Bài giảng Dược lý thú y - Chương 3: Thuốc kháng sinh

3.1. 3.1. KHAÙI NIỆM

Vuillemin (1889) đã đề cập đến từ “antibiosis” với ý nghĩa là sự kháng giữa các sinh

vật sống. Đến năm 1942, Waksman định nghĩa “antibiotics” là những chất được tạo bởi các

vi sinh vật, nó chống lại sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi sinh vật khác ở một nồng độ nhỏ.

Xét về mặt từ ngữ, “antibiotics“ có nghĩa là kháng sinh (anta = kháng, bios = sinh

vật). Ý nghĩa này quá rộng, có thể bao gồm cả thuốc sát trùng đồng thời không nêu lên được

tác động chuyên biệt trên vi sinh vật gây bệnh và tính không độc cho cơ thể sinh vật hữu

nhũ ở liều điều trị.

Theo quan niệm mới ngày nay, thuốc kháng sinh là tất cả những chất hoá học, không

kể nguồn gốc (chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật, bán tổng hợp hay tổng hợp) có

khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn (bacteriostatic) hoặc tiêu diệt vi khuẩn

(bactericidal) bằng cách tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hoá cần thiết của vi

sinh vật.

Với định nghĩa này, nhiều thuốc trước đây xếp vào loại chất kháng khuẩn tổng hợp

(như sulfamid, quinolon) bây giờ cũng được xếp vào loại kháng sinh.

pdf186 trang | Chuyên mục: Giải Phẫu Thú Y | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Dược lý thú y - Chương 3: Thuốc kháng sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g nước tiểu.
4.2. Hoạt tính kháng sinh
Nitrofurantoin ức chế acetyl-coenzym A, làm ảnh hưởng đến chu trình biến dưỡng 
glucid của vi khuẩn. Ngoài ra, nó còn ngăn cản sự tổng hợp của vỏ tế bào vi khuẩn.
- Thuốc có tác dụng tĩnh khuẩn ở nồng độ thấp (10µg/ml) nhưng diệt khuẩn ở nồng 
độ cao hơn.
- Hoạt phổ rộng bao gồm các vi khuẩn gram dương và cầu khuẩn. Nhất là các vi 
khuẩn gây bệnh đường tiểu như E.coli, tràng cầu, tụ cầu, klebsiella, enterobacter, proteus.
- Một vài chủng enterobacter, klebsiella kháng thuốc.
181
- Thuốc không tác dụng với Proteus, Serratia, Pseudomonas, Acinetobacter. Tuy 
nhiên, Pseudomonas thường gây bội nhiễm khi dùng nitrofurantoin.
Nồng độ ức chế tối thiểu với các chủng vi khuẩn nhạy cảm là 25µg/ml. Nếu trên
100µg/ml thì các chủng đó xem như đã đề kháng.
4.3. Tác dụng phụ
- Phản ứng nhạy cảm: sốt, rùng mình, đau ngực, khó thở, viêm phổi
- Choáng phản vệ trong trường hợp viêm gan, xơ gan
- Viêm thần kinh ngoại vi đối với bệnh nhân suy thận, thiếu máu, tiểu đường, mất 
cân bằng chất điện phân.
4.4. Chỉ định
- Bệnh nhiễm trùng đường tiểu
4.5. Chống chỉ định: thận suy, bí tiểu.
4.6. Kết hợp thuốc
- Các chất sau đây có tác dụng đối kháng với nitrofurantoin: amifloxacin, 
ciprofloxacin, flumequin, nalidixic acid, norfloxacin, ofloxacin, oxolinic acid, pefloxacin, 
enoxacin.
- Pha chung với nitrofurantoin gây kết tủa: amphotericin B, kanamycin, polymicin B,
tetracyclin, vitamin B.complex + C
- Giảm hấp thu nitrofurantoin: barbituric, magaldrat, nhôm hydroxyd.
- Probenecid tăng tác dụng của nitrofurantoin do ức chế bài tiết, giảm xáo trộn tiêu 
hóa.
182
KHÁNG SINH TRỊ UNG THƯ
1. Bleomycin Sulphate 
1.1. Hóa học
Là kháng sinh trị ung thư (khối u) (antineoplastic), bleomycin sulphate được chiết 
xuất từ Streptomyces verticullis, màu kem, dạng bột không kết tinh (amorphous), rất tan 
trong nước, tan nhẹ trong alcohol. pH dung dịch tiêm 4.5-6. Bleomycin đã được xét nghiệm 
vi trùng học. Một đơn vị Bleomycin tương đương 1 gram Bleomycin A2 chuẩn. 
1.2. Dược lực học
Bleomycin tác động đến vi khuẩn gram âm, gram dương và nấm. Điều trị khối u ở 
thú nhỏ. Cơ chế tác động chưa được rõ nhưng có thể Bleomycin ức chế tổng hợp thymidine 
của DNA. Bleomycin cũng phá hủy DNA, do đó nó phân cắt cả mạch đơn và mạch đôi 
DNA.
1.3. Sử dụng/chỉ định
Ung thư tế bào bạch huyết, tế bào hình vảy, khối u tuyến giáp không chức năng ở chó 
và mèo.
1.4. Dược động học
Bleomycin không hấp thu qua đường ruột vì vậy nên cấp thuốc qua đường ngoại tiêu 
hóa. Thuốc phân phối đến phổi, thận, da, mạch bạch huyết và phúc mạc. Thuốc bài thải còn 
hoạt tính trong nước tiểu.
1.5. Chống chỉ định
Bleomycin là thuốc rất độc, chỉ số điều trị thấp. Cần sử dụng chú ý đối với bệnh nhân 
bệnh thận, phổi. Thuốc có thể gây quái thai.
1.6. Bất lợi
Ngộ độc có thể xảy ra ở dạng cấp tính hoặc trì hoãn. Ngộ độc cấp tính bao gồm: sốt, 
biếng ăn, ói, phản ứng dị ứng (bao gồm quá mẫn). Ngộ độc trì hoãn bao gồm các ảnh hưởng 
thuộc về da (rụng tóc, phát ban, ), viêm dạ dày, viêm phổi, xơ hóa phổi. Không giống như 
các thuốc điều trị ung thư khác, bleomycin không gây độc cho tủy xương, nhưng gây chứng 
huyết khối, bệnh bạch cầu, giảm Hb, ngộ độc gan, thận.
1.7. Tương tác thuốc
Chú ý khi kết hợp Bleomycin với các thuốc gây mê. Bleomycin nhạy cảm với O2 ở 
mô phổi và nhanh chóng làm giảm chức năng của phổi sau khi giải phẫu (xơ hóa phổi).
183
1.8. Liều dùng
Thú nhỏ:
Ung thư tế bào biểu mô hình vảy, bệnh bạch cầu, ung thư biểu mô: 10U/m2 , IV hoặc
hoặc SQ 1lần/ngày, liệu trình 3-4 ngày, sau đó 10 U/m2 , liệu trình 7 ngày. Liều tối đa 200 
U/m2.
2. Dactinomycin
2.1. Hóa học
Là kháng sinh chống ung thư (antineoplastic), có màu đỏ sáng, dạng bột tinh thể, ít 
hút ẩm, tan trong nước ở 10oC, tan nhẹ ở 37oC. Chế phẩm thương mại là phức hợp 
dactinomycin và mannitol được làm lạnh khô.
2.2. Dược lực học
Dactinomycin có hiệu quả đối với vi khuẩn gram dương tuy nhiên cần ngăn ngừa độc 
tố của thuốc khi sử dụng cho mục đích này. Dactinomycin ức chế tổng hợp DNA-dependent 
RNA. Dactinomycin tạo thành phức hợp với DNA và ngăn cản hoạt động của DNA khuôn 
mẫu. Dactinomycin có bản chất thâu nhận miễn dịch.
2.3. Sử dụng/chỉ định
Dactinomycin dùng trong điều trị tân bào bạch cầu dạng lưới, sarcoma xương và mô 
mềm.
2.4. Dược động học
Dactinomycin ít được hấp thu do vậy phải dùng đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc được 
phân phối nhanh và nồng độ cao tìm thấy ở màng xương và nhân tế bào. Dactinomycin qua 
nhau thai. Thuốc bài thải ở dạng còn hoạt tính trong mật và nước tiểu.
2.5. Chống chỉ định
Bệnh nhân nhạy cảm với các thành phần của thuốc, bệnh nhân có tiền sử bệnh ở 
màng xương, suy giảm chức năng hoặc nhiểm trùng gan.
Dactinomycin gây nhiễm độc thai và gây quái thai ở chuột, thỏ và chuột hamster ở 
liều cao hơn liều dùng trên lâm sàng vì vậy không nên dùng thuốc trong thời gian mang 
thai. 
2.6. Bất lợi/ cảnh báo
184
Dactinomycine thướng gây các bất lợi sau: thiếu máu, chứng huyết khối, bệnh bạch 
cầu, viêm loét dạ dày cấp tính hoặc loét đường tiêu hóa. Dactinomycine có thể làm tăng 
mức acid uric trong huyết thanh, do vậy cần bổ sung allopurinol để ngăn tạo thành sõi urate. 
Thuốc có thể gây nhiễm độc gan, thuốc có thể gây ở phạm vi rộng và gây tổn thương mô, 
tránh để thuốc thoát mạch.
2.7. Tương tác thuốc
Các thuốc làm giảm đau tủy xương (các thuốc chống ung thư khác, chloramphenicol, 
flucytosine, amphotericin B hoặc colchicine) có thể gây suy tủy khi kết hợp với 
dactinomycin. Thuốc có thể gây độc trên tim nếu kết hợp với doxorubicin. 
Cần dùng cao hơn liều thông thường nếu kết hợp đồng thời Dactinomycin và vitamin K.
3. Doxorubicin HCl
3.1. Hóa học
Là kháng sinh chống ung thư anthracycline glycoside, doxorubicin HCl được làm 
khô lạnh, có dạng bột màu cam, tan tự do trong nước, tan nhẹ trong nước muối, ít tan trong 
alcohol. Dạng bột tổng hợp pha tiêm có chứa lactose và methylparapen để dễ hòa tan, pH 
dung dịch tiêm 3.8-6.5. Doxorubicin HCl còn được gọi là Hydroxydaunomycin HCl , 
Hydroxydaunorumycin HCl , ADR hoặc có tên thương mại là Adriamycin®.
3.2. Bảo quản
Thuốc ở dạng dung dịch tiêm có thể giữ được 18 tháng nếu bảo quản ở 2-8oC, tránh 
ánh sáng. Dạng bột làm khô lạnh nên bảo quản tránh ánh sáng và để nơi khô ráo.
Doxorubicin HCl có thể tương hợp với các dung dịch tiêm tĩnh mạch và thuốc: 3.3% 
trong sodium chloride 3%, D5W, Normosol R (pH 7.4), lactate Ringer’s và sodium chloride 
0.9%.
 Doxorubicin HCl không tương hợp với các dung dịch và thuốc: aminophylline,
cephalothin sodium, dexamethasone sodium phosphate, diazepam, fluorouracil, furosemide, 
heparin sodium và hydrocortisone sodium succinate.
3.3. Dược lực học
Mặc dù Doxorubicin HCl có bản chất kháng khuẩn nhưng thuốc tác động gây độc tế 
bào vì vậy nó không được dùng trong điều trị nhiễm trùng. Doxorubicin có thể ức chế tổng 
hợp DNA, RNA và protein vi khuẩn nhưng cơ chế tác động chính xác thì chưa rõ. Thuốc có 
185
thể gây suy giảm miễn dịch. Doxorubicin HCl thường gây độc trên tế bào tim dẫn đến hình 
thành khối u ác tính (melanoma) , bướu thịt (sarcoma), nguyên bào sợi cơ bình thường và 
da. Thuốc có thể làm cho những tế bào bình thường khác tăng sinh một cách nhanh chóng 
như tế bào tủy xương, nang lông, màng nhày đường tiêu hóa.
3.4. Sử dụng/chỉ định
Thuốc thường dùng điều trị ung thư ở thú nhỏ, điều trị ung thư biểu mô và bướu thịt 
ở chó và mèo.
3.5. Dược động học
Doxorubicin không hấp thu qua đường tiêu hóa vì vậy thuốc chỉ dùng đường tiêm 
tĩnh mạch, thuốc có thể gây dị ứng mô nếu tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Sau khi tiêm tĩnh 
mạch, thuốc nhanh chóng liên kết với mô và ptotein huyết tương với nồng độ cao, thuốc qua 
nhau thai và phân phối vào sữa.
Thuốc chuyển hóa phần lớn ở gan và ở các mô khác chủ yếu do enzyme 
aldoketoreductase tạo thành doxorubicinol còn hoạt tính và các chất chuyển hóa khác không 
còn hoạt tính. Doxorubicinol và các chất chuyển hóa khác được bài thải qua mật và phân. 
Sau 5 ngày dùng thuốc, chỉ khoảng 5% thuốc được bài thải qua nước tiểu.
Doxorubicinol được bài thải theo lối 3 pha. Ở pha đầu (t ½ = 0.6 giờ), pha 2, ở pha 3 
thuốc bài thải chậm hơn (17 giờ đối với Doxorubicinol và 32 giờ đối với các chất chuyển 
hóa khác) có lẽ do thuốc giải phóng chậm từ protein ở các mô.
3.6. Chống chỉ định
Thuốc chống chỉ định đối với bệnh nhân bị nhược cơ, suy nhược chức năng tim hoặc 
bệnh nhân tăng acid uric huyết, suy chức năng gan. Do bởi doxorubicin gây dị ứng da, quái 
thai và ngộ độc phôi.
3.7. Bất lợi/cảnh báo
Bất lợi bao gồm: suy tủy xương, ngộ độc tim, rụng tóc, viêm dạ dày ruột (ói mữa, 
tiêu chảy) và viêm miệng. Thuốc có thể gây phản ứng ở bệnh nhân nhạy cảm, bao gồm: nổi 
mày đay, mặt sưng, ói, loạn nhịp tim và giảm huyết áp.
Điều trị các ảnh hưởng trên bằng cách dùng thuốc phong bế histamin 1 như
diphenhydramin (liều 10mg đối với chó <9kg, 20mg đối với chó 9-25 kg, 30mg đối với chó 
>27kg, tiêm tĩnh mạch), dexamethasone (0.55mg/kg, IV) để giảm bớt hoặc loại bỏ tất cả các 
triệu chứng trên. Trong khi tiêm, nếu để thuốc thoát mạch có thể gây loét và hoại tử mô 
186
xung quanh. Nếu xảy ra thoát mạch, có thể dùng tiêm sodium bicarbonate 8.4%, 15-30 ml 
sodium chloride 0.9% và 4mg dexamethasone. Sau đó, kết hợp điều trị bằng một 
steroid/DMSO. Liệu trình 3-5 ngày.
3.8. Tương tác thuốc
Doxorubicine có thể gây độc nếu kết hợp với các thuốc chống ung thư khác, đặc biệt 
là cyclophosphamide. Doxorubicine có thể làm gia tăng tình trạng viêm xuất huyết bàng 
quang do cyclophosphamide và nhiễm độc gan do mercaptopurin. Cyclophosphamide làm 
cho Doxorubicine gây nhiễm độc tim. Doxorubicin làm tăng nồng độ acid uric trong máu và 
nước tiểu.
3.9 Liều dùng
Chó
Điều trị ung thư nhạy cảm (susceptible neoplasms)
a) 30mg/m2 , IV hoặc tiêm trong xoang (intracavitary) mỗi 21 ngày hoặc 10 mg/ m2,
IV mỗi 7 ngày. Liều tối đa: 240mg/ m2
Mèo: bướu thịt, ung thư biểu mô, u tủy, và bệnh bạch cầu: 20-30 mg/ m2 , mỗi 3-4 tuần.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_duoc_ly_thu_y_chuong_3_thuoc_khang_sinh.pdf