có Chẩn đoán: Vô tâm thu
File đính kèm:
- bai_tap_roi_loan_nhip.pdf