Xây dựng phần mềm giải các bài toán kỹ thuật điện sử dụng Matlab
Tóm tắt
Bài báo đã xây dựng phần mềm tính toán, giải một số bài toán kỹ thuật điện sử dụng công
cụ Matlab. Các kết quả giải của phần mềm đã đáp ứng được yêu cầu. Trên cơ sở này có
thể phát triển phần mềm để tính toán và giải các bài toán tổng quát về kỹ thuật điện. Bài
báo có ý nghĩa thực tiễn trong công tác đào tạo nhân lực ngành Điện.
ở, nền tảng để nghiên cứu đánh giá mạch điện và hệ thống điện. Các bài toán kỹ thuật điện được giới thiệu rất chi tiết trong [1], [2]. Việc giải các bài toán kỹ thuật điện thường rất phức tạp và mất nhiều thời gian nếu chúng ta không sử dụng các công cụ hỗ trợ. Để trợ giúp cho điều này cần phải xây dựng phần mềm tính toán và giải các bài toán kỹ thuật điện. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều phần mềm, ngôn ngữ lập trình đã ra đời, có thể sử dụng để giải quyết yêu cầu này. Matlab là một công cụ mạnh về tính toán và mô phỏng [6] và rất hữu ích đối với kỹ sư điện, tiết kiệm thời gian lập trình, nâng cao năng lực tính toán. Một số tài liệu ứng dụng Matlab để giải các bài toán kỹ thuật, bài toán mô hình hóa [4], [5], [7] sử dụng giao diện đồ họa GUI trong Matlab để hiển thị kết quả tính toán. Tài liệu [3] hướng dẫn khá chi tiết một số ứng dụng Matlab để giải quyết bài toán kỹ thuật. Bài báo này đề xuất ứng dụng công cụ Matlab để xây dựng phần mềm tính toán và giải các bài toán kỹ thuật điện. 2. Phân tích và giải bài toán mạch điện một pha Các định luật cơ bản và phương pháp được đưa ra trong một số tài liệu [1], [2]. Chúng ta sẽ ứng dụng các lý thuyết đó để giải một số mạch điện điển hình. 2.1. Mạch gồm 2 nhánh RLC mắc song song Ta có mạch điện như Hình 1. Các bước để tính dòng điện, công suất trên các điện trở và của cả mạch như dưới đây: - Biết 0 1 1 1 2 2u=U 2sinωt;R ,L ,C ,L ,R . Hình 1. Mạch điện một pha gồm 2 nhánh RLC mắc song song Hình 2. Mạch điện một pha gồm 2 nhánh RLC mắc song song và mắc nối tiếp với một nhánh RLC CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018 15 - Biểu diễn bằng số phức: - Tìm các dòng điện theo các biểu thức: . . 0 1 1 1 UU I Z Z (A); . 11I I (A) . . 0 2 2 2 UU I Z Z (A); . 22I I (A) 1 2I I I (A) - Tìm các công suất theo các biểu thức : 2.2. Mạch gồm 2 nhánh RLC mắc song song và mắc nối tiếp với một nhánh RLC Ta có mạch điện như Hình 2. Cách tính các dòng điện, công suất trên điện trở và của cả mạch: - Biết: 0u=U 2sinωt ; R1, L1, C1, R2, L2, C2, R3, L3, C3. - Biểu diễn bằng số phức: - Tính dòng điện qua mạch theo biểu thức: - Tính hiệu điện thế Ů12 theo biểu thức: - Tính các dòng điện còn lại: - Áp dụng công thức tính độ lớn số phức để tìm độ lớn của các dòng điện. Áp dụng công thức P=R.I2 để tìm công suất trên các điện trở. Công suất của mạch là bằng tổng các công suất thành phần. 2.3. Mạch hai nút - ba vòng Ta có mạch điện như Hình 3. Cách tính các dòng điện, công suất trên các điện trở và của cả mạch như sau: - Biết: u1=U01 2 sinωt; u2=U02 2 sinωt. - Chọn chiều các vòng như Hình 4. - Biểu diễn bằng số phức: CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018 16 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018 Hình 3. Mạch điện một pha hai nút - ba vòng Hình 4. Quy ước chiều các vòng - Áp dụng phương pháp dòng điện nhánh. - Phương trình Kirchhoff 1 tại nút A: . . . 1 2 3 0I I I (1) - Phương trình Kirchhoff 1 cho hai vòng a, b: . . . 1 1 3 3 1 01Z I Z I U U (2) . . . 2 2 3 3 2 02Z I Z I U U (3) - Giải hệ 3 phương trình (1), (2) và (3) ta tìm được các dòng điện phức İ1, İ2, İ3. Áp dụng công thức tính độ lớn số phức để tìm độ lớn của các dòng điện. Áp dụng công thức P=R.I2 để tìm công suất trên các điện trở. Công suất của mạch bằng tổng các công suất thành phần. 2.4. Mạch cầu Ta có mạch điện như Hình 5. Chúng ta đưa ra cách tính các dòng điện, công suất trên các điện trở và của cả mạch. Biết: U, Z1, Z2, Z3, Z4, Z5. Chọn chiều của các vòng như Hình 6. Hình 5. Mạch cầu Hình 6. Chọn các vòng cho mạch cầu CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018 17 - Phương trình Kirchhoff 1 cho 3 nút (tùy ý) : . . . 1 3 0I I I (4) . . . 1 2 5 0I I I (5) . . . 3 5 4 0I I I (6) - Phương trình Kirchhoff 2 cho 3 vòng (đã chọn): . . . 1 1 5 5 3 3 0Z I Z I Z I (7) . . . 2 2 4 4 5 5 0Z I Z I Z I (8) . . . 3 3 4 4Z I Z I U (9) Giải hệ 6 phương trình (4) ÷ (9) ta tìm được các dòng điện trên các nhánh. Áp dụng công thức P=R.I2 để tìm công suất trên các điện trở. Công suất của cả mạch bằng tổng các công suất thành phần. 3. Xây dựng giao diện phần mềm tính toán và một số kết quả 3.1. Giao diện giải bài toán mạch điện một pha Kết quả giải bài toán mạch điện một pha trong phần 2 được đưa vào phần mềm Matlab, giao diện hiển thị dùng công cụ GUI trong Matlab và kết quả được giao diện hiển thị như Hình 7. Hình 7 là giao diện chính của chương trình, việc giải một số bài toán mạch điện một pha sẽ được thực hiện trên giao diện này. Tiến trình sử dụng Matlab để giải một số bài toán mạch điện một pha trong chương trình này gồm các bước cơ bản sau: - Chọn dạng mạch điện; - Quan sát mạch điện được hiển thị; - Nhập các giá trị vào vùng “Nhập dữ kiện”; - Nhấn nút “Tính” để hiển thị kết quả, sau đó có thể tùy chọn để vẽ biểu đồ các dòng điện; - Quan sát kết quả hiển thị. Trường hợp cụ thể: Một mạch gồm hai nhánh RLC mắc song song có các dữ liệu như sau: U=220; XL1=10Ω, Xc2=8Ω ; R1=10 R2=6Ω. Ta chọn ω1=2. Hình 7. Giao diện kết quả CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018 18 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018 3.2. Giao diện giải mạch điện ba pha Tương tự như đối với mạch điện một pha, sau khi tiến hành giải mạch điện ba pha, chúng ta tiến hành cài đặt và viết chương trình tính, giao diện hiển thị sử dụng Matlab. Giao diện cho phép người dùng để giải một số bài toán mạch điện ba pha trong chương trình này gồm các bước cơ bản sau: - Chọn dạng mach điện; - Quan sát mạch điện được hiển thị; - Nhập các giá trị vào vùng “Bảng nhập số liệu”; - Nhấn các nút “Dòng điện dây”, “Dòng điện pha”, “Điện áp dây”, “Điện áp pha”, “Công suất” để hiển thị kết quả tương ứng; - Quan sát kết quả hiển thị. Ví dụ: Ta cần giải mạch điện ba pha đối xứng nguồn nối sao - tải nối tam giác có các thông số sau: Điện áp nguồn U=100V, Zd=1Ω, f=50hz, R1=R2=R3=9Ω, L1=L2=L3=28,7mH, cả ba pha đều không có tụ điện. Ta sẽ chọn sơ đồ và nhập dữ liệu như sau: Hình 8. Ví dụ chọn mạch đối xứng nguồn nối sao - tải nối tam giác Các kết quả được hiển thị: Hình 9. Giao diện hiển thị dòng điện dây Hình 10. Giao diện hiển thị dòng điện pha Hình 11. Giao diện hiển thị điện áp Hình 12. Giao diện hiển thị công suất CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018 19 3.3. Tính toán máy biến áp hai dây quấn công suất nhỏ a. Các bước thực hiện trên giao diện người dùng Các bước sử dụng giao diện người dùng để tính toán máy biến áp hai dây quấn trong chương trình: Bước 1: Chọn loại mạch từ, số đầu vào, số đầu ra. Bước 2: Nhập các giá trị vào vùng “Thông số vào ra” và vùng “Chọn các hệ số”. Để trống các ô “Mật độ dòng điện j”, “Bề dày ekh” ở vùng “Chọn các hệ số” để nhập sau khi biết được công biểu kiến S2. Bước 3: Nhấn nút “Cập nhật” để tính các thông số amax, amin, S2, sau đó với giá trị tìm được của S2 ta tra các Bảng 1 hoặc Bảng 2 để chọn mật độ dòng điện j; tra Bảng 3 để chọn bề dày khuôn ekh. Đồng thời chọn kích thước ngang của lõi thép a với amin < a < amax. Bước 4: Nhấn nút “Tính” để tính các thông số còn lại. Bước 5: Nhấn nút “Kết quả” để xem kết quả hiển thị. Dùng nút “Tiếp theo” hoặc “Quay lại” để xem các kết quả. Bảng 1. Quan hệ giữa J theo S2 (khi biến áp làm việc dài hạn) S2 (VA) 0 - 50 50 - 100 100 - 200 200 - 500 500 - 1000 J (A/mm2) 4 3,5 3 2,5 2 Bảng 2. Quan hệ giữa J với S2 (khi biến áp làm việc dài hạn) S2 (VA) 0 - 50 50 - 100 100 - 200 200 - 500 500 - 1000 J (A/mm2) 6 - 5 5,5 - 4,5 5 - 4 4,5 - 3,5 4 - 3 Bảng 3. Chọn bề dày khuôn ekh theo cấp công suất biến áp S2 S2 (VA) 1 - 100 100 - 200 200 - 500 500 - 1000 1000 - 3000 ekh (mm) 0,5 ÷ 1 1 1,5 ÷ 2 2 ÷ 3 3 ÷ 4 b. Quá trình tính toán máy biến áp hai dây quấn Giả sử ta cần tính một biến áp hai dây quấn. Máy biến áp là loại ba đầu vào và ba đầu ra. Các thông số vào ra như sau: Đầu vào: U11 = 110(V), U12 = 220(V), U13 = 380(V); Đầu ra: U21 = 30(V), U22 = 60(V), U23 = 18(V), I21 = 5(A), I22 = 2(A), I23 = 1(A); Loại mạch từ là EI: Chọn Khd = 1; Lá thép kỹ thuật điện có hàm lượng silic từ 2% ÷ 4%: Chọn B = 1,2; Loại dây quấn là dây đồng tiết diện tròn: Chọn Kq = 0,93; Các hệ số Ch như sau : Ch1 = 1,065, Ch2 = 1,075, Ch3 = 1,2. Sau khi nhập thông số trên cửa sổ nhập thông số ta có kết quả tính toán như Hình 13, 14 (gồm có 2 trang). Hình 13. Giao diện xuất kết quả tính toán MBA hai dây quấn (trang 1) Hình 14. Giao diện xuất kết quả tính toán MBA hai cuộn dây (trang 2) 4. Kết luận Bài báo đã phân tích và giải một số mạch điện. Ứng dụng phần mềm Matlab xây dựng giao diện phần mềm tính toán, giải mạch điện một pha, mạch điện ba pha, tính toán máy biến áp. Với kết CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018 20 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018 quả đạt được ban đầu của bài báo là cơ sở để tiến hành phân tích, giải các bài toán tổng quát trong kỹ thuật điện, hệ thống điện, phục vụ cho học viên, sinh viên ngành Điện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Văn Đào, Kỹ thuật điện, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997. [2] Nguyễn Kim Đính, Bài tập kỹ thuật điện, Nhà xuất bản ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, 2003. [3] Nguyễn Hoài Sơn, Ứng dụng Matlab trong tính toán kỹ thuật, Nhà xuất bản ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, 2000. [4] Vương Tấn Sĩ, Giáo trình Matlab, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, 2000. [5] Nguyễn Phùng Quang, Matlab&Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự động, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2002. [6] Phần mềm Matlab Version 7.0.1 Service Pack 2 của MatWork. [7] Abdullah Eroglu, Complete Modeling of Toroidal Inductors for High Power RF Applications, IEEE Transactions on Magnetics, Vol.48, No.11, pp. 4526-4529, 2012. Ngày nhận bài: 14/03/2018 Ngày nhận bản sửa: 02/04/2018 Ngày duyệt đăng: 06/04/2018
File đính kèm:
- xay_dung_phan_mem_giai_cac_bai_toan_ky_thuat_dien_su_dung_ma.pdf