Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 1: Bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp

1.1. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Tài chính Nhà nước:

- Ngân sách Nhà nước (ngân sách trung ương và địa phương)

- Tín dụng Nhà nước (Nhà nước là người đi vay)

1.1.2. Tài chính doanh nghiệp:

- Tài chính của các đơn vị, các tổ chức hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch

vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. Tài chính doanh nghiệp là cơ sở để tích tụ - tập trung

các nguồn lực tài chính nên nó gắn liền với quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ cho

xã hội.

- Tài chính doanh nghiệp là cơ sở để hình thành tài chính tập trung thông qua

thuế phí, lệ phí.

- Ngược lại tài chính doanh nghiệp được hình thành từ các khâu tài chính khác

như ngân sách Nhà nước, các khâu tài chính trung gian.thông qua việc cấp phát vốn,

phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

1.1.3. Tài chính trung gian (quỹ bảo hiểm, quỹ tín dụng, quỹ đầu tư, các tổ chức tài

chính.) là các tổ chức kinh doanh chuyên làm nhiệm vụ môi giới, là cầu nối giữa

cung và cầu về vốn cho nền kinh tế.

pdf12 trang | Chuyên mục: Tài Chính Doanh Nghiệp | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 1: Bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 chi phí (giá thành sản phẩm lao vụ, dịch 
vụ) lợi nhuận.. 
Mặt khác dự trữ hàng hoá cũng là chỉ tiêu quan trọng cả về mặt tài chính lẫn 
kinh tế. Do đó, vốn lưu động trong doanh nghiệp thương mại là một bộ phận vốn quan 
trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất toàn bộ vốn kinh doanh mà trong đó chủ yếu là vốn 
hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu, vì thế vốn vay ngắn hạn ngân hàng của doanh nghiệp 
thường cao hơn các ngành khác. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp dịch vụ thường có tình 
trạng trái ngược với tình hình trên, ở những doanh nghiệp này phải đầu tư phần lớn 
vốn kinh doanh vào nhà cửa, máy móc, trang thiết bị. Hơn nữa, sản phẩm dịch vụ sản 
xuất xong đòi hỏi phải tiêu thụ ngay, vì thế hầu như không có vốn thành phẩm và sản 
phẩm dở dang. Do đó, ở những doanh nghiệp này vốn cố định thường chiếm tỷ trọng 
rất lớn, còn vốn lưu động chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (vì không phải dự trữ). Vì vậy, chi 
phí khấu hao, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành hàng 
hoá, dịch vụ. Tài chính doanh nghiệp cần phải tính toán, bố trí nguồn vốn kịp thời, đầy 
đủ đảm bảo cho việc sửa chữa tài sản nhằm đảm bảo phục vụ tốt khách hàng. 
Kế hoạch mua hàng là kế hoạch biện pháp nhằm đảm bảo cho kế hoạch bán ra, 
là cơ sở để bố trí điều hoà vốn kịp thời, đầy đủ cho việc tập trung hàng hoá, khai thác 
nguồn hàng. để có thể bố trí tốt cần phải xác định chính xác chỉ tiêu doanh số mua 
hàng. 
+ Chu kỳ kinh doanh sản xuất 
 7
Doanh nghiệp thương mại - dịch vụ hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, 
tính chất kinh doanh rất phức tạp, chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng lĩnh vực hoạt 
cũng khác nhau. Nhìn chung chu chuyển vốn lưu động trong doanh nghiệp thương mại 
- dịch vụ vận động theo những quy luật sau: 
 T - H - T hoặc T - H .... SX....H ' - T ' 
Hơn nữa, trong doanh nghiệp dịch vụ quá trình sản xuất chế biến thường rất 
ngắn, sản xuất xong đòi hỏi phải tiêu thụ ngay (do tính chất mặt hàng phục vụ và do 
tâm lý muốn phục vụ ngay cho khách hàng), thậm chí có hoạt động dịch vụ mà quá 
trình sản xuất cũng chính là quá trình phục vụ, quá trình tiêu thụ cũng chính là quá 
trình phục vụ khách hàng. Điều đó nói lên rằng chu kỳ sản xuất kinh doanh ngành 
thương mại - dịch vụ rất ngắn nên tốc độ chu chuyển vốn rất nhanh. Vì vậy, tốc độ 
chu chuyển vốn lưu động trong doanh nghiệp thương mại - du lịch được coi là chỉ tiêu 
chất lượng tổng hợp, đòi hỏi tài chính doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để 
tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động. 
+ Giá thành dịch vụ - chi phí bán hàng và chi phí quản lý 
Trong ngành thương mại - dịch vụ chi phí và giá thành dịch vụ được xem là chỉ 
tiêu chất lượng quan trọng nhất. Vì vậy, tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ phải quản 
lý chặt chẽ đối với chỉ tiêu này nhằm không ngừng hạ thấp chi phí, giá thành dịch vụ 
một cách hợp lý, tích cực, để tăng lợi nhuận doanh nghiệp. 
Thông thường các doanh nghiệp dịch vụ vừa tự sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá 
dịch vụ, vừa trực tiếp tiêu thụ các hàng hoá này và các hàng hoá mua sẵn khác tương 
tự như doanh nghiệp bán lẻ. Các quá trình sản xuất, tiêu thụ phục vụ tiếp diễn liên tục 
và xen kẽ nhau, hoà vào nhau nên khó tách riêng biệt chi phí nào là chi phí sản xuất, 
chi phí nào là chi phí lưu thông, phục vụ một cách chính xác. Đặc biệt trong doanh 
nghiệp dịch vụ ăn uống khó có thể tính chính xác giá thành của từng sản phẩm nên 
các nhà quản lý không tính giá thành mà chỉ tính giá vốn hàng tự chế, còn các khoản 
chi phí sản xuất kinh doanh khác ngoài giá vốn tính hết vào chi phí bán hàng và chi 
phí quản lý doanh nghiệp. Chính vì thế ở những đơn vị này khó có thể tính chính xác 
hiệu quả của từng hoạt động, từng mặt hàng kinh doanh. 
Ngoài ra, chi phí sản xuất, dịch vụ, bán hàng và quản lý phát sinh ở từng nghiệp 
vụ, từng khâu kinh doanh, giữa các vùng cũng khác nhau. Vì thế, trong công tác quản 
lý tài chính cần chú ý điều hoà, phân bổ các chỉ tiêu về chi phí chặt chẽ không ngừng 
hạ thấp chi phí bán hàng, chi phí quản lý và giá thành dịch vụ hợp lý, đảm bảo phục vụ 
tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 
+ Mạng lưới kinh doanh 
Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, xã hội ngày càng phát triển, 
phân công lao động xã hội theo hướng chuyên môn hoá và hợp tác hoá ngày càng cao. 
Do đó nhu cầu phục vụ con người ngày càng phong phú, đa dạng đòi hỏi các doanh 
nghiệp dịch vụ phải thường xuyên cải tiến tổ chức hoạt động để phục vụ ngày càng tốt 
hơn, thoả mãn nhu cầu phong phú đa dạng và ngày càng tăng của mọi người, đồng thời 
đảm bảo có được doanh lợi thoả đáng nhằm không ngừng phát triển hoạt động của 
mình. 
Nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho người tiêu dùng, màng lưới kinh doanh của 
ngành thương mại - dịch vụ được tổ chức rộng rãi ở khắp nơi (đặc biệt là nơi đông 
dân cư) với nhiều loại hình khác nhau (ăn uống, khách sạn, hướng dẫn du lịch, cho 
thuê đồ dùng, sửa chữa may đo, giặt ủi, chụp hình uốn tóc...) tính chất của từng hoạt 
 8
động này rất phức tạp. Do đó, để quản lý tốt công tác tài chính cần phải nghiên cứu 
nắm vững những đặc điểm riêng từng loại hình hoạt động đó, phải chấp hành tốt 
nguyên tắc tập trung dân chủ. 
+ Đối tượng phục vụ 
Đối tượng mà các doanh nghiệp Thương mại - du lịch phục vụ là mọi tầng lớp 
nhân dân với nhiều nhu cầu khác nhau, do khác nhau về dân tộc, tôn giá, giới tính, tuổi 
tác, sở thích, phong tục tập quán, nhận thức...Vì vậy, yêu cầu công tác phục vụ rất đa 
dạng, rất phức tạp đòi hỏi cần phải tổ chức tốt từng khâu, từng bộ phận trong doanh 
nghiệp để thoả mãn mọi yêu cầu hợp lý của khách hàng nhằm tiết kiệm nguyên vật 
liệu, hàng hoá tăng uy tín, tăng doanh thu. 
Mặt khác, có những loại dịch vụ yêu cầu cần phải hoạt động liên tục cả ngày 
lẫn đêm, ngày này qua ngày khác kể cả ngày lễ, chủ nhật. Đặc biệt, vào các ngày lễ, tết 
nhu cầu phục vụ càng cao đòi hỏi cần phải chú ý trong việc bố trí, sử dụng lao động 
hợp lý, đảm bảo nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ. Chính vì thế, lực 
lượng lao động ở doanh nghiệp dịch vụ khá đông, lao động đòi hỏi phải có tay nghề kỹ 
thuật chuyên môn khá cao nên chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá 
thành dịch vụ. 
1.4. VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 
1.4.1. Khái niệm 
 Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có 3 yếu tố cơ bản: 
 - Tư liệu lao động. 
 - Đối tượng lao động. 
 - Sức lao động. 
 Muốn vậy doanh nghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ để đầu tư mua sắm 
những yếu tố đó gọi là vốn kinh doanh. 
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản mà 
doanh nghiệp phải ứng ra để phục vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục 
đích sinh lời. 
1.4.2. Phân loại vốn kinh doanh 
a. Căn cứ vào nội dung vật chất vốn kinh doanh gồm: 
* Vốn thực (vốn phi tài chính) 
 Vốn thực là toàn bộ tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất và dịch vụ gồm: máy 
móc thiết bị, vật kiến trúc nhà cửa...Nó tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh 
doanh. 
* Vốn tài chính 
Vốn tài chính là biểu hiện dưới dạng tiền, chứng khoán và giấy tờ có giá trị như 
tiền, phần vốn này dùng vào việc mua tài sản, máy móc thiết bị, tài nguyên khác. Nó 
gián tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua công tác đầu tư. 
b. Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn kinh doanh gồm: 
* Vốn hữu hình 
Vốn hữu hình gồm tiền, các giấy tờ có giá trị như tiền và những tài sản biểu 
hiện bằng hiện vật như đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị ... 
 9
* Vốn vô hình 
Vốn vô hình gồm: giá trị những tài sản cố định vô hình như: 
 - Quyền sử dụng đất. 
 - Quyền phát hành. 
 - Bản quyền bằng sáng chế. 
 - Nhãn hiệu hàng hoá. 
 - Phần mềm vi tính. 
 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền.... 
c. Căn cứ vào phương thức luân chuyển vốn kinh doanh gåm: 
 - Vốn cố định: là lượng giá trị ứng trước về tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn. 
 - Vốn lưu động: là lượng giá trị ứng trước tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn 
hạn. 
d. Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn kinh doanh gåm: 
 - Vốn ngắn hạn là loại vốn có thời hạn luân chuyển trong vòng một năm hoặc một 
chu kỳ kinh doanh. 
 - Vốn trung hạn là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ trên một năm đến ba năm. 
 - Vốn dài hạn là loại vốn có thời hạn luân chuyển từ trên ba năm trở lên. 
1.4.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 
a. Nguồn vốn chủ sở hữu: thể hiện quyền sở hữu của người chủ về các tài sản của 
doanh nghiệp. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà nguồn vốn chủ sở hữu khác 
nhau. 
Nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn này được Nhà nước cấp cho doanh nghiệp 
Nhà nước để hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích. 
 Nguồn vốn tự có được hình thành đối với doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào hoạt 
động sản xuất kinh doanh: 
 - Nếu là doanh nghiệp Nhà nước vốn tự có là vốn điều lệ ngân sách cấp. 
 - Nếu là doanh nghiệp tư nhân vốn tự có là vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra để đấu tư. 
 - Nếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn vốn tự có do các cổ đông hay 
thành viên trong công ty góp vốn. 
 Nguồn vốn liên doanh: doanh nghiệp liên doanh vốn tự có là do các thành viên 
trong nước và nước ngoài thỏa thuận góp vốn. 
 Vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh gồm: 
 - Lợi nhuận chưa phân phối. 
 - Chênh lệch do đánh giá lại tài sản. 
 - Quỹ doanh nghiệp... 
b. Nguồn vốn nợ phải trả 
 Trong điều kiện kinh tế thị trường nguồn vốn vay đóng một vai trò rất quan 
trọng trong doanh nghiệp gồm: 
 Tín dụng ngân hàng là khoản nợ vay của ngân hàng và đối tượng khác. 
 10
 Tín dụng thương mại là khoản nợ mà doanh nghiệp chiếm dụng tạm thời từ các 
nhà cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp thông qua thanh toán sau. 
 Phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu. 
Khi phát hành trái phiếu công ty phải phát sinh thêm chi phí gồm:lãi phải trả mỗi kỳ, 
chi phí phát hành trái phiếu. 
 Các khoản nợ tạm thời khác gồm: nợ lương, nợ thuế, nợ nội bộ... đây là những 
khoản chiếm dụng tạm thời hợp pháp./. 
 11

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_chuong_1_ban_chat_va_chuc_n.pdf
Tài liệu liên quan