“Vọng khoăn đíp” - Một hiện tượng văn hóa trong đời sống tâm linh của người Tày (Trường hợp Then ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn)

Tóm tắt. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực địa về hiện tượng Vọng khoăn đíp của

người Tày, người viết có những suy nghĩa bước đầu về hiện tượng này đặt trong hệ

thống Then Tày và trong chừng mực nhất định, phân tích nó từ góc nhìn tín ngưỡng

dân gian, diễn xướng, giao tiếp và an ninh tinh thần. Từ đó, đưa ra những ghi nhận cụ

thể và những vấn đề cần tiếp tục bàn luận.

pdf13 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung “Vọng khoăn đíp” - Một hiện tượng văn hóa trong đời sống tâm linh của người Tày (Trường hợp Then ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
“nhẫm” vào: Then L 
- Khoăn: Anh T (con trai 
thứ 8 trong gia đình). 
Dĩ nhiên, anh T vẫn đang sống nhưng không trực tiếp đối thoại được với mẹ, với bá 
dâu. Và, nếu có cuộc đối thoại trực tiếp ấy thì đã không có nghi lễ này. Cho nên mới 
khẳng định Vọng khoăn đíp là cuộc đối thoại “gián tiếp” giữa những người đang sống. 
- Quá trình đối thoại được thể hiện qua sự cộng tác từ phía khoăn. 
- Buổi Vọng khoăn đíp bắt đầu 20h00 đến 21h35 phút ngày 18/02/2017 và diễn ra 
trong một không gian hẹp. Then L ngồi trên giường trước bàn Then tại nhà riêng của Then 
và thực hiện mọi hành động diễn xướng. 
Khi Then xuất hồn và nhập hồn nghĩa là thời điểm Then đã tiếp cận với thế giới siêu 
nhiên và đồng thời để cho khoăn “nhẫm” vào đối thoại với người trần gian. Lúc này, vai 
trò “bắc cầu” giữa cõi tục với cõi thiêng của Then được thể hiện rõ ràng, sống động hơn 
bao giờ hết. Ở đây, thầy Then xuất hiện với tư cách là đối tượng diễn xướng thực hành tín 
ngưỡng, ma thuật. Then phải thả hồn của mình vào thế giới khác để tìm ra căn nguyên, 
giúp người gặp nạn giải toả phần nào về mặt tâm lí. Cho nên, cách làm của Then đem đến 
“một liều thuốc tinh thần” là chính. 
Về phương thức giao tiếp của lực lượng siêu nhiên sau khi đã nhập hồn vào đối tượng 
tiếp nhận hồn, nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Loan xác định trong bài viết: “Thử nhận 
diện một số hình thái “nhập/xuất hồn” ở Việt Nam cùng vấn đề liên quan tới chúng” 
[13;342-349] có 7 loại: Ngôn ngữ giao tiếp bình thường, văn vần, chữ viết trên giấy do cái 
chén, hành động ước lệ của hình nhân, hát đối đáp, nhảy múa và hành động bất thường 
“Vọng khoăn đíp” - một hiện tượng văn hóa trong đời sống tâm linh của người Tày 
55 
của người hành nghề tín ngưỡng hoặc một số người dự lễ. Đối chiếu với hiện tượng Vọng 
khoăn đíp thì những người sống đối thoại với khoăn thông qua ngôn ngữ giao tiếp bình 
thường - tiếng Tày. Đây cũng là phương thức phổ biến của trạng thái xuất/nhập hồn trong 
hệ thống Then Tày nói chung. 
- Nội dung đối thoại: Do khuôn khổ bài viết có hạn nên chúng tôi không đưa toàn bộ 
nội dung của cuộc Vọng khoăn mà tóm lược như sau: 
Người đang sống Khoăn 
Người sống mong 
muốn khoăn cho biết 
nguyên nhân tại sao người 
mang khoăn - Anh T lại 
có những biểu hiện bất 
thường hiện giờ: đau ốm, 
đi lang thang khắp nơi, 
không nói, lầm lì, và 
gia đình thì lục đục, xảy 
ra nhiều chuyện không 
tốt? Đây cũng chính là 
mục đích của nghi lễ này. 
- Khoăn cho biết: khi bố đẻ mất, anh T đang đi làm xa và 
không biết, người nhà lại không liên lạc được để báo tin về 
chịu tang cha. Trong đám tang, khi thực hiện nghi thức “thư 
lẩu cẩu trỏ” - mời rượu tổ tiên, người nhà đã không biên tên 
vào danh sách cúng rượu nên anh T bị phi bố gọi khoăn theo ra 
mộ. 
Thêm nữa, mẹ anh T còn đem bỏ bát hương của bà bá - 
vợ cả của bố anh T, ngay khi đưa bố anh T ra đồng nên bị quở 
trách khiến gia đình lục đục, gặp nhiều chuyện bất ổn. 
- Khoăn cũng yêu cầu, người thân phải làm lại nghi thức 
đó bên bờ suối và chắc chắn phải có tên của anh T cúng rượu. 
Có như vậy, phi bố mới trả khoăn về với xác và anh T mới có 
thể trở lại bình thường. 
Sau buổi Vọng khoăn đíp, gia đình anh T có xem ngày và làm lại lễ mời rượu tổ tiên 
như yêu cầu của khoăn vào ngày 19/03/2017. Hẳn nhiên, sau khi đã “trực tiếp” tạ lỗi với 
phi, gia đình anh T có niềm tin người ốm sẽ khỏi, gia đình sẽ được bình an. Và như thế, 
cho đến cùng, người Tày vẫn cần một liệu pháp tinh thần từ Then. Họ đến với Then như 
một sinh hoạt văn hóa tinh thần và trông chờ ở Then những hành động tín ngưỡng cụ thể 
để giải toả về mặt tâm lí. Đây chính là lí do làm cho niềm tin vào khả năng đặc biệt, riêng 
có của Then ngày càng được nuôi dưỡng, kiến tạo. Còn về phía Then, họ phải thực hiện 
hoạt động này dưới sự giám sát của thần linh, họ cho cứu nhân độ thế là sứ mạng quan 
trọng, cần ưu tiên hàng đầu. Họ tin nếu vì một lí do nào đó mà từ chối không làm thì sẽ bị 
thần linh trừng phạt. Do vậy, nó vừa là trách nhiệm, vừa là niềm vui, sự tự hào của Then 
trước cộng đồng và trước “bọn Then”. 
Như vậy, qua nghi lễ Vọng khoăn đíp, người Tày tin vào sự tồn tại của thế giới bên 
kia và mong muốn có được sự che trở, giúp đỡ của thế giới đó. Niềm tin ấy đã giúp họ 
sống tốt hơn, xích lại gần nhau, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống thực tại. 
Và, để thông quan với thế giới siêu nhiên, người Tày tin vào chỉ thầy Then mới làm được 
việc này. Bằng phương pháp “chữa bệnh” khá đặc biệt - dùng lời hát, tiếng nhạc và các 
nghi thức nghi lễ cụ thể, các Then đã trở thành những người diễn xướng thực hành tín 
ngưỡng, ma thuật, như cách gọi dân gian thì đó là những thầy lang có ma thuật. Đặc biệt, 
cuộc đối thoại giữa người sống với khoăn trong nghi lễ đã trực tiếp tham gia vào việc điều 
chỉnh những bất ổn diễn ra xung quanh bản thân người sống, giải toả những căng thẳng 
tâm lí, xoa dịu được những nỗi đau tinh thần, làm tăng thêm nghị lực sống. Điều đó đồng 
nghĩa với việc đảm bảo an ninh tinh thần cho con người. 
Đặng Thế Anh 
56 
3. Kết luận 
Qua điền dã và tìm hiểu về hiện tượng Vọng khoăn đíp ở một trường hợp cụ thể, 
chúng tôi ghi nhận: 
Thứ nhất, Vọng khoăn đíp tỏ rõ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tâm 
linh của người Tày. Nó tồn tại và bộc lộ đầy đủ các thuộc tính bản chất khi được đặt trong 
chính môi trường sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng. Môi trường ấy góp phần làm 
cho Then luôn tươi mới, mang hơi thở của cuộc sống. 
Thứ hai, cơ sở của Vọng khoăn đíp gồm bốn yếu tố: tri thức - xúc cảm - hành động diễn 
xướng - sự tìm kiếm an ninh tinh thần. Trong đó, yếu tố an ninh tinh thần là quan trọng nhất. 
Lí thuyết này cho phép người nghiên cứu phát hiện được bản chất, các mối quan hệ nội tại 
của hiện tượng văn hóa gắn với đời sống tinh thần của con người, và lí giải thế giới quan của 
con người trước hiện tượng đó. 
Thứ ba, diễn xướng Vọng khoăn đíp là một cuộc kể chuyện tín ngưỡng về đời sống của 
người Tày mang đậm tính Shaman. 
Thứ tư, Vọng khoăn đíp là cuộc đối thoại “gián tiếp” giữa những người đang sống, là 
nơi có thể trông cậy và giải đáp một phần về những lo âu, bất ổn, khó khăn của con người 
khi không còn chỗ bấu víu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Diệp Quang Ban, 2012. Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản. Nxb Giáo dục Việt 
Nam, Hà Nội. 
[2] A. Barnard, 2015. Lịch sử và lí thuyết nhân học, người dịch: Dương Tuấn Anh, Đỗ Thị 
Thu Hà. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
[3] Trịnh Đình Bảy, 2003. Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học. Nxb Chính trị Quốc gia, 
Hà Nội. 
[4] Nguyễn Thị Hiền, 2000. Người diễn xướng Then: Nghệ nhân hát dân ca và thầy 
Shaman. Tạp chí Văn học (5), tr.74-83. 
[5] R. M. Emerson, R. I. Frerz, L. L. Shaw, 2014. Viết các ghi chép điền dã dân tộc học, 
người dịch: Ngô Thị Phương Lan, Trương Thị Thu Hằng. Nxb Tri thức, Hà Nội. 
[6] E. A. Korotkov, 2014. An ninh tinh thần: Các xung đột trên cơ sở thế giới quan, người 
dịch: Phụng Sơn. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 04 (130), tr.19-37. 
[7] Lã Văn Lô, Hà Văn Thư,1984. Văn hóa Tày - Nùng. Nxb Văn hóa, Hà Nội. 
[8] O. Salemink, 2010. “Ritual Efficacy, Spiritual Security and Human Security: Spirit 
Mediumship In Contemporary Vietnam”. In A World of insecurity: Anthropological 
perspectives on human security, edited by T. H. Eriksen, E. Bal and O. Salemink. Pluto 
Press, pp.262-289, (in London). 
[9] E. A. Schultz, R. H. Lavenda, 2001. Nhân học: Một quan điểm về tình trạng nhân sinh 
(Tài liệu tham khảo nội bộ), người dịch: Phan Ngọc Chiến, Hồ Liên Biện, hiệu đính: 
Lương Văn Hy. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[10] Đinh Kiều Nga, 2019. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bản sắc văn hóa của người Việt, Ban 
Tôn giáo chính phủ,  /38/0/240/0/1426/Tin_ 
nguong _tho_cung_to_tien_ban_sac_van_hoa_cua_nguoi_Viet> 
“Vọng khoăn đíp” - một hiện tượng văn hóa trong đời sống tâm linh của người Tày 
57 
[11] Nhiều tác giả, 1978. Mấy vấn đề về Then Việt Bắc. Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 
[12] Nhiều tác giả, 2006. Ngôn ngữ , văn hóa và xã hội: Một cách tiếp cận liên ngành, người 
dịch: Vũ Thị Thanh Hương, Hoàng Tử Quân, hiệu đính: Cao Xuân Hạo, Lương Văn Hy, 
Lý Toàn Thắng. Nxb Thế giới, Hà Nội. 
[13] Ngô Đức Thịnh Chủ biên, 2004. Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người 
ở Việt Nam và Châu Á. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
[14] Ngô Đức Thịnh, F. Proschan đồng chủ biên, 2005. Folklore - một số công trình nghiên 
cứu cơ bản. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
[15] Ngô Đức Thịnh, F. Proschan đồng chủ biên, 2005. Folklore - một số thuật ngữ đương 
đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
[16] Dương Thuấn, 2012. Văn hóa Tày ở Việt Nam và tiến trình hội nhập thế giới. Nxb Tri 
thức, Hà Nội. 
[17] Đoàn Thị Tuyến, 2000. Then một hình thái Saman giáo. Tạp chí Văn hóa dân gian, (2), 
tr. 33-44. 
[18] Vi Khánh Tuyết, 2014. Then Tày từ góc nhìn văn hóa, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ 
văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. 
[19] A. Roberto, 1997. Le desveloppement Transpersonnel (Sự phát triển siêu cá nhân), người 
dịch: Huyền Trang. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
[20] Nguyễn Thị Yên, 2004. Saman giáo trong Then của người Tày. Tạp chí Nguồn sáng dân 
gian, (1), tr. 3-14. 
[21] Nguyễn Thị Yên, 2009. Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
ABSTRACT 
“Vong khoan đip” - A cultural phenomenon in the spiritual life of the Tay 
(Then case: Dinh Lap district, Lang Son province) 
Dang The Anh 
Department of Foreign Affairs & Science Management, Lang Son Education College 
Based on the results of fieldwork on Vong khoan dip phenomenon of the Tay, the 
writer has initial thoughts about this phenomenon in Tay’s Then system, then, to some 
extent, analyzes it from the perspective of folk beliefs, performance, communication and 
security spiritual. Since then, the writer gives specific notes and issues, which need to be 
discussed further. 
Keywords: Tay’s Then, Vong khoan dip, belief, spiritual culture, performance, 
security spiritual. 

File đính kèm:

  • pdfvong_khoan_dip_mot_hien_tuong_van_hoa_trong_doi_song_tam_lin.pdf