Bài giảng Dược lý thú y - Chương I: Dược lý đại cương

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU .3

1.1. Giới thiệu môn học .3

1.2. Dược động học.4

1.2.1. Sự hấp thu.5

1.2.2. Phân bố.11

1.2.3. Chuyển hóa (biến đổi sinh học) .13

1.2.4. Bài thải .13

1.3. Dược lực học .16

1.3.1. Receptor (nơi tiếp nhận, điểm đích) .16

1.3.2. Các cách tác dụng của thuốc.18

1.3.3. Tương tác giữa hai dược phẩm (thuốc) .18

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của dược phẩm.20

1.4.1. Các yếu tố bên trong cơ thể .20

1.4.2. Yếu tố ngoài cơ thể (liên quan đến thuốc) .21

1.5. Thông tin về một loại thuốc .22

1.5.1. Tên thuốc.22

1.5.2. Chỉ định và chống chỉ định (indications và contraindications) .22

1.5.3. Liều lượng và đường cung cấp (Dosage và Administration) .23

1.5.4. Dạng trình bày (Presention) .23

1.5.5. Bảo quản (storage) .23

1.5.6. Hạn dùng (expiration date) .23

1.5.7. Thời gian ngưng thuốc (Withholding periods) .23

 

pdf23 trang | Chuyên mục: Giải Phẫu Thú Y | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Dược lý thú y - Chương I: Dược lý đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 sát trùng da, diệt vi khuẩn tại chỗ
- Tác dụng phản xạ: tác dụng dược lý có được thông qua sự dẫn truyền kích thích 
từ nơi cung cấp thuốc đến cơ quan khác qua hệ thần kinh trung ương.
Ví dụ: ngửi ammoniac; kích thích tuần hoàn, hô hấp
- Tác dụng chọn lọc: là tác dụng riêng, đặc hiệu đối với 1 hoặc 1 số cơ quan. 
Ví dụ: digitalin (Coramin) có tác dụng ưu tiên trên tim
- Tác dụng trực tiếp và gián tiếp: tác dụng gián tiếp là hậu quả của tác dụng trực 
tiếp. Ví dụ: tác dụng trực tiếp của cafein là tăng cường tuần hoàn, tác dụng gián tiếp là 
gây lợi tiểu
- Tác dụng chính và tác dụng phụ: tác dụng chính là mục đích cần đạt của điều trị, 
tác dụng phụ là tác dụng không mong muốn, có khi còn gây độc cho cơ thể. Do đó, các 
nhà điều chế dược phẩm lúc nào cũng cố gắng hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn tác dụng 
phụ của thuốc.
Ví dụ: tác dụng chính của Chloramphenicol là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, tác 
dụng phụ là gây suy tủy, thiếu máu vô tạo.
1.3.3. Tương tác giữa hai dược phẩm (thuốc)
1.3.3.1. Hiệp lực 
(1) Định nghĩa 
Dược phẩm A gọi là hiệp lực với dược phẩm B khi A làm tăng hoạt tính của B về 
3 phương diện: thu ngắn tiềm thời, tăng cường độ tác động, tăng thời gian tác động.
(2) Phân loại 
- Hiệp lực bổ sung: là sự hiệp lực khi hoạt tính phối hợp của hai dược phẩm bằng 
tổng hoạt tính của mỗi dược phẩm khi dùng riêng rẽ. 
Công thức: C = a + b Trong đó: a là hoạt tính bản thể của A
b là hoạt tính bản thể của B
C là hoạt tính bản thể của A+B
Ví dụ: Scopalamin và morphin. Penicilline và streptomycine
- Hiệp lực bội tăng: khi hoạt tính của hai dược phẩm lớn hơn tổng hoạt tính của 
mỗi dược phẩm khi dùng riêng rẽ.
Công thức: C > a + b 
Ví dụ: Bactrim = Sulfamethazol + Trimethoprim
(3) Cơ chế
 Cơ chế trực tiếp: hiệp lực do tác động trên nơi hấp thu.
- Hiệp lực trên cùng nơi tiếp thu: Quinidin và cloroquin cùng gắn trên DNA của 
nhân ký sinh trùng sốt rét.
- Hiệp lực trên nơi tiếp thu khác nhau: Atropin và epinephrine cùng làm mở rộng 
con ngươi nhưng tác động trên hai nơi tiếp thu khác nhau. Atropin ức chế tác động thu 
hẹp con ngươi của acetylcholin trên cơ vòng.
 Cơ chế gián tiếp: hiệp lực trên các giai đoạn hấp thu, phân bố, chuyển hóa và 
đào thải thuốc. 
Ví dụ: phối hợp penicilline với propenecid làm kéo dài thời gian tác động của 
penicilline vì cả hai cạnh tranh để bài tiết ở ống thận.
 Ý nghĩa trong điều trị
Phối hợp thuốc làm tăng hoạt tính mà không làm tăng độc tính
Tránh hiện tượng đề kháng thuốc
 Tuy nhiên, sự hiệp lực có thể gây độc hại trong các phối hợp sau: 
- Thuốc an thần với rượu ethylic
- Glycosid loại igital với muối Ca2+
- Các chất ức chế hoạt năng của MAO với norepinepherin hay epinephrine.
1.3.3.2. Đối kháng 
(1) Định nghĩa: hai dược phẩm đối kháng nhau khi hoạt tính của một trong hai 
dược phẩm làm giảm hay tiêu hủy hoạt tính dược phẩm kia.
(2) Phân loại
 Đối kháng do trung hòa phản ứng hóa học: tác động của cyanur bị tiêu hủy 
bởi hyposulfit Na, ứng dụng để giải độc cyanur.
 Đối kháng cạnh tranh và không cạnh tranh
Đối kháng cạnh tranh: là loại đối kháng hoàn toàn trực tiếp vì tranh giành cùng 
nơi tiếp thu. Ví dụ: Acetylcholine và atropin, histamin và thuốc kháng histamin.
- Đối kháng cạnh tranh thuận nghịch: khi chất đối kháng không gắn chặt vào nơi 
tiếp thu. Do đó, khi tăng nồng độ chất chủ vận gây lại hoạt năng của chất này. Ví dụ: 
Acetylcholine và atropin.
- Đối kháng cạnh tranh không thuận nghịch: khi chất đối kháng gắn chặt vào nơi 
tiếp thu. Ví dụ: chất kháng epinephrine như dipenamid, phenoxybenzamin.
Đối kháng không cạnh tranh: chất đối kháng tác động vào nơi tiếp thu khác với 
nơi tiếp thu được hoạt hóa bởi chất chủ vận. Ví dụ papaverin là chất đối kháng không 
cạnh tranh của BaCl2 hoặc acetylcholin tại cơ trơn của ruột, tử cung nên dù có tăng nồng 
độ BaCl2 hoặc acetylcholin cũng không gây lại hoạt năng của chất này.
 Ý nghĩa trong điều trị
Tránh phối hợp hai dược phẩm đối kháng dẫn đến làm giảm hiệu lực thuốc
Giải độc trong trường hợp ngộ độc
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của dược phẩm
1.4.1. Các yếu tố bên trong cơ thể 
(1) Tuổi tác 
Ở gia súc non, hệ thống chuyển hóa chưa hoàn chỉnh như thiếu enzyme UDP 
glucuronyl transferase nên dễ ngộ độc khi dùng các thuốc được chuyển hoá theo cách 
glucuro hợp như Chloramphenicol gây hội chứng xám ở thú non và dễ bị nhiễm độc 
billirubin, trong khi ở gia súc già chức năng của các cơ quan trên đã bị giảm nên khi 
dùng thuốc cho các đối tượng trên cần phải thận trọng.
Sự gắn thuốc vào protein huyết tương kém.
Hàng rào máu não chưa hoàn chỉnh vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc tác động 
lên hệ thần kinh trung ương.
Hệ thống bài thải thuốc qua thận cũng chưa hoàn chỉnh nên thuốc được bài thải 
chậm hơn ở thú trưởng thành. 
(2) Trọng lượng: căn cứ vào trọng lượng hoặc diện tích bề mặt cơ thể để tính 
liều lượng thuốc cần cấp.
(3) Phái tính: mức độ nhạy cảm với thuốc của thú đực và thú cái có thể khác 
nhau. Ví dụ: con cái nhạy cảm với thuốc ngủ, strychnin hơn con đực.
(4) Trạng thái cơ thể: một số cá thể nhạy cảm với thuốc do bẩm sinh hay do thâu 
nhận., thì ngay ở những liều nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng dữ dội, có khi nguy hiểm 
đến tính mạng.
(5) Cách dùng thuốc: liên quan đến hiện tượng quen thuốc, lệ thuộc thuốc, đề 
kháng thuốc.
(6) Điều kiện dinh dưỡng: trong thức ăn, protein đặc biệt liên quan đến hiện 
tượng gắn kết thuốc cũng như các enzym chuyển hóa thuốc.
(7) Tình trạng bệnh lý: đặc biệt là các bệnh về gan thận làm thuốc chuyển hoá 
và bài thải chậm nên dễ gây ngộ độc. Bệnh viêm gan hoặc xơ gan làm giảm hàm lượng 
cytochrome P450 ở gan nên chuyển hóa nhiều thuốc bị giảm như pyramydon, 
mepropamate. Các thuốc bài thải chủ yếu qua thận như glycosid, quinidin khi sử dụng 
cần chú ý đối với thú mắc các bệnh về thận để tránh tích lũy và gây ngộ độc. 
1.4.2. Yếu tố ngoài cơ thể (liên quan đến thuốc)
(1) Chất lượng của dược phẩm: hãng sản xuất, điều kiện bảo quản...
(2) Cấu trúc hóa học: 1 thay đổi (dù rất nhỏ) về cấu tạo hóa học của dược phẩm 
cũng ảnh hưởng đến tác dụng của dược phẩm đó.
Ví dụ: PABA yếu tố sinh trưởng của vi khuẩn
 Sulfonamid: thuốc chống vi khuẩn
(3) Tính chất vật lý: có liên quan đến
Độï hòa tan trong nước và trong lipid để thuốc được hấp thu vào trong cơ thể
Độ bốc hơi: đối với các loại thuốc mê bay hơi
Dạng bào chế: bột, nước, dung dịch treo...
(4) Sự hiểu biết trong sử dụng
- Liều dùng và nồng độ: liều tối thiểu có tác dụng (liều ngưỡng): lượng thuốc cho 
vào cơ thể để bắt đầu có tác dụng.
Liều điều trị (thường cao hơn liều ngưỡng): được sử dụng lâm sàng nhằm mục 
đích khôi phục chức năng bình thường của cơ thể và gây rối loạn bệnh lý.
Liều gây độc (cao hơn liều điều trị): liều bắt đầu có những bệnh lý độc hại.
Liều gây chết (LD50) gây chết 50% động vật thí nhgiệm.
 - Nhịp cung cấp thuốc: phụ thuộc vào thời gian bán hủy (T1/2) của thuốc. T1/2 là 
thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết tương giảm đi một nửa.
Nhịp cung cấp thuốc (khoảng cách giữa các lần sử dụng)
3-4 lần / ngày nếu T1/2 từ vài phút - 4 giờ
2 lần / ngày nếu T1/2 từ 4 giờ - 10 giờ
1 lần / ngày nếu T1/2 từ trên 12 giờ
1.5. Thông tin về một loại thuốc
1.5.1. Tên thuốc 
Một biệt dược thường có 3 tên chủ yếu sau:
Tên khoa học (chemical name): được gọi theo cấu tạo hóa học của biệt dược đó, 
tên này có khi không được ghi trên nhãn thuốc.
Tên hoạt chất (generic), Ví dụ: tên hoạt chất (oxytetracyclin)
Tên thương mại: Terramycin (PFIZER)
1.5.2. Chỉ định và chống chỉ định (indications và contraindications)
Chỉ định: sử dụng thuốc trong trường hợp nào? bệnh gì ?.
Chống chỉ định: không được phép sử dụng thuốc trong những trường hợp cụ thể 
nhằm đề phòng độc tính và các tai biến khi dùng thuốc.
Ngoài ra có thể có phần thận trọng khi dùng thuốc (precaution).
1.5.3. Liều lượng và đường cung cấp (Dosage và Administration)
Liều lượng sẽ thay đổi tùy theo đường cấp thuốc, loài gia súc và mục đích sử 
dụng.
1.5.4. Dạng trình bày (Presention)
Liên quan đến đường cấp thuốc: 
- Bột trộn vào thức ăn (Feed additive), nước uống (drinking water)
- Viên uống (tablet)
- Siro uống (syrup)
- Kem ăn (cream)
- Bột pha tiêm (powder for injection)
- Dung dịch tiêm (solution for injection)
- Dung dịch xịt (spray)...
1.5.5. Bảo quản (storage)
Qui định phương cách bảo quản nhằm tránh làm hư hỏng các hoạt chất trong biệt 
dược
1.5.6. Hạn dùng (expiration date)
Cho biết thời hạn tối đa có thể dùng thuốc. 
1.5.7. Thời gian ngưng thuốc (Withholding periods)
Trong thú y, người sử dụng thuốc còn cần chú ý đến thời gian ngưng thuốc trước 
khi giết mổ (đối với heo thịt, bò thịt, gà thịt...), trước khi sử dụng các súc sản (sữa, mật 
ong, trứng gà...) để đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_duoc_ly_thu_y_chuong_i_duoc_ly_dai_cuong.pdf