Văn hóa & Con người - Nguyễn Trần Bạt (Phần 2)

1.Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

Vì văn hoá bao trùm tất cả các mặt của đời sống, nên rất tự nhiên, chúng

ta có thể nói về văn hoá của các mặt riêng biệt của cuộc sống. Tuy nhiên,

tầm quan trọng của các mặt riêng biệt của đời sống không giống nhau. Lĩnh

vực chính trị, chẳng hạn, đóng vai trò đặc biệt lớn, nếu như không muốn nói

là lớn nhất, trong đời sống xã hội. Chính vì lẽ đó, những học thuyết có nhiều

ảnh hưởng nhất trong lịch sử nhân loại, như học thuyết của Không Tử hay

của Marx đều thực chất là những học thuyết chính trị. Và đó cũng chính là lý

do khiến tôi muốn dành toàn bộ phần hai của cuốn sách này cho văn hoá

chính trị.

Nhưng trước khi bàn về văn hoá chính trị, phải bàn về chính trị. Việc sử

dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị

tầm thường hoá. Nhiều khi người ta nhầm nó với triết học. Nhiều khi lại

được hiểu là những chính sách của chính phủ. Thậm chí có lúc người ta

đồng nhất nó với những thủ đoạn, thường là không chính đáng, để tranh

giành quyền lực. Nhưng một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn

bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà

quản lý.

Chính trị, theo chúng tôi, là một loại nghề nghiệp đặc biệt, một loại hoạt

động đặc biệt để tập hợp nhân dân hay cộng đồng, nhằm giải quyết các vấn

đề xuất hiện trong quá trình sống và phát triển của nhân dân hay cộng đồng

ấy. Trong một cộng đồng, mỗi cá nhân, tầng lớp hay giai cấp đều có những

xu hướng hoặc đòi hỏi chính trị của mình với sự khác nhau nhất định. Nguồn

gốc của chính trị chính là tính khuynh hướng về nhận thức của các thành

viên và lực lượng trong xã hội - tính khuynh hướng phong phú và tự nhiên

như tính phong phú và tự nhiên của cuộc sống. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng

các khuynh hướng nhận thức chỉ trở thành chính trị khi nó phát triển đến một

trình độ nhất, khi tư duy mang tính định hướng đã trở nên chuyên nghiệp ở

mức độ nhất định.

Quản lý, nói một cách khái lược, là hoạt động cua một cá nhân hay một

tổ chức tác động lên một cộng đồng nhằm hướng hoạt động hoặc phối hợp

các hoạt động của cộng đồng đó tới việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định.

Hoạt động quản lý xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người, nhưng với

sự ra đời của tư hữu và những tác nhân kích thích mang tính xã hội đối với

sự phát triển, hoạt động quản lý cũng có một sự thay đổi vượt bậc. Trong

một xã hội cào bằng một cách ngây thơ và đơn giản như xã hội công xã

nguyên thuỷ, hoạt động quản lý chỉ có thể là tự phát và sơ khai. Kể từ khi xã

hội bị phân chia thành các giai cấp, quản lý trở thành hoạt động quyết định

sự phát triển của xã hội.

pdf56 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Văn hóa & Con người - Nguyễn Trần Bạt (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
	vụ	tất	cho	nhu	cầu	phát
triển	đất	nước,	đồng	thời	hạn	chế	sự	thao	túng	của	họ.
Trong	bối	cảnh	cạnh	tranh	và	hợp	tác	vô	cùng	phức	tạp	hiện	nay,	chính
phủ	nào,	quốc	gia	nào	 tranh	 thủ	được	các	 lực	 lượng	đa	quốc	gia	sẽ	có	sức
cạnh	 tranh	 lớn	 để	 thực	 hiện	 thành	 công	 chính	 sách	 phát	 triển	 kinh	 tế	 của
mình.
2.	Tôn	vinh	những	giá	trị	phổ	quát:
Dân	chủ,	nếu	không	nệ	vào	cái	vỏ	ngôn	ngữ	của	nó,	mà	nhìn	nhận	về	bản
chất,	thì	lại	là	một	giá	trị	phổ	quát,	tuy	rằng	khái	niệm	này	ở	mỗi	thời	và	ở
mỗi	địa	phương	đều	có	những	biến	 thể.	Chúng	 tôi	cho	 rằng	có	những	 tiêu
chuẩn	giá	trị	chung	cho	cả	phương	Đông	và	phương	Tây.
Cơ	sở	của	tất	cả	những	điều	này	là	ở	chỗ	con	người,	cho	dù	ở	đâu,	thuộc
về	 dân	 tộc	 nào,	 tôn	 giáo	 nào	 cũng	đều	 là	 con	người	 với	 những	khát	 vọng
chung	về	hạnh	phúc,	những	đau	đớn	chung	về	đồng	loại.	Càng	ngày,	xã	hội
hiện	đại	càng	cho	phép	và	đòi	hỏi	chúng	ta	phải	xích	lại	gần	nhau	hơn.	Quả
thực,	trong	thế	giới	hiện	đại,	khi	khoa	học	kỹ	thuật	đang	tiến	như	vũ	bão,	khi
trái	 đất	 đang	 nhỏ	 lại	 như	một	 cái	 làng,	 thì	 con	 người	 cảm	 thấy	mình	 phụ
thuộc	 lẫn	 nhau	 hơn	 bao	 giờ	 hết.	 Điều	 dễ	 nhận	 thấy	 nhất	 dĩ	 nhiên	 là	 một
tương	lai	chung.	Nếu	chúng	ta	không	cùng	nhau	hành	động,	nếu	như	chúng
ta	không	thoả	thuận	được	với	nhau	để	sống	chung	trong	ngôi	nhà	hành	tinh,
và	hơn	thế	nữa,	nếu	chúng	ta	không	bắt	tay	ngay	vào	việc	bảo	vệ	ngôi	nhà
chung	ấy	thì	tương	lai	của	chúng	ta	sẽ	là	sự	diệt	vong.
Cuộc	 sống	 đang	 đặt	 ra	 cho	 con	 người	 toàn	 thế	 giới	 những	 nhiệm	 vụ
chung	 thì	 cũng	 đặt	 ra	 những	 tiêu	 chuẩn	 chung	 cho	 cuộc	 sống	 cộng	 đồng.
Những	tiêu	chuẩn	này	ngày	càng	nhiều	hơn	và	ngày	càng	quan	trọng	hơn.
Sự	xích	lại	gần	nhau	của	những	quan	niệm	phương	Đông	và	phương	Tây
về	những	giá	 trị	văn	hoá	 là	điều	đương	nhiên.	Đời	sống	hiện	đại	buộc	con
người	phải	học	cách	sống	chung.	Họ	buộc	phải	có	những	thoả	thuận,	những
quy	tắc,	đầu	tiên	là	những	thoả	thuận	luật	pháp,	sau	đó	là	những	thoả	thuận
chính	trị,	và	cuối	cùng	là	những	thoả	thuận	văn	hoá.
3.	Xây	dựng	nền	pháp	quyền	toàn	cầu.
Ý	tưởng	về	một	 thế	giới	pháp	quyền	dĩ	nhiên	 là	sự	phát	 triển	của	khái
niệm	nhà	nước	pháp	quyền,	nhưng	nó	chỉ	có	thể	xuất	hiện	một	cách	nghiêm
túc	cách	đây	không	lâu,	khi	tiến	trình	toàn	cầu	hoá	đã	trở	nên	không	thể	nào
đảo	ngược.	Ý	tưởng	này	dựa	trên	việc	xác	định	những	tiêu	chuẩn	pháp	lý	phi
chính	trị,	không	thiên	vị	và	độc	lập,	có	vai	trò	điều	tiết	toàn	bộ	các	mối	quan
hệ	không	chỉ	giữa	các	quốc	gia	mà	còn	cả	giữa	các	tổ	chức,	khu	vực	và	thậm
chí	cả	các	cá	nhân.	Một	ý	tưởng	như	vậy	liệu	có	không	tưởng	không?	Cái	gì
sẽ	đảm	bảo	tính	khả	thi	của	nó?
Câu	hỏi	quả	là	có	cơ	sở	của	nó.	Bởi	vì	dễ	nhận	thấy	ngay	rằng	một	hệ
thống	những	tiêu	chuẩn	như	thế	rất	dễ	dàng	rơi	vào	tính	trừu	tượng	và	việc
qui	 định	 những	 quyền	 của	 các	 quốc	 gia	 sẽ	 trở	 nên	 vô	 nghĩa	 nếu	 như	 nó
không	 có	 được	 tính	 hợp	 pháp	 chính	 trị.	 Hơn	 nữa,	 ngay	 cả	 tính	 hợp	 pháp
chính	 trị	cũng	có	 thể	vấp	phải	hàng	rào	định	kiến,	những	khác	biệt	về	văn
hoá	và	sự	lộng	hành	của	bạo	lực.
Chúng	tôi	cho	rằng	một	cộng	đồng	pháp	quyền	toàn	thế	giới	là	hoàn	toàn
có	thể	có	được	nhưng	không	phải	 là	điều	tất	nhiên.	Cái	cần	thiết	cho	sự	ra
đời	của	nó	là	sự	xuất	hiện	với	tỷ	lệ	áp	đảo	trên	thế	giới	những	nhà	lãnh	đạo
đủ	tiêu	chuẩn	văn	hoá	chính	trị,	và	cùng	với	nó	là	hệ	thống	những	qui	tắc	và
những	tiêu	chuẩn	chính	trị	toàn	cầu.	Chúng	tôi	sẽ	nghiên	cứu	sâu	hơn	về	vấn
đề	này	trong	những	phần	dưới	đây	của	cuốn	sách	này.
4.	Tiến	tới	một	cộng	đồng	văn	hoá	toàn	thế	giới
Văn	hoá,	 theo	chúng	tôi,	không	phải	là	hệ	quả	của	kinh	tế	và	chính	trị,
mà	là	môi	trường,	là	nền	tảng	của	kinh	tế	và	chính	trị.
Chúng	 ta	biết	 rằng	 trong	 lịch	sử,	 trật	 tự	 thế	giới	 thường	được	đảm	bảo
bằng	bạo	lực.	Mặc	dù	mang	ý	nghĩa	gốc	là	một	sự	đối	ngược	với	sự	“vô	trật
tự",	nhưng	 trên	 thực	 tế,	những	 trật	 tự	 thế	giới	chỉ	 là	kết	quả	của	ý	chí	của
những	nước	mạnh.	Trật	tự	đó	thực	chất	chưa	thể	gọi	là	trật	tự.	Chiến	tranh
lạnh	chấm	dứt	và	sự	hình	thành	của	cái	thường	được	gọi	là	"thế	giới	đa	cực"
khiến	cho	khả	năng	thiết	lập	một	trật	tự	bằng	những	yếu	tố	văn	minh	hơn	có
thể	 trở	 thành	hiện	 thực.	Cơ	sở	của	một	 thế	giới	như	thế,	như	chúng	 ta	vừa
trình	bày	trên	đây,	chính	là	hệ	thống	những	tiêu	chuẩn	văn	hoá	chính	trị	toàn
cầu.	Nhưng	đồng	thời	chính	những	tiêu	chuẩn	này,	đến	lượt	nó	lại	tác	động
trở	lại	môi	trường	văn	hoá	thế	giới,	cho	phép	chúng	ta	tiến	tới	một	nhân	loại
văn	hoá,	thế	là	một	nhân	loại	có	chung	một	nền	đại	văn	hoá,	bao	gồm	và	trân
trọng	những	bản	sắc	văn	hoá	riêng,	giúp	nó	vượt	qua	tất	thảy	những	trở	ngại
chính	trị,	dân	tộc,	tôn	giáo...
KẾT	LUẬN.	TIẾN	TỚI	MỘT	NỀN	TRIẾT	HỌC	VỀ
HỢP	TÁC
	 Vượt	thời	gian	là	một	khả	năng	tuyệt	vời	của	nhận	thức.	Khả	năng	vượt
thời	gian	cho	phép	người	ta	có	thể	truy	đuổi,	suy	ngẫm	về	tương	lai,	hay	ít
nhất	 là	chuẩn	bị	 tiền	đề	 tâm	lý	để	đi	đến	với	nó.	Và	ngay	cả	những	người
hôm	nay	đã	tìm	ra	công	nghệ	để	đi	đến	tương	lai,	nếu	trong	quá	trình	tiến
đến	tương	lai	tiếp	theo,	tương	lai	cấp	hai,	vẫn	khư	khư	giữ	lấy	bản	đồ	án	của
tương	lai	thứ	nhất	thì	cũng	sẽ	trở	thành	kẻ	bảo	thủ	trong	giai	đoạn	thứ	hai
này.	Cơ	sở	của	công	nghệ	đi	đến	tương	lai	là	tư	duy	không	ngừng,	lựa	chọn
không	ngừng	và	loại	bỏ	không	ngừng.
Nhưng	tôi	không	nghĩ	rằng	phương	thức	đi	đến	tương	lai	chỉ	được	hình
thành	trong	tương	lai.	Phương	thức	đi	đến	tương	lai	phụ	thuộc	vào	trí	tưởng
tượng	và	năng	lực	nhận	thức	của	con	người	hôm	nay.	Vì	thế,	văn	hoá	là	nền
tảng	của	mọi	kế	hoạch	phát	triển.
Văn	hoá	 là	quy	 trình	của	ứng	xử,	 là	 tiêu	chuẩn	của	ứng	xử.	Trong	đó,
nhận	thức	cũng	là	một	trong	các	loại	ứng	xử.	Trong	cuộc	sống	người	ta	chỉ
thể	hiện	hành	vi	của	mình	thông	qua	hành	vi.	Thông	điệp	của	tôi	trong	quyển
sách	thật	ra	rất	giản	dị:	Văn	hoá	chính	là	con	người,	nghiên	cứu	văn	hoá	là
nghiên	cứu	tiêu	chuẩn	của	con	người.	Các	tiêu	chuẩn	của	cuộc	sống	hôm	nay
được	hình	thành	trong	quá	khứ	nhưng	con	người	phải	xây	dựng	cả	các	giá	trị
cho	tương	lai.	Vì	vậy,	chúng	ta	xây	dựng	cuộc	sống	hôm	nay	như	thế	nào	để
cho	ngày	mai	con	cháu	của	chúng	ta	có	thành	tựu	để	tổng	kết.
Lịch	sử	phát	triển	của	nhân	loại	nói	chung	và	của	các	quốc	gia	nói	riêng
không	có	tính	liên	tục	về	mặt	văn	hoá.	Chúng	ta	đã	từng	có	một	hệ	tư	tưởng
đầy	sức	sống	trong	điều	kiện	chiến	tranh,	nhất	 là	 trong	thời	kỳ	chiến	tranh
lạnh	vừa	qua.	Đó	là	triết	học	của	các	mặt	đối	kháng.	Nhưng	trong	thời	bình
người	ta	không	thể	tạo	ra	chiến	tranh	để	có	triết	học.	Nhiều	người	tiếp	tục	tư
duy	cũ,	ra	sức	chuẩn	bị	cho	những	xung	đột,	nhiều	người	khác,	ngược	lại,	sợ
diễn	biến	hoà	bình.	Tôi	cho	rằng	đó	là	những	nỗi	lo	sợ	không	có	cơ	sở.	Hoà
bình	 đã	 trở	 thành	 tất	 yếu,	 đến	mức	 sự	 chuẩn	 bị	 chiến	 tranh	 là	 điên	 rồ	 và
không	gì	bào	chữa	được.	Vì	thế	chúng	ta	phải	di	chuyển	tâm	lý	con	người	từ
đời	sống	chiến	tranh	sang	đời	sống	hoà	bình,	tức	phải	cấu	trúc	tại	đời	sống
tâm	lý	con	người	cho	phù	hợp	với	đời	sống	hoà	bình.	Mỗi	người,	mỗi	tầng
lớp	đều	bị	mất	mát	quyền	lợi	sau	một	chu	trình	thay	đổi	đời	sống	chính	trị.
Nỗi	sợ	đó	là	nỗi	sợ	ích	kỷ	nên	cũng	không	thể	bào	chữa	được.
Chúng	ta	phải	xây	dựng	hệ	thống	tâm	lý	hoà	bình.	Trong	chiến	tranh,	tôi
là	người	tham	gia	chủ	động:	tôi	xung	phong	đi	bộ	đội.	Nội	dung	chủ	nghĩa
yêu	nước	Việt	Nam	vào	thời	đó	buộc	một	người	có	lương	tri	phải	hành	động
như	vậy.	Tôi	rất	tự	hào	về	hành	động	của	mình.	Tôi	đã	từng	nói	chuyện	với
một	 số	người	Mỹ	và	họ	 cũng	 rất	 thích	điều	đó.	Thế	nhưng	 chủ	nghĩa	 yêu
nước	của	Việt	Nam	trong	giai	đoạn	này	không	đòi	hỏi	tôi	phải	có	thái	độ	xa
lánh	hay	hằn	học	với	quốc	tế	để	chia	cắt	mình	với	nhân	loại.	Người	Việt	phải
thay	đổi	thái	độ	để	phù	hợp	với	thời	đại	của	chúng	ta.	Và	trên	thực	tế	người
Việt	đã	thay	đổi.	Những	điều	vừa	nói	về	Việt	Nam	cũng	đúng	cho	đại	đa	số
các	 nước	 trên	 thế	 giới,	 đặc	 biệt	 là	 các	 nước	 thuộc	 thế	 giới	 thứ	 ba.	Người
Mêhicô,	Indonexia,	Phillipin,	chẳng	hạn.	Họ	đều	còn	mang	nặng	và	đầy	đủ
các	yếu	tố	dựa	dẫm,	quê	mùa,	hằn	họe	trước	sự	phát	 triển	của	người	khác.
Thời	đại	đã	thay	đổi	và	chúng	ta	phải	thay	đổi	theo.
Các	nhà	chính	trị	của	các	nước	phát	triển	hãy	nhận	biết	được	hậu	quả	cực
đoan	của	các	hành	vi	của	mình.	Khi	đó	nhân	loại	mới	có	thể	hợp	tác	với	họ
được.	Còn	giới	trí	thức	phải	đóng	góp	phần	trí	tuệ	thực	sự	của	mình,	những
trí	tuệ	bất	vụ	lợi,	để	tạo	ra	sự	đúng	đắn	cho	các	giải	pháp	chính	trị	của	xã	hội.
Các	dân	tộc	đang	phát	triển	cần	dũng	cảm	nhận	thức	ra	rằng	mọi	quyền
lợi	khu	trú	đều	dẫn	đến	sự	tàn	sát	lẫn	nhau.	Con	người	phải	biết	tìm	ra	lợi	ích
của	chính	mình	trong	giao	lưu	một	cách	rộng	rãi.	Bởi	sự	trao	đổi	toàn	cầu	sẽ
tạo	ra	khả	năng	chống	rủi	ro	toàn	cầu.	Vấn	đề	không	phải	là	sự	chênh	lệch
giàu	nghèo	mà	là	nâng	mức	sống	tối	thiểu	của	con	người	lên	để	làm	cho	con
người	được	giải	phóng	ra	khỏi	những	ràng	buộc	vật	chất	tối	thiểu,	để	họ	có
những	năng	lực	sáng	tạo	tự	do	hơn.
Một	trong	những	thành	tựu	vĩ	đại	nhất	của	thế	kỷ	XX	là	sự	giải	phóng	về
mặt	chính	trị	của	các	dân	tộc.	Cho	đến	nay	đại	bộ	phận	các	quốc	gia	đã	giành
được	độc	lập	dân	tộc.	Nhưng	đại	bộ	phận	những	quốc	gia	độc	lập	mới	này
đang	vấp	phải	một	vấn	đề	còn	nan	giải	hơn	gấp	bội:	họ	luẩn	quẩn	trong	đói
nghèo	và	không	tìm	được	con	đường	phát	triển.
Vấn	đề	là	ở	chỗ	giải	phóng	dân	tộc	không	đồng	nghĩa	với	giải	phóng	về
mặt	 chính	 trị.	Một	 quốc	 gia	 được	giải	 phóng	về	mặt	 chính	 trị	 chỉ	 khi	 nào
nhân	dân	của	nó	được	giải	phóng	về	mặt	chính	trị.	Nếu	nhân	dân	không	được
giải	phóng	thì	quốc	gia	được	giải	phóng	hay	không	giải	phóng	là	vô	ích.	Khi
đó,	những	quốc	gia	được	giải	phóng	khỏi	chủ	nghĩa	thực	dân	lại	rơi	vào	sự
cầm	tù	của	những	định	kiến	chính	trị.	Và	sự	phát	triển	chỉ	có	thể	có	chừng
nào	nhân	dân	được	giải	phóng.	Mọi	sự	phát	 triển	đều	bắt	nguồn	 từ	sự	giải
phóng	nhân	dân,	giải	phóng	nguồn	năng	lực	của	con	người.	Còn	hơn	thế	nữa,
chúng	ta	có	thể	nói	rằng	phát	triển,	đó	là	sự	giải	phóng	các	năng	lực	của	con
người.
Đó	là	con	đường	duy	nhất	để	các	dân	tộc	tiến	lên.

File đính kèm:

  • pdfvan_hoa_con_nguoi_nguyen_tran_bat_phan_2.pdf
Tài liệu liên quan