Virus á cúm (Parainfluenzae Virus) - Mai Nguyệt Thu Hồng

Tính chất virus

Sinh bệnh học

Lâm sàng

Miễn dịch

Chẩn đoán virus học bệnh á cúm

Phòng ngừa bệnh cúm

 

ppt9 trang | Chuyên mục: Vi Sinh | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Virus á cúm (Parainfluenzae Virus) - Mai Nguyệt Thu Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
VIRUS Á CÚM (PARAINFLUENZAE VIRUS) 
Tính chất virus 
Sinh bệnh học 
Lâm sàng 
Miễn dịch 
Chẩn đoán virus học bệnh á cúm 
Phòng ngừa bệnh cúm 
Mai Nguyệt Thu Hồng 
Virus á cúm lưu hành khắp nơi, gây bệnh cảnh thông thường cho mọi lứa tuổi. Là tác nhân chính gây bệnh đường hô hấp nặng ở trẻ em, đặc biệt ở nhũ nhi. Có 4 type 1, 2, 3, 4. Virus á cúm type 1 còn gọi là virus cúm D hoặc virus cúm Sendai. Cả 4 type đều gây nhiễm cho người, nhưng 3 type đầu gây bệnh nặng. 
1. TÍNH CHẤT : Chanok (1956) phân lập ở trẻ em bệnh đường hô hấp cấp. Đa hình thái, đặc điểm tương tự virus cúm, nhưng kích thước lớn, từ 150-250nm, có khi đến 400nm. Virus mang một sợi âm RNA, mã hóa cho 6 protein cấu trúc là 2 protein bề mặt (heamgglutinin – H, Neuraminidase – N), protein hòa màng (F), protein ở capsid (nucleocapsid protein – NC), protein màng (memnrane – M) và protein lớn (Lage – L). 
Chức năng của protein cấu trúc (H, N) : 
Cấu trúc H & N trên bề mặt virus giúp virus bám vào tế bào  RNA xâm nhập tế bào  virus trưởng thành & được phóng thích bằng cách nẩy chồi trên màng tế bào. Trong giai đoạn trưởng thành, virus có lấy một phần màng tế bào cảm thụ để tạo hạt virus hoàn chỉnh. 
Cấu trúc H, N & protein F là kháng nguyên đặc hiệu, kích thích sinh kháng thể. Kháng thể H, N xuất hiện giúp chẩn đoán bệnh á cúm dễ dàng. 
Kháng nguyên H, N gây ngưng kết hồng cầu động vật, do đó kháng thể H và N sẽ ức chế hiện tượng ngưng kết hồng cầu. 
Kháng thể kháng á cúm có khả năng phản ứng chéo với quai bị. 
2. SINH BỆNH HỌC VÀ BỆNH HỌC: 
Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua khí dung 
Virus phát tán liên tục trong một tuần hoặc lâu hơn. 
Virus chỉ nhân lên ở biểu mô đường hô hấp. Nhiễm ở mũi, họng gây cảm lạnh nhẹ, có thể lan rộng (type 1, 2) đến phần trên khí quản, họng gây viêm tắc thanh quản có tắc nghẽn hô hấp. Tình trạng nhiễm virus có thể lan xuống dưới khí quản, phế quản, cuối cùng gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản hoặc cả hai (type 3). 
> 50% nhiễm virus cúm type 1, 2, 3 đều có sốt. 25% ca nhiễm type 1 bị viêm phế quản, 2-3% phát triển thành viêm tắc thanh quản. 
Độ nặng của bệnh có liên quan đến ký chủ, virus, tính nhạy cảm của protein Fo với sự phân cắt bằng các men protease khác nhau. 
Kháng thể IgE đặc hiệu của virus được tạo ra nhanh, nhiều phóng thích histamine gây viêm tắc thanh quản. 
3. LÂM SÀNG: 
Nhiễm tiên phát ở trẻ nhỏ thường gây viêm mũi, viêm họng, trẻ bị sốt và đôi khi còn bị viêm phế quản. 
Tuy vậy, trẻ nhiễm virus á cúm type 1, 2, 3 lần đầu cũng có thể mắc bệnh nặng (viêm thanh khí quản, viêm tắc thanh quản – type 1, 2, viêm tiểu phế quản, viêm phổi – type 3). 
Bệnh nặng do type 3 chủ yếu gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, viêm tắc thanh quản thường gặp ở trẻ lớn. 
Virus á cúm type 4 không gây bệnh nặng ngay cả khi nhiễm lần đầu. 
4. TÍNH MIỄN DỊCH: 
Hầu hết trẻ em đều có kháng thể truyền từ mẹ, nhưng không ngăn virus xâm nhập & vẫn có biểu hiện bệnh lý khi nhiễm virus 
Vẫn có tái nhiễm ở trẻ em & người lớn đã có kháng thể nhưng chỉ gây viêm nhiễm đường hô hấp trên, không gây sốt 
Nhiễm virus á cúm tự nhiên tạo IgA rất quan trọng chống sự tái nhiễm, nhưng IgA biến mất sau vài tháng. Vì vậy, tái nhiễm xảy ra thường xuyên, kể cả người lớn. 
Tái nhiễm liên tục, đáp ứng kháng thể sẽ kém đặc hiệu vì virus á cúm có các quyết định kháng nguyên chung cho cả virus á cúm và virus sởi 
Vai trò của kháng thể huyết thanh chưa rõ. Có lẽ, kháng thể F quan trọng hơn vì trung hòa tính nhiễm virus và ngăn cản sự phát tán virus trong khi kháng thể HN chỉ trung hòa tính lây nhiễm. 
Chưa rõ vai trò của Interferon. Khoảng 1/3 số bệnh nhi có đáp ứng với Interferon. 
5. CHẨN ĐOÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM : 
	Đáp ứng lần đầu đặc hiệu type. Tái nhiễm, không đặc hiệu & phản ứng chéo với virus quai bị. 
Phân lập và định danh : 
Định danh trực tiếp kháng nguyên virus : phết mũi, họng và nước rửa mũi – tế bào tróc của mũi họng. Thử nghiệm ELISA, miễn dịch huỳnh quang. Kỹ thuật nhanh, nhưng kém nhạy hơn phân lập virus. 
	Định danh serotype phải dùng thuốc thử miễn dịch có độ đặc hiệu cao. 
Phân lập virus á cúm: tế bào thận khỉ, tế bào phôi người, tế bào LLC-MK2. Phải ủ ngay bệnh phẩm vào canh cấy tế bào vì nếu lưu trữ thì bệnh phẩm dễ bị nhiễm virus. 
	Để chẩn đoán nhanh, ủ bệnh phẩm lên tế bào nuôi cấy trên lam trong ống nuôi cấy tế bào, ly tâm (30 phút / 700xg) và ủ canh cấy. Sau 24-72 giờ, tế bào sẽ cố định và được thử nghiệm bằng miễn dịch huỳnh quang với kháng thể đơn dòng. Có thể định nhóm kháng thể virus hô hấp trước, sau đó định type đặc hiệu với kháng thể đặc hiệu 
	Virus á cúm tăng trưởng chậm và tạo ra ít hiệu ứng bệnh lý tế bào CPE). 
Phản ứng hấp phụ hồng cầu với hồng cầu chuột nhuộm giemsa. Có thể ủ trên 10 ngày trước khi cấy để có phản ứng hấp phụ hồng cầu dương tính. 
2. Huyết thanh học : 
	Xét nghiệm huyết thanh kép. Thử nghiệm trung hòa, HI hoặc ELISA. Nếu hiệu giá kháng thể tăng 4 lần là có nhiễm virus á cúm. Do có kháng nguyên chung nên có phản ứng chéo giữa các type virus á cúm khác nhau. 
6. DỊCH TỄ HỌC : 
Virus á cúm có trong nước mũi, họng bị nhiễm. Lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp từ khi ủ bệnh đến khi hết triệu chứng lâm sàng. 
Đứng hàng thứ 2 sau virus hô hấp hợp bào gây bệnh ở đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. 
Phân bố rộng rãi theo địa lý. Type 3 thường gặp, gây bệnh cho ½ số trẻ bị nhiễm vào năm đầu của cuộc sống. Đến 6 tuổi 95% trẻ có kháng thể type 3. 
Type 3 gây dịch cao điểm vào mùa xuân, type 1, 2 gây dịch thấp vào mùa đông, thường chu kỳ 2 năm. Typ 1 & 2 gây viêm tắc thanh quản trẻ em. Type 3 gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản ở trẻ <6 tháng tuổi. Tái nhiễm bệnh đường hô hấp dưới thể nhẹ, thường ở tuổi nhỏ, người trưởng thành. 
Virus á cúm thường nhiễm vào một nhóm trẻ trước tuổi đến trường & lây lan nhanh chóng. Đặc biệt virus type 3 gây nhiễm tất cả người cảm thụ. Nơi có nguy cơ cao và bệnh viện nhi, trung tâm chăm sóc trẻ ban ngày, trường học. 
7. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA : 
Thuốc kháng virus được dùng bằng các hạt khí dung nhỏ giống như điều trị nhiễm virus hô hấp hợp bào. 
Đã có vacxin virus chết trên thực nghiệm để tạo ra kháng thể trung hòa trong huyết thanh, nhưng vacxin không ngăn cản virus xâm nhập do vẫn chưa tạo được kháng thể IgA. 
Để phòng bệnh cần cách ly bệnh nhân và xử lý chất thải của bệnh nhân. 

File đính kèm:

  • pptvirus_a_cum_parainfluenzae_virus_mai_nguyet_thu_hong.ppt
Tài liệu liên quan