Xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi tỉnh Nghệ An

Tóm tắt: Với đặc thù của tỉnh Nghệ An là có nhiều làng bản và điều kiện phát triển kinh tế

không đồng đều, xây dựng nông thôn mới (NTM) từng thôn, bản là chủ trương đúng đắn

của tỉnh được Trung ương đánh giá cao. Cho đến năm 2019, đã có 674/1.339 thôn, bản ở

miền núi đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, xây dựng NTM ở các thôn, bản miền núi tỉnh Nghệ

An còn nhiều khó khăn và hạn chế về nhận thức của một bộ phận người dân và cán bộ thôn,

bản chưa thấu đáo; xây dựng NTM còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất, nặng về

xây dựng cơ bản, nguồn lực thực hiện chương trình còn ít, nợ đọng trong xây dựng cơ bản

còn nhiều; chưa có nhiều mô hình phát triển sản xuất để học tập và nhân rộng. Bài báo này

nhằm phân tích các kết quả đạt được và hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển

bền vững NTM ở các thôn, bản miền núi tỉnh Nghệ An gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

pdf10 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hiện 100 
Kiểm tra, giám sát 100 
Góp tiền 100 
Góp công lao động 100 
Góp đất đai 5,55 
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019 
Bảng 4. Đánh giá của người người dân về hoạt động xây dựng NTM 
TT 
Tiêu chí 
Tổ chức thực hiện 
 tiêu chí (%) 
Sự cần thiết thực 
hiện tiêu chí (%) 
Tốt Chưa tốt Cần Không cần 
1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 100 0 100 0 
2 Giao thông 81,1 18,9 100 0 
3 Thủy lợi 71,1 28,9 100 0 
4 Điện nông thôn 100 0 100 0 
5 Trường học 74,5 25,5 100 0 
6 Cơ sở vật chất văn hóa 43,3 56,7 50 50 
7 Chợ nông thôn 0 100 0 100 
8 Nhà ở dân cư 58,9 41,1 88,9 11,1 
9 Bưu điện 78,9 21.1 61,1 38,9 
10 Thu nhập 66,7 33,3 100 0 
11 Hộ nghèo 70 30 94,4 5,6 
12 Cơ cấu lao động 71,1 28,9 100 0 
13 Hình thức tổ chức sản xuất 0 100 0 100 
14 Giáo dục 78,9 21,1 100 0 
15 Y tế 61,1 38,9 100 0 
16 Văn hóa 77,8 22,2 100 0 
17 Môi trường 62,3 37,7 100 0 
18 An ninh trật tự xã hội 96,7 3,3 100 0 
19 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội 100 0 100 0 
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019 
Xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi tỉnh Nghệ An 
81 
- Đánh giá của người dân về hoạt động xây dựng NTM tại địa phương: người dân là người 
hiểu rõ nhất là họ đang cần gì và họ là chủ thể của các hoạt động xây dựng NTM. Có một số 
tiêu chí họ cho là cần thiết nhưng bên cạnh đó là những tiêu chí họ cho rằng không cần thiết 
phải thực hiện (Bảng 4). 
2.2.2. Các giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở các thôn, 
bản miền núi tỉnh Nghệ An 
Công tác quản lý, chỉ đạo chương trình NTM: Cũng cố, kiện toàn hệ thống quản lý, thực 
hiện Chương trình NTM từ cấp huyện, đến cấp xã, cấp thôn, bản. Trong đó, chú trọng cũng cố, 
tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thôn, bản đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm 
công tác tham mưu triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình. 
Công tác tuyên truyền, vận động và thi đua xây dựng NTM: Đẩy mạnh các hoạt động thông 
tin, tuyên truyền phổ biến quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về 
xây dựng NTM để cán bộ công chức, đảng viên và người dân hiểu rõ nội dung xây dựng NTM 
và chủ động tự giác tham gia. Trọng tâm của công tác tuyên truyền là giới thiệu những cách làm 
sáng tạo, những mô hình tốt để các thôn, bản vận dụng làm theo, nhằm động viên, khích lệ 
phong trào NTM. 
Công tác đào tạo, tập huấn: Tăng cường chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến 
thức xây dựng NTM cho lực lượng cán bộ công chức các cấp, nhất là cấp thôn, bản. Đây là 
nhiệm vụ phải được thực hiện thường xuyên, liên tục hàng năm của các huyện miền núi nhằm 
đảm bảo cho lực lượng cán bộ xây dựng NTM ở cơ sở đủ năng lực đáp ứng tốt nhất yêu cầu 
nhiệm vụ đặt ra. 
Chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng NTM: Thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông - lâm 
nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm duy trì tăng trưởng ổn định, bền vững 
góp phần giải quyết các vấn đề an ninh xã hội; Khuyến khích và hỗ trợ các ngành nghề truyền 
thống phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề; Tập trung huy động nguồn lực để 
xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất 
như: đường giao thông, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, điện sản xuất; Tiếp tục tăng 
cường huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các phòng học, nâng tỉ lệ 
trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia. Duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tăng 
cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang 
thiết bị cho các trạm y tế cấp thôn, bản, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc 
gia về y tế, công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; Tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội 
thực hiện đầu tư xây dựng các Trung tâm văn hóa thể thao và Học tập cộng đồng xã, nhà văn 
hóa thôn, bản, đồng thời tập trung chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ cho cán 
bộ; Tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư các công trình cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ 
sinh cho người dân; Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao tỉ lệ cán bộ cấp xã đạt 
chuẩn, tỉ lệ Chi bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”, các tổ chức Đoàn 
thể, chính trị của thôn, bản đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên, đảm bảo an ninh, tật tự xã hội ở 
địa bàn nông thôn. 
Kiến tạo giá trị văn hóa hài hòa trong xây dựng NTM: Cần quan tâm đến việc bảo tồn các 
hoạt động văn hóa cộng đồng, các hoạt động thực hành văn hóa, quan trọng nhất là các lễ hội, 
các nghệ thuật trình diễn, các hoạt động văn hóa trong gia đình cũng như trong cộng đồng. Đối 
với các sản phẩm văn hóa vật thể như nhà cửa, trang phục, công cụ sản xuất hay đồ dùng sinh 
hoạt cũng cần xem xét để có chính sách hỗ trợ hợp lý cho người dân nhằm bảo tồn, phát huy 
được giá trị truyền thống của tộc người. Các thiết chế truyền thống như gia đình, dòng họ, làng 
bản cần phải vận dụng, tận dụng, phát huy vai trò trong cộng đồng thôn, bản. Các giá trị văn hóa 
truyền thống cần được bảo tồn và phát huy, là giá trị văn hóa cốt lõi, cơ sở nền tảng để xây dựng 
nền văn hóa các cộng đồng. Bên cạnh đó, cần tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới sao 
Hoàng Phan Hải Yến 
82 
cho phù hợp với các cộng đồng, các địa phương trong các bối cảnh cụ thể. Quan điểm để kiến 
tạo các giá trị văn hóa hài hòa là phải xây dựng NTM từ dưới lên, lấy chủ thể nền văn hóa làm 
chủ, tôn trọng các giá trị khác biệt, phải có tinh thần cầu thị, cởi mở trong quá trình xây dựng 
NTM. Nguyên tắc xây dựng nền văn hóa mới ở các thôn, bản là phải để người dân đưa ra, người 
dân bàn bạc, người dân thực hiện, người dân kiểm tra và người dân hưởng thụ. 
3. Kết luận 
Sau mấy thập kỷ tiến hành cải cách, đổi mới và phát triển miền núi, đặc biệt là sự tác động 
của quá trình xây dựng NTM ở một thập kỷ qua đã làm thay đổi toàn diện và sâu sắc đời sống 
kinh tế - xã hội, văn hóaở các thôn, bản miền núi, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. 
Việc triển khai xây dựng NTM ở các thôn bản miền núi tỉnh Nghệ An là một sự chuyển đổi 
lớn lao, từng bước loại bỏ những tạp quán làm ăn lạc hậu, giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho 
người dân, nhưng để thực hiện được cần phải có thời gian, đầu tư kinh phí, công sức và nhất là 
sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Để xây dựng NTM ở các thôn bản miền 
núi tỉnh Nghệ An thành công, ngoài việc nghiêm túc thực hiện các tiêu chí thì việc đầu tư phát 
triển các ngành công nghiệp, dịch vụ gắn với nông thôn gắn với công nghiệp, nông nghiệp, thúc 
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, khai thác được các nguồn lực tại chỗ cho sự 
phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động ngay tại địa bàn nông thôn là 
một hướng đi tích cực. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Thành Lợi, 2012. “Xây dựng nông thôn mới của Nhật Bản và một số gợi ý cho 
Việt Nam”. Tạp chí Cộng sản, số 11, trang 37-46. 
[2] Dakley, Peter et al, 1991. Projects with People: The practice of participation in rural 
Development. Geneva: International labour office, pp. 36 
[3] Flank Ellis, 1995. Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển (bản dịch). Nxb 
Nông nghiệp. Số trang: 247. 
[4] World Bank, 1998. Agriculture and enviroment, perspectives on sustainable rural 
development. Ernst lutz, pp.356. 
[5] UBND tỉnh Phú Thọ, 2014. Chuyên đề “Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về 
xây dựng nông thôn mới. Tháng 11/2014. 
[6] UBND tỉnh Nghệ An, 2019. Xây dựng nông thôn mới tại các thôn bản gắn với phát triển 
kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An. Hội thảo khoa học, Nghệ An. 
[7] UBND tỉnh Nghệ An, 2010. Quyết định số 3875/QĐ-UBND tỉnh ngày 31 tháng 8 năm 
2910 Về phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn 
mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2020. 
[8] Tô Duy Hợp, 2012. “Mở rộng dân chủ, đồng thời phải tạo điều kiện để người dân thực 
hiện quyền dân chủ trong xây dựng nông thôn mới”. Tạp chí Văn hóa Nghệ An, số 221, 
ngày 25/5/2012, tr. 33-42. 
[9] UBND tỉnh Nghệ An, 2014. Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2014 Về việc 
tăng cường chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 
[10] UBND tỉnh Nghệ An, 2019. Quyết định số 1249/QĐ-UBND tỉnh ngày 18 tháng 4 năm 
2019 Về ban hành kế hoạch 10 năm tổng kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây 
dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2020. 
[11] Webside https://kinhtenongthon.com.vn/nong-thon-la-gi/ 
Xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi tỉnh Nghệ An 
83 
ABSTRACT 
New - style rural area building in villages associated with socio-economic development 
in mountainous areas of Nghe An provice 
Hoang Phan Hai Yen 
Department of Geography, School of Social Education, Vinh University 
Nghe An province, with numerous villages and unequal economic development situations, 
has conducted a proper policy in the new-style rural area building in each village, which is 
highly appreciated by the Central Government. By 2019, 674 out of 1,339 villages in 
mountainous areas meeting new-style rural standards. However, the development of new-style 
rural areas in the mountainous villages in Nghe An province still faces many difficulties and 
limits of the awareness of part of local people and village officials; The new-style rural area 
building is still formal, and has not been put into practice with the emphasis of capital 
construction, limited resources for implementation of the program, and heavy debts in capital 
construction. There are not many models of production development to study and replicate... 
This paper aims to analyze results and limits, thereby to propose some solutions for new-style 
rural development in villages in the mountainous areas of Nghe An province. 
Keywords: new-style rural area; mountainous areas of Nghe An province; socio-economic 
development in mountainous areas of Nghe An province. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_nong_thon_moi_tai_cac_thon_ban_gan_voi_phat_trien_k.pdf