Bài giảng Hoá học & Hoá sinh

NỘI DUNG

PHẦN 1: HOÁ HỌC (15 tiết)

- Cấu tạo nguyên tử

- Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử

- Hoá học trong tế bào

- Dung dịchPHẦN 2: HOÁ SINH (30 tiết)

- Cấu tạo các chất

- Chuyển hóa các chất

- Hóa sinh gan mật

- Hóa sinh thận và nước tiểu

- Hóa sinh một số dịch cơ thể

- Chuyển hóa muối nước

- Thăng bằng acid - base

pdf310 trang | Chuyên mục: Hóa Học Phân Tích | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Hoá học & Hoá sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
, 
thuốc ngủ..
5.1. Cố định và thải trừ
Một số lớn ion kim loại như muối đồng, chì, thủy ngân, chất màu
(dẫn xuất của phtalein) vào cơ thể bị gan giữ lại rồi thải trừ qua mật, 
những chất này giữ nguyên trạng thái cũ.
5. Chức phận khử độc của gan (tt)
5.2. Khử độc hóa học
Đây là quá trình khử độc quan trọng nhất.
Chất độc bị gan giữ lại chịu sự biến đổi hóa học thành chất
không độc, dễ tan và được đào thải nhanh ra ngoài.
Ví dụ: 
Ethanol bị oxy hóa thành → acetal dehyde → acid acetic 
HÓA SINH MỘT SỐ DỊCH CƠ THỂ
HÓA SINH MỘT SỐ DỊCH CƠ THỂ
 Bạch huyết
 Dịch não tủy
 Sữa
 Dịch vị
I. BẠCH HUYẾT
- Bạch huyết là dịch trong suốt bao bọc các mô của cơ thể, giữ cân
bằng chất lỏng, và loại bỏ vi khuẩn khỏi các mô. Bạch huyết thâm
nhập hệ tuần hoàn qua các mạch bạch huyết.
- Bạch huyết được tạo ra từ huyết tương nhờ quá trình lọc qua
thành mạch.
- Thành phần chủ yếu của bạch huyết là các bạch huyết
bào (lymphocyte) và đại thực bào (macrophage) và một số chất +
glucose, ure giống huyết tương
+ Các chất điện ly khác huyết tương một ít.
+ Nồng độ Protein ở bạch huyết thấp hơn ở huyết tương và thay
đổi tùy theo nguồn gốc của dịch bạch huyết.
+ Lipid: chủ yếu là lipid trung tính (Lipid trong thức ăn → thành
ruột → mạch bạch huyết → ống ngực → tuần hoàn chung)
II. DỊCH NÃO TỦY
- DNT được hình thành như một quá trình siêu lọc của huyết
tương nhờ hàng rào máu não.
- DNT có trong não thất, ống tủy và khoang dưới nhện.
- Lượng DNT được hình thành là 500ml/ngày.
- DNT có tác dụng bảo vệ thần kinh trung ương trước các biến
đổi áp lực và sang chấn.
1. Các tính chất của dịch não tủy
- Thể tích DNT ở người trưởng thành : 100-150ml (Trẻ em ít hơn).
- DNT của người bình thường trong suốt và không màu.
II. DỊCH NÃO TỦY
2. Thành phần hóa học của dịch não tủy
2.1. Protein:
- Bình thường nồng độ protein trong DNT thấp (20-25mg%).
- DNT tăng trong viêm màng não.
2.2. Glucose:
- Nồng độ glucose trong DNT thấp hơn máu.
- Nồng độ glucose tăng trong đái tháo đường (nhất là trong hôn 
mê do đái tháo đường, viêm não, u não, xuất huyết não).
- Nồng độ glucose trong DNT giảm trong viêm màng não do nhiễm 
khuẩn, trong viêm màng não do virus nồng độ glucose bình 
thường.
2.3. Lipid: Lipid trong DNT gần như không có
II. DỊCH NÃO TỦY
2. Thành phần hóa học của dịch não tủy
2.4. Nồng độ các chất điện ly:
- Cl- cao hơn trong huyết thanh.
- Ca++ bình thường
- Mg++ cao hơn trong huyết thanh
- HCO3
- bằng ở huyết tương
2.5. Lactat:
Nồng độ lactat trong DNT ở thắt lưng người bình thường là 1,1 -2,4 
mmol/l
III. SỮA
- Sữa là chất dinh dưỡng hoàn hảo nhất (đặc biệt cho trẻ mới
sinh).
- Được tạo ra từ tuyến sữa của người mẹ.
- Các tuyến sữa của mẹ chuẩn bị tiết sữa khi có thai và bắt đầu
tiết sữa vào những ngày gần sinh.
- Quá trình hình thành và bài tiết sữa chịu sự kiểm soát của
hormon tuyến yên và tuyến sinh dục.
1. Tính chất của sữa
- Dịch có màu trắng đục, có mùi và vị đặc biệt.
- pH của sữa hơi acid (6,56 – 6,95).
III. SỮA
2. Thành phần hóa học của sữa
- Sữa người nhiều glucid hơn sữa bò nhưng protein ít hơn.
- Protein trong sữa mẹ chủ yếu là albumin. 
- Lượng chất khoáng (trừ sắt) trong sữa người thấp hơn sữa bò.
- Trong sữa ngoài protein, glucide, lipid và các chất khoáng còn có 
các vitamin, nội tiết tố và các enzyme.
- Sữa non: nồng độ protein cao + kháng thể 
IV. DỊCH VỊ
- Hỗn hợp chất tiết của các tế bào tuyến bài tiết của dạ dày.
- Quá trình bài tiết dịch vị do sự kích thích của các hormon, một số 
chất khác cũng kích thích bào tiết dịch vị (như histamin, cafein...), 
tính chất của thức ăn.
1. Tính chất của dịch vị:
- Thể tích : 2-3 l/24h.
- Màu sắc: trong suốt, màu vàng nhạt.
- pH: 1-2.
IV. DỊCH VỊ
2. Thành phần của dịch vị:
- Dịch vị chứa 97-99% là nước, ngoài ra có:
+ HCl:
+ Các enzyme thủy phân: pepsin, renin (Enzyme đông tụ sữa có ở 
trẻ em, không có ở người lớn).
+ Lipase
+ Muxin: glucoprotein có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, bảo 
vệ các viatmin tan trong nước, tránh tác động của HCl và pepsin, 
giúp hấp thu sắt và vit B12.
+ Các muối vô cơ, các ion, Na+, Ca++, K+, Mg++, Cl-, ....
HÓA SINH THẬN VÀ NƯỚC TIỂU
I. ĐẠI CƯƠNG
Chức năng của thận:
- Bài tiết các chất cặn bã hoặc không cần thiết của quá
trình chuyển hóa = cơ chế lọc và tái hấp thu.
- Tham gia điều hòa thăng bằng acid – base.
- Tham gia chuyển hóa các chất.
- Chức phận nội tiết.
II. CHỨC NĂNG CỦA THẬN
1. Chức phận bài tiết
- Lọc (siêu lọc) và tái hấp thu ở đơn vị
chức năng của thận- nephron.
- 1 triệu nephron/thận.
- Một nephron:
+ Cầu thận: một bó mao động mạch
hình cầu được bọc bằng túi hai màng
(bao Bowman).
+ Ống thận:Ống lượn gần+ ống lượn
xa+ ống góp.
- Lọc là giai đoạn đầu của tái hấp thu.
- Hàng ngày có khoảng 180 lít nước
tiểu ban đầu được hình thành →
nước tiểu cuối cùng (1-1,4L)
+ G/đ: lọc ở cầu thận
- Các phân tử hữu hình (tế bào máu) + đại phân tử được
giữ lại trong máu.
- Nước + các chất hòa tan (glucose, acid amin, Na+, Cl-) 
qua nang Bowman → nước tiểu ban đầu.
+ Giai đoạn tái hấp thu và bài tiết ở ống thận
- Nước và các chất hòa tan được tái hấp thu ở ống
lượn gần, ống lượn xa và ống góp (glucose 100%, 
nước >90%, Na+ 75-80%, urê 50-60%...).
Nước tiểu cô đặc được hình thành
 Tính chất chung của nước tiểu:
1. Thể tích nước tiểu:
- Thể tích nước tiểu TB của người lớn trong 24 h: 1-1,4l (18-20ml/kg 
cân nặng).
- Thể tích nước tiểu thay đổi theo sinh lý và bệnh lý.
2. Màu của nước tiểu:
Vàng nhạt – hổ phách: tùy thuộc lượng nước tiểu bài xuất và đậm độ
nước tiểu.
3. Độ trong suốt: 
Nước tiểu bình thường trong suốt đám mây vẩn đục lơ lửng
ở giữa hay ở đáy ống đựng nước tiểu hay tủa lắng xuống đáy lọ.
(Vẩn đục: tế bào của nội mô đường tiết niệu, chất nhày
uromucoid).
(Cặn: acid uric, muối urat natri hoặc phosphate).
4. Độ sánh: cao hơn nước nước một ít.
Trong TH bệnh lý: nước tiểu có mủ máu, protein, mucoprotein, 
dưỡng chấp → nước tiểu sánh + nhiều bọt. 
 Tính chất chung của nước tiểu (tt)
5. Mùi:
Nước tiểu bình thường có mùi đặc biệt (Để ngoài không khí có
mùi khai do biến đổi ure → amoniac). 
Bệnh lý: nước tiểu có mùi aceton (), mùi thối (sốt cao, 
ung thư thận, ung thư bàng quan).
6. Sức căng bề mặt:
Sức căng bề mặt của nước tiểu thấp hơn nước.
7. Tỷ trọng: 
Nước tiểu 24h ở người lớn bình thường chế độ ăn hỗn hợp, đo
ở 150C là 1,018 ± 0,22.
8. pH : 
Nước tiểu 24h ở người bình thường có pH hơi acid (5 - 8)?
pH thay đổi theo khẩu phần ăn và bệnh lý:
+ Ăn nhiều đạm: .
+ Ăn nhiều rau: ..
+ Vận động nhiều: ..
 Tính chất chung của nước tiểu (tt)
 Thành phần hóa học của nước tiểu
1. Các chất vô cơ:
Na+, K+, Ca++, Cl-, PO4
3-
, SO4
2- , NH4
+
2. Các chất hữu cơ:
- Ure: 
+ Là thành phần có nhiều nhất trong nước tiểu.
+ Sự bài xuất ure tỷ lệ thuận với chế độ ăn giàu.? 
2. Các chất hữu cơ (tt):
- Creatinin.
+ Là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatin phosphat ở cơ, lượng 
tạo thành phụ thuộc khối lượng cơ, được lọc qua cầu thận và không 
được tái hấp thu ở ống thận.
+ Lượng creatinin trong nước tiểu giảm nhiều trong các bệnh thận
(viêm thận) và tăng trong các trường hợp teo cơ kèm thoái hóa cơ,
cường tuyến cận giáp hay đái tháo đường.
- Acid uric: 
+ Là sản phẩm cuối cùng của sự thoái hóa purin.
+ Sự bài xuất uric thay đổi theo chế độ ăn.
- Acid amin: Nước tiểu có chứa tất cả các acid amin có trong protein. 
Ở một số bệnh lý lượng acid amin cao hơn trong nước tiểu người bình 
thường.
- Hormon, vitamin và enzyme: Hormon sinh dục nam nữ, hormon vỏ 
thượng thận, amylase, vitamin như B1, PP, C và các dạng dẫn xuất của 
chúng 
 Các chất bất thường có trong nước tiểu
1. Glucide:
- Lượng rất thấp trong người bình thường, không phát hiện được
bằng xét nghiệm thông thường.
- Các ose trong nước tiểu : glucose, fructose, galactose, arabinose, 
ribose.
- Glucose niệu được gặp trong đái tháo đường tụy do thiếu insulin.
- Một số bệnh do rối loạn enzyme bẩm sinh: có xuất hiện ose: 
fructose, galactose.
2. Protein:
- Protein trong nước tiểu bt: 50-150mg/24h- bằng các XN thông
thường không thấy → không có protein trong nước tiểu.
- Bằng các XN thông thường → protein niệu bệnh lý (sốt cao, đái tháo
đường, tim mạch, các bệnh về thận).
 Các chất bất thường có trong nước tiểu (tt)
3. Các chất cetonic:
- Nước tiểu chứa vài mg acid acetic/1 lit.
- Các chất cetonic trong nước tiểu tăng các rối loạn chuyển hóa
glucid, bệnh đái tháo đường, đói lâu ngày, tăng chuyển hóa glucid
4. Sắc tố mật, muối mật:
Nước tiểu xuất hiện bilirubin liên hợp và muối mật trong trường
hợp vàng da do viêm gan và vàng da do tắc mật
5. Hồng cầu và hemoglobin:
Hồng cầu trong nước tiểu: viêm thận cấp, lao thận, ung thư thận, sỏi
thận.
Nước tiểu có Hb: sốt rét ác tính, vàng da do tiêu huyết, bỏng
nặng
 Các chất bất thường có trong nước tiểu (tt)
6. Porphyrin:
- Bt 50-200mg porphyrin/24h
- Porphyrin niệu nguyên căn là bệnh DT do sự thiếu hụt các men 
trong quá trình tổng hợp Hem.
- Porphyrin niệu thứ phát: nhiễm độc, chất độc ức chế tổng hợp 
Hem.
7. Dưỡng chấp:
- Dưỡng chấp là thành phần của dịch bạch huyết tràn vào nước tiểu 
khi mạch bạch huyết vùng thận hay bàng quang bị vỡ.
- Dưỡng chấp làm nước tiểu trắng đục như nước vo gạo, thường có 
trong nước tiểu bệnh nhân bị giun chỉ.
II. CHỨC NĂNG CỦA THẬN
1. Chức phận chuyển hóa:
- Chuyển hóa glucid chủ yếu: chủ yếu là con đường đường
đường phân.
- Chuyển hóa lipid: 
+ Lecithin được khử phosphat nhờ glycerophosphatase.
+ Các cetonic được thoái hóa hoàn toàn.
- Chuyển hóa protein: nhiều hệ thống enzyme khử amin tạo các
cetonic, giải phóng NH3 dưới dạng NH4
+ ở thận.
2. Vai trò của thận trong thăng bằng acid base (Xem bài
thăng bằng acid - base)
3. Chức phận nội tiết của thận (xem bài chuyển hóa muối nước)
Câu hỏi 3
1.(LEU)
2.(ERY)
3. (UBG)
4. (BIL)
5. (PRO)
6. pH
7.Specific Gravity (SG)
8.(KET)
9.(GLU)
Sau đây là một số thông số nước tiểu, hãy giải thích và cho 
biết giá trị bình thường của những thông số này

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_hoa_hoc_hoa_sinh.pdf
Tài liệu liên quan