Bài giảng Tiếng Việt thực hành - Võ Duy Ấn
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 2
Chương 1. Rèn kỹ năng đọc
1.1.Mục đích yêu cầu 2
1.2.Các hình thức đọc 3
1.3.Kỹ năng đọc thành tiếng . 5
1.4. Luyện tập các kỹ năng đọc thành tiếng . 9
Chương 2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản
2.1. Phân tích văn bản . 15
2.2. Tóm tắt văn bản . 18
2.3 Tổng thuật văn bản . 20
Chương 3. Rèn luyện kỹ năng viết chữ
3.1.Mục đích yêu cầu . 23
3.2.Chữ cái tiếng Việt . 24
3.3.Luyện tập kỹ năng viết chữ . 25
Chương 4. Rèn luyện kỹ năng viết văn bản
4.1. Mục đích yêu cầu . 31
4.2.Luyện kỹ năng viết văn miêu tả . 31
4.3.Luyện viết văn kể chuyện . 42
4.4. Luyện viết văn tường thuật 44
4.5. Luyện kỹ năng viết đơn từ, biên bản, báo cáo 46
Chương 5. Rèn luyện kỹ năng nghe- nói
5.1.Mục đích yêu cầu 52
5.2. Luyện kỹ năng nghe 57
5.3. Luyện kỹ năng nói . 59
Muốn có được kỹ năng này ta cần phải không ngừng nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết (nghe đài, đọc báo...). - Ghi nhanh, ghi đúng và ghi đầy đủ. Ghi nhanh để ghi được nhiều, ghi đúng để hiểu chính xác nội dung, ghi đầy đủ để không bị bỏ sót những chi tiết quan trọng, Cần tránh tình trạng ghi nhanh mà không đúng, ghi đúng mà không nhiều, ghi nhiều mà không chính xác. - Cần tạo thói quen duy trì sự chú ý liên tục trong suốt quá trình nghe. Thói quen này không phải ở người nào cũng có, và ngay ở những người có hứng thú trong khi nghe, không phải lúc nào cũng duy trì được việc nghe của mình từ đầu đến cuối. Với những người không nghe được cả quá trình, kết quả bao giờ cũng kém, 60 mất chính xác, thậm chí còn trái ngược với những điều người nói trình bày. Vì vậy việc tập trung duy trì sự chú ý cần phải đề ra để rèn luyện, nhất là đối với học sinh. 5.3.Luyện kỹ năng nói Nói thành bài là một hành vi ngôn ngữ diễn ra quen thuộc và thường xuyên đối với giáo viên như: bài giảng trên lớp, một buổi họp phụ huynh, một báo cáo tổng kết năm họccác cuộc thoại nói trên đều có mục đích yêu cầu đặt ra từ trước, người nói phải chuẩn bị bài nói dưới các dạng khác nhau hoặc ở dạng viết như (giáo án, báo cáo chi tiết, đề cương bài nói) hoặc ở dạng lời (ngôn bản hình thành trong đầu người nói dưới hình thức ngôn ngữ thầm) Để thực hiện hoạt động nói có hiệu quả, người nói cần chú những vấn đề có tính chất kỹ thuật (các điều kiện) sau: 5.3.1.Những điều kiện để nói có hiệu quả - Nội dung bài nói: là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả của việc nói. Dù nói hay, hấp dẫn nhưng nội dung nghèo nàn, buồn tẻ, tản mạn thì không bao giờ đạt được hiệu quả. Hiệu quả của bài nói là do chuẩn bị chu đáo nội dung, khi nội dung gắn liền với sự chú ý, những suy nghĩ, tình cảm của người nghe. Nội dung càng mới mẻ, càng phong phú thì càng hấp dẫn, càng lôi cuốn được sự chú ý của người nghe. Nội dung của mỗi loại lời nói có khác nhau: Khi nói nghị luận thì nội dung phải có luận đề, luận điểm, luận cứ, đối với miêu tả thì nội dung là những sự việc, tình tiết, không gian, thời gian -Sự hiểu biết phong phú, sâu rộng: Sẽ làm cho bài nói có sức thuyết phục, sinh động và hấp dẫn hơn, bởi vì những điều nói ra chỉ là một phần trong cái vốn hiểu biết của người nói, người nói không cần nói hết những vốn hiểu biết của mình, cái vốn càng nhiều thì lời nói càng hàm súc và ngược lại nếu sự hiểu biết nông cạn, hời hợt sẽ không đạt hiệu quả của giao tiếp. -Uy tín của người nói: Là một điều kiện cho hiệu quả giao tiếp (uy tín về tài năng, phẩm chất đạo đức, cương vị, tính cách) Tuy vậy, nó chỉ là điều kiện góp phần cho sự thành công của bài nói chứ không phải là điều kiện quyết định. - Giọng nói tốt: Cũng góp phần không nhỏ vào hiệu quả của việc giao tiếp. Tùy thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp, người nói phải điều khiển giọng nói, ngữ điệu sao cho phù hợp. 5.3.2.Chuẩn bị bài nói -Xác định mục đích nói. Khi giao tiếp mỗi người đặt ra cho mình một mục đích nhất định. Mục đích nói khác nhau sẽ làm cho cách lựa chọn nội dung và cách trình bày khác nhau. -Xác định nội dung trình bày. Nội dung được triển khai thành đề cương cụ thể. Đề cương càng được chuẩn bị cẩn thận bao nhiêu thì hiệu quả giao tiếp càng lớn bấy nhiêu. -Dự kiến phương pháp trình bày. Cùng một nội dung với những đối tượng khác nhau, mục đích khác nhau thì sẽ có cách trình bày khác nhau. 61 Trên đây là những bước mang tính chất chuẩn bị cho bài nói. Ở phần này việc xác định nội dung trình bày là việc quan trọng nhất. 5.3.3. Thực hiện giao tiếp Trong bước này, ta chú ý một số điểm sau: -Thể hiện được đề cương thành lời nói mạch lạc, rõ ràng và duy trì việc nói theo đề cương trong suốt quá trình giao tiếp. Theo dõi diễn biến (tâm lý, hứng thú...) (khi thấy người nghe chăm chú thì yên tâm với nội dung, những khi thấy người nghe lơ là thì xem xét lại nội dung hay đều chỉnh lại nội dung) ở người nghe để có thể điều chỉnh kịp thời cách nói hoặc có thể là một phần của nội dung để cho phù hợp. Việc mở đầu bài nói càng lôi cuốn hấp dẫn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Có thể vào đề thẳng, có thể nêu lý do hoặc nêu những tình tiết, những mẩu chuyện lý thú để gợi trí tò mò, lôi kéo sự chú ý của người nghe. -Trong quá trình trình bày cần duy trì sự chú ý liên tục. Khi nói, có thể trình bày theo trình tự thời gian, không gian hoặc theo tầm quan trọng của vấn đề. Với từng nội dung, có thể lướt nhanh ở vấn đề này hoặc nhấn mạnh vấn đề kia. Trong bài nói nên dùng những ý chuyển tiếp để bài nói rõ ràng, mạch lạc. -Phần kết thúc nên ngắn gọn. Có thể kết thúc mở hoặc kết thúc khép. Kết thúc mở là kết thúc không tóm tắt và mở ra những vấn đề mới từ những điều đã trình bày hoặc nêu lên những cảm nghĩ, những đề xuất. Kết thức khép là kết thúc theo kiểu tóm tắt lại những vấn đề đã nêu. Tùy theo nội dung bài nói mà người nói lựa chọn cách kết thúc cho phù hợp. -Khi nói cần khiêm tốn thận trọng, lựa chọn cách xưng hô (nghi thức lời nói) phù hợp. Cần tạo được sự đồng cảm giữa người nói và người nghe. Có tinh thần trách nhiệm cao trong lời nói và hết sức tôn trọng người nghe. -Khi nói cần hết sức bình tỉnh tự tin. Nếu không thì không thể nói năng lưu loát và không đạt được hiệu quả giao tiếp. -Khi nói cần tránh đọc thuộc lòng bài văn đã chuẩn bị. Đều này làm cho lời nói mất tự nhiên, kém hấp dẫn và khi đã bị quên một chỗ nào thì sẽ trở nên lúng túng. Hơn nữa việc đọc thuộc lòng buộc người nói phải chăm chú tới việc nhớ ý, nhớ lời và vì thế không quan sát được người nghe, không điều chỉnh được lời nói khi cần thiết. -Ngữ điệu có ảnh hưởng đến chất lượng của bài nói. Nói đều đều, nói to quá, nhỏ quá, nói đứt quãng không liền mạchVì thế tùy thuộc vào điều kiện giao tiếp cụ thể người cần chọn cho mình một ngữ điệu trong suốt quá trình nói. -Thái độ, cử chỉ của người nói. cũng góp phần tích cực tới người nghe.Vì thế khi nói cần tránh những động tác thừa, những thói quen xấu, những cử chỉ không đẹp, tránh thái độ nóng nảy, lời nói gay gắt khi không đồng tình với ý kiến của người khác. Văn hóa ứng xử trong lời nói, trong tranh luận khi nói là điều hết sức cần lưu ý. 62 Tham khảo: Phản hồi là hoạt động truyền đi một thông điệp từ người nghe tới người nói trong hoặc sau quá trình người nói trình bày. Sự phản hồi có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Mỗi một dân tộc, một nền văn hóa có những quy ước về tín hiệu phản hồi đặc trưng. Ý NGHĨA HÀNH VI PHẢN HỒI Hành vi Ý nghĩa Vươn người về phía trước Tập trung, muốn nhấn mạnh Ngả người về phía sau Suy ngẫm; muốn mở rộng vấn đề; chờ đợi quyết định hay kết luận Ngả người về phía sau, khoanh tay Chăm chú lắng nghe với tinh thần phê phán Nghiêng cổ Quan tâm; lắng nghe Gấp hai tay ra sau cổ Quá tự tin; thư giãn Để một tay ra sau cổ Không đồng ý; bực mình; muốn thể hiện quan điểm khác Vuốt cằm, chống cằm Rất quan tâm; rất tập trung Hai tay chống cằm Lắng nghe; rất chăm chú Cười mỉm Tán thành; ủng hộ Mỉm cười và gật gật đầu Hoàn toàn ủng hộ Cau mày; nhăn mặt Bực bội; chán nản; phản đối Ngáp Buồn chán; mệt mỏi; không quan tâm Nhìn chằm chằm, đầu không cử động Không muốn tập trung; không hứng thú; không muốn hợp tác Nhìn qua kính; nheo mắt Không chấp nhận; không tin tưởng; không hứng thú; chờ dịp để thách thức Đảo chỗ liên tục; tránh nhìn thẳng vào người trình bày Không thấy thoải mái; không đồng ý; muốn kết thúc; muốn đặt câu hỏi hoặc tranh luận Bỏ kính ra Không tập trung; suy ngẫm về quyết định của mình Liếc nhìn đồng hồ Buồn chán; mong sớm kết thúc Nhìn quanh phòng Tìm sự ủng hộ của mọi người; không hứng thú Gõ gõ ngón tay lên mặt bàn, búng ngón tay, dập bàn chân Không còn kiên nhẫn; nóng ruột muốn chóng kết thúc Sờ mũi; nháy mắt nhanh Nói dối; thái độ phòng thủ (PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc - Kỹ năng giao tiếp hành chính) 63 Câu hỏi 1. Hãy trình bày các dạng nói và những điều kiện để nói có hiệu quả. 2. Hãy giới thiệu với bạn bè trong lớp về bản thân mình. - Họ tên, quê quán, ngày tháng năm sinh. - Có năng lực đặc biệt. - Những ước mơ, nguyện vọng. (có thể trong học tập, đời sống riêng tư). Cả lớp nghe người trình bày, sinh viên khác trình bày lại và giáo viên nhận xét về kỹ năng nghe - nói 3. Cho một đề tài thảo luận: Văn học và đời sống tâm hồn của con người. - Có bốn người tham gia phát biểu trước lớp. - Những người khác lắng nghe và tóm tắt lại ý kiến mà các bạn đã tham gia phát biểu, thảo luận. - Giáo viên nhận xét về kỹ năng nghe - nói của sinh viên. 4. Chọn một trong các chủ đề sau: Gia đình, nhà trường, xã hội để trình bày trước lớp. Giáo viên nhận xét kỹ năng nói của sinh viên. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A, Trịnh Đức Minh, Dạy Tập viết ở Tiểu học, NXB Giáo dục 2. Lê A, Nguyễn Trí, Làm Văn, NXB Giáo dục. 3. Phạm Hổ, Bùi Hiển, Vũ Tú Nam, Nguyễn Quang Sáng, Văn miêu tả và kể chuyện, NXB Giáo dục 1998. 4. Hoàng Đức Huy, Phương pháp Tập làm văn lớp 4-5, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2005. 5.Nguyễn Quang Ninh- Đào Ngọc, Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Sư phạm, 2007. 6. Nguyễn Quang Ninh - Đào Ngọc, Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt, NXB Giáo dục 1998. 7. Đồng Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Ngọc An, Soạn thảo văn bản và công tác văn thư lưu trữ, NXB Thống kê, 2009. 65 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 2 Chương 1. Rèn kỹ năng đọc 1.1.Mục đích yêu cầu 2 1.2.Các hình thức đọc 3 1.3.Kỹ năng đọc thành tiếng.. 5 1.4. Luyện tập các kỹ năng đọc thành tiếng.. 9 Chương 2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản 2.1. Phân tích văn bản.. 15 2.2. Tóm tắt văn bản. 18 2.3 Tổng thuật văn bản.. 20 Chương 3. Rèn luyện kỹ năng viết chữ 3.1.Mục đích yêu cầu. 23 3.2.Chữ cái tiếng Việt. 24 3.3.Luyện tập kỹ năng viết chữ.. 25 Chương 4. Rèn luyện kỹ năng viết văn bản 4.1. Mục đích yêu cầu. 31 4.2.Luyện kỹ năng viết văn miêu tả.. 31 4.3.Luyện viết văn kể chuyện. 42 4.4. Luyện viết văn tường thuật 44 4.5. Luyện kỹ năng viết đơn từ, biên bản, báo cáo 46 Chương 5. Rèn luyện kỹ năng nghe- nói 5.1.Mục đích yêu cầu 52 5.2. Luyện kỹ năng nghe 57 5.3. Luyện kỹ năng nói. 59 66
File đính kèm:
- bai_giang_tieng_viet_thuc_hanh_vo_duy_an.pdf