Bài giảng Giáo dục môi trường ở Tiểu học

MỤC LỤC

BÀI MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Chương 1. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG

1.1. Tìm hiểu sự xuất hiện của sinh thái quyển và nhân tố sinh thái

của môi trường (2 tiết).7

1.2. Tìm hiểu môi trường đất và các môi trường sinh thái trên cạn (2 tiết).10

1.3. Tìm hiểu môi trường đất và môi trường không khí (2 tiết).15

Chương 2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

2.1. Tìm hiểu khái niệm phân loại tài nguyên và đánh giá

tài nguyên thiên nhiên (1 tiết).20

2.2. Tìm hiểu tài nguyên khoáng sản và phân loại (1 tiết).23

2.3. Tìm hiểu tài nguyên đất, rừng và khí hậu (2 tiết).28

2.4. Tìm hiểu tài nguyên nước, tài nguyên biển và đại dương (2 tiết).36

Chương 3. CÁC NGUYÊN LÍ SINH THÁI HỌC ỨNG DỤNG TRONG

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

3.1.Tìm hiểu cấu trúc của sự sống và cơ chế hoạt động cuả hệ sinh thái (1

tiết).42

3.2. Tìm hiểu các chu trình sinh địa hóa (1 tiết).46

3.3. Tìm hiểu dòng tuần hoàn năng lượng trong hệ sinh thái(2 tiết).49

3.4. Tìm hiểu sự cân bằng của hệ sinh thái và đa dạng sinh học (2 tiết).54

Chương 4. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

4.1. Tìm hiểu lịch sử tác động của con người đối với môi trường (1 tiết).64

4.2. Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường

không khí (1 tiết).67

4.3. Tìm hiểu ô nhiễm môi trường nước và đất (0,5 tiết).70

4.4. Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm tiếng ồn, rác thải và ô nhiễm khác (0,5 tiết).74

4.5. Tìm hiểu vấn đề hủy hoại môi trường tự nhiên (1 tiết).77

Chương 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỀN TẢNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

5.1. Tìm hiểu vấn đề dân số (2 tiết).832

5.2. Tìm hiểu vấn đề lương thực thực phẩm (1 tiết).91

5.3. Tìm hiểu vấn đề năng lượng (0,5 tiết).98

5.4. Tìm hiểu vấn đề phát triển bền vững ( 0,5 tiết).101

CHƯƠNG 6. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

6.1. Tìm hiểu lịch sử và phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường (1 tiết).105

6.2. Tìm hiểu nội dung giáo dục môi trường (0,5 tiết).108

6.3. Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường (0,5 tiết).111

pdf115 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Giáo dục môi trường ở Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g rừng từ năm 1998 đến năm 2010, các trường
cũng đã bước đầu tham gia trồng thêm 5 triệu ha rừng, trong đó có 70000 ha là rừng
cảnh quang sinh thái ở thành phố. Đó là hoạt động thiết thực tham gia bảo vệ môi
trường.
6.2.3.2. Tìm hiểu và hành động vì môi trường địa phương
Ngày càng có nhiều trường tổ chức những hoạt động ngoại khóa tìm hiểu
nghiên cứu, hành động vì môi trường địa phương. Hoạt động này vừa giúp cho việc
vận dụng làm sáng tỏ kiến thức bộ môn, vừa góp phần nâng cao nhận thức phát
triển bền vững môi trường và phát huy tính chủ động trong việc giải quyết vấn đề
môi trường địa phương.
109
6.2.3.3. Xây dựng mô hình VAC, RVAC ở nhà trường hoặc các cộng đồng dân cư
nơi trường đóng.
Có những chương trình 2 năm hoặc 3 năm cho các trường phổ thông ở nông
thôn, miền núi làm các mô hình trình diễn cho đồng bào làm theo. Những mô hình
VAC, RVAC mới xây dựng đã đóng góp vai trò khá quan trọng trong việc củng cố
cân bằng sinh thái trong cộng đồng. Mặt khác những mô hình này càng cho thấy lợi
ích giáo dục và lợi ích kinh tế.
6.2.3.4. Những hoạt động thi về môi trường với những chủ đề khác nhau
Những hội thi tem, cây cảnh, chim cảnh, thi hát, thi vẽ đã góp phần tích cực
trong việc nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh về bảo vệ môi trường và
phát triển môi trường bền vững.
6.2.3.5. Tham gia tuyên truyền cộng đồng về thực trạng môi trường và các cách bảo
vệ môi trường.
Một số tỉnh đã tổ chức Ngày môi trường hoặc tham gia cổ động nhân Ngày
môi trường thế giới.
Muốn thực hiện các nội dung và những hoạt động GDMT theo những phương
pháp tiếp cận đã nêu ở trên, trước hết phải tiến hành đào tạo bồi dưỡng về nhận thức
và năng lực GDMT cho các cán bộ quản lí, GV. Những đợt thì điểm bồi dưỡng trên
các địa bàn ở 20 tỉnh đã đáp ứng yêu cầu này.
Ngày 25-6-1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị
36CT/TW về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”. Chỉ thị có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ sở
định hướng vững chắc cho các hoạt động giáo dục và bảo vệ môi trường.
6.2.3.6. Ba định hướng cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường
- Giáo dục về môi trường nhằm quản lí môi trường tốt hơn.
+ Cung cấp những hiểu biết về môi trường tự nhiên và cơ chế hoạt động của
nó.
+ Cung cấp những hiểu biết về tác động qua lại của con người và môi trường.
+ Xây dựng những kĩ năng tư duy đúng đắn về môi trường.
110
- Giáo dục trong môi trường để hiểu rõ môi trường và tận dụng môi trường
như một nguồn học tập.
+ Môi trường được coi như một nguồn học tập, rút ra những kiến thức thực tế
phù hợp, những kinh nghiệm, thực hành để học tập qua tiếp xúc trực tiếp với môi
trường.
+ Phát triển năng lực thẩm mĩ.
- Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm hướng tới một môi trường bền vững.
+ Xây dựng quan niệm và trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ môi
trường.
+ Xây dựng cho mỗi người một giá trị đạo đức môi trường.
+ Nâng cao lòng yêu mến đối với môi trường và khả năng lựa chọn phong
cách sống thích hợp cùng với khả năng sử dụng khôn ngoan các nguồn tài nguyên
môi trường.
Đánh giá
1. trình bày nội dung và các hoạt động của GDMT. Theo bạn, hoạt động GDMT nào
có hiệu quả nhất trong nhà trường hiện nay?
2. GDMT có gì giống và khác với các môn học truyền thống khác: Về phương pháp
tiếp cận, nội dung và hoạt động?
3. Theo bạn, muốn tiến tới một môi trường bền vững thì phải tác động tới hệ thống
nào và nhằm tới những giá trị cơ bản nào? Minh họa bằng sơ đồ.
6.3. Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường
6.3.1. Cách tiếp cận trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường
Cách tiếp cận này dựa vào các hình phạt hành chính và các hình phạt khác
nhau nhằm tăng cường các hình phạt quy định. Kinh nghiệm ở nhiều nước châu Á
đã cho thấy cách tiếp cận này mang lại hiệu quả không cao. Ví dụ, ở Thái Lan đang
rơi vào tình trạng suy thoái mặc dù số bộ luật và các quy định tăng lên; ở Malaixia
thì nhiều trường hợp chính phủ không kiểm soát được do nhiều quy định có những
chỗ hổng và thiếu hiệu lực, còn lại các cơ quan quản lí lại không đủ quyền lực giải
quyết.
6.3.2. Cách tiếp cận công cụ kinh tế thị trường
111
Các công cụ kinh tế thị trường được thiết lập để khôi phục lại mối liên kết
giữa sự khan hiếm tài nguyên với giá tài nguyên và được ứng dụng theo nguyên tắc
“người gây ô nhiễm phải trả”. Có 5 loại hình công cụ kinh tế thị trường:
1. Thuế và lệ phí
2. Quỹ đặt cược
3. Hệ thống giấy phép mức phát tán thương mại hóa (quy mô thương mại thành
phần trong một phạm vi thị trường)
4. Các yếu tố kích thích tài chính để tăng cường hiệu lực
5. Trợ giá
6.3.3. Luật bảo vệ môi trường
Môi trường bị suy thoái gây ảnh hường đến sức khỏe, năng suất lao động và
tiện nghi. Những bộ luật bảo vệ môi trường giúp cho cơ quan quản lí nhà nước và
các cá nhân thực hiện việc khai thác môi trường có định hướng nhằm bảo vệ và phát
triển bền vững môi trường.
6.3.3.1. Luật bảo vệ môi trường liên quốc gia
Có những vẫn đề chung toàn cầu hoặc liên quốc gia được nêu ra dưới dạng
công ước, tuyên bố, chiến lược, quy định, thông lệ. Ít nhất có ba tình huống sau đây:
- Có một số tài nguyên toàn cầu chung nhau như khí quyển hoặc biển cả. Sự
tích tụ khí nhà kính và tầng ozon bị mỏng dần gây nên bởi sự thoát khí CFC.
- Có một số tài nguyên môi trường được một số nước cùng nhau chia sẻ như
quản lí các con sông chung, vùng biển chung. Có những hiệp định quốc tế ngăn
chặn thải các chất phóng xạ và các chất thải khác xuống biển. Luật quốc tế vùng
ngoài bờ biển quy định tạo ra một vùng kinh tế độc quyền cho mỗi quốc gia tới 200
hải lí.
- Có những tài nguyên của riêng một nước nhưng lại có ý nghĩa đối với cộng
đồng thế giới. Ví dụ như các rừng rậm nhiệt đới, các hệ sinh thái đặc biệt và các
loài.
Việt Nam đã tham gia vào nhiều công ước hay hiệp định thuộc các chương
trình của liên hợp quốc:
- Nghị định thư Montereal về các chất phá hủy tầng ozon (1987)
112
- Chiến lược quốc tế về thu hồi, tái chế và tái sử dụng các chất thải nguy hiểm
(1991)
- Công ước quốc tế về sự đa dạng sinh học và các nguyên tắc về rừng (1992)
- Tuyên bố Pari về việc quản lí và phát triển tổng hợp tài nguyên nước (1993)
6.3.3.2. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam
Năm 1991, Việt Nam thông qua kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển
bền vững. Tháng 12 – 1993, Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua, và
ngày 10 - 1 – 1994 đã được công bố, tạo điều kiện để cụ thể hóa điều 29 Hiến pháp
năm 1992 trong quản lí nhà nước về môi trường, giao trách nhiệm cho chính quyền
các cấp, các tổ chức kinh tế xã hội, mọi công dân trong việc bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững. Tới tháng 4 – 1995, đã có 22 nghị định và quyết định khác
nhau hướng dẫn và làm sáng tỏ, chi tiết hóa Luật bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường gồm 7 chương, 55 điều.
Với mục tiêu bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân được sống
trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước, góp phần
bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. Luật bảo vệ môi trường đã đề ra các quy
định chung:
- Quy định thống nhất về việc quản lí môi trường từ trung ương đến địa
phương.
- Quy định trách nhiệm về các hoạt động có liên quan đến bảo vệ môi trường
như: thông tin giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở
trong nước và nước ngoài.
- Xác định bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của
mỗi công dân, tổ chức và đoàn thể.
- Quy định những điều cấm mọi hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô
nhiễm môi trường và gây sự cố môi trường.
Bộ luật cũng đã đề cập tới việc thống nhất một số thuật ngữ và nội dung của
chúng được dùng trong Luật bảo vệ môi trường như: môi trường, bảo vệ môi
trường, thành phần môi trường, chất thải, chất gây ô nhiễm.
113
Ba vấn đề quan trọng đầu tiên mà Luật bảo vệ môi trường đề cập tới là phòng
và chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường.
Chương I – “Những quy định chung” gồm 9 điều, là những quy định chung và
vai trò, trách nhiệm của mỗi công dân, tổ chức trong bảo vệ môi trường.
Chương II – “Phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường” gồm 20 điều, từ điều 10 đến điều 29 nêu lên trách nhiệm của các Cơ
quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ các
mặt khác nhau của môi trường.
Chương III – “Khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường” gồm 7 điều, từ điều 30 đến điều 36 quy định trách nhiệm của các tổ
chức, các nhân trong việc khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và
sự cố môi trường.
Chương IV – “Quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường” gồm 8 điều nói về
Quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường.
Chương V – “Quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường”gồm 4 điều. Nội dung
chính là làm rõ các chính sách về bảo vệ môi trường của Việt Nam, pháp luật của
Việt Nam về nguyên tắc tôn trọng các luật, các điều ước và thông lệ quốc tế.
Chương VI – “Khen thưởng và xử lí vi phạm” gồm 4 điều. Điều 49 nêu sự
khen thường của nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân có thành tích trong bảo vệ
môi trường. Còn các điều 50, 51, 52 là quy định các loại vi phạm và mức độ xử lí kỉ
luật đối với các tổ chức và cá nhân làm sai trái, có hành vi phá hoại môi trường hoặc
bao che cho người vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Chương VII – “Điều khoản thi hành” gồm 3 điều quy định hiệu lực của Luật
bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường nhằm hướng vào mục đích giáo dục cho mọi tổ chức,
các nhân nâng cao ý thức trách nhiệm và biết cách bảo vệ môi trường vì một môi
trường phát triển bền vững.
Đánh giá
Trình bày nội dung và mục tiêu của Luật bảo vệ môi trường Việt Nam.
114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Thạc Cán (1995), Cơ sở khoa học môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Lê Văn Khoa (2002), Khoa học môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[3]. Lưu Đức Hải (2000), Cơ sở khoa học về môi trường, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
[4]. Lê Văn Trưởng - Nguyễn Kim Tiến (2006), Giáo dục môi trường, NXB Giáo
dục, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_giao_duc_moi_truong_o_tieu_hoc.pdf