Vấn đề nghèo đối với các dân tộc thiểu số nhìn từ góc độ văn hóa tộc người
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách giảm nghèo, giảm nghèo bền vững. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) đã
được nâng lên. Tuy nhiên, đến nay, vùng DTTS và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, tỉ lệ
hộ nghèo vẫn còn cao và chưa bền vững. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo và kết quả
giảm nghèo chưa bền vững ở vùng DTTS và miền núi, trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chỉ
tập trung làm rõ một số nguyên nhân cơ bản có liên quan đến văn hóa tộc người, trong đó nổi bật là
những thói quen, phong tục tập quán lạc hậu, một số đặc điểm tâm lý tộc người ảnh hưởng đến tình
trạng nghèo và giảm nghèo của các DTTS. Để góp phần giảm nghèo bền vững, cần thực hiện tốt các
giải pháp, trong đó có giải pháp về văn hóa tộc người.
ông tin, bưu chính viễn thông còn hạn chế. Tỉ lệ người dân được tiếp cận với dịch vụ Internet còn rất thấp. Chỉ duy nhất có dân tộc Hoa là đạt 47%, dân tộc Ngái đạt 17%. Có 51 dân tộc còn lại đều ở mức dưới 10%, trong đó có nhiều dân tộc chưa đạt tới 1%, gồm: Dân tộc Chứt, Phù Lá, Kháng, Xinh Mun... Thông tin báo chí đến với người dân chưa nhiều, chưa kịp thời, người dân còn thiếu thông tin cung cấp về thị trường thương mại sản phẩm... Nhiều yếu tố văn hóa tộc người chưa được quan tâm giải quyết hợp lý: Trong quá trình thực hiện giảm nghèo vẫn còn tình trạng chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa. Trong hoạt động giảm nghèo, chưa thật sự chú ý đến các yếu tố văn hóa, các yêu cầu phát triển văn hóa tương ứng với hoạt động phát triển kinh tế ở địa phương. Không gian văn hóa tộc người đang bị thu hẹp do tác động của quá trình đô thị hóa, xây dựng các công trình thủy điện, ảnh hưởng đến không gian sinh tồn và sinh kế của đồng bào DTTS. Bên cạnh tác động tích cực về kinh tế xã hội đối với toàn bộ xã hội Việt Nam, cũng tạo ra nguy cơ tác động tiêu cực về mặt xã hội khác, đặc biệt là đối với sức khỏe, sinh kế và văn hóa của người dân địa phương. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống chưa được đầu tư bảo tồn kịp thời, dẫn đến tình trạng xuống cấp, hư hỏng và lãng quên. Một số giá trị văn hóa được đầu tư, bảo tồn, nhưng lại chưa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, nên chưa phát huy được giá trị của văn hóa. Vì vậy, giá trị văn hóa truyền thống chưa thực sự trở thành động lực để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đời sống và trong sản xuất, bên cạnh những phong tục, tập quán, kinh nghiệm sản xuất tiến bộ, thì đồng bào vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán, tâm lý, tư duy lạc hậu, ảnh hưởng lớn đến hoạt động đời sống và sản xuất của đồng bào (gồm tập quán sản xuất nương rẫy, tập quán cư trú, tập quán chi tiêu). Nhiều dân tộc thiểu số vẫn tồn tại một số tín ngưỡng, tôn giáo dân gian gây ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của đồng bào (đặc biệt là đồng bào Chăm và Khmer ở Tây Nam Bộ; Mông, Dao ở Tây Bắc). Nhiều yếu tố tâm lý tộc người (tâm lý tự ti, tâm Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 129Số 23 - Tháng 9 năm 2018 lý ngại đi làm xa nhà) vẫn còn tồn tại ảnh hưởng lớn đến kết quả giảm nghèo vùng DTTS và miền núi. Tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Đảng và Nhà nước, thiếu chủ động vươn lên làm chủ hoạt động kinh tế hộ gia đình và trong các hoạt động kinh tế - xã hội của một bộ phận đồng bào DTTS đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghèo và giảm nghèo bền vững của đồng bào DTTS. Yếu tố tâm lý tự ti, ít giao tiếp, ngại thay đổi cái cũ để tiếp thu cái mới. Yếu tố tâm lý không muốn đi xa, tách khỏi cộng đồng thôn, bản nơi họ gắn bó sinh sống đã ảnh hưởng đến tình trạng dịch chuyển lao động sang các khu vực khác rất khó, đặc biệt là lao động xuất khẩu. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã quan tâm đặc biệt đến giáo dục vùng DTTS và miền núi, tuy nhiên hiện nay trình độ học vấn của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các DTTS cư trú ở vùng đặc biệt khó khăn vẫn rất thấp, tỉ lệ chưa biết đọc, biết viết vẫn còn cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo và kết quả giảm nghèo không bền vững. Nhìn chung, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức lớn, nhiều giá trị văn hóa vật chất bị biến đổi, pha trộn và mai một, giá trị văn hóa tinh thần thì ngày càng đơn điệu và nghèo nàn. Hàng nghìn buôn, bản, làng truyền thống với giá trị văn hóa tiêu biểu cho các dân tộc, đang có nguy cơ biến mất, hoặc biến dạng, rất cần được đầu tư, hỗ trợ để bảo tồn, phát huy trong cuộc sống. Đời sống vật chất và tinh thần còn thấp kém, nguy cơ tụt hậu và mất dần bản sắc văn hóa ở một số dân tộc đang đặt ra nhiều vấn đề thách thức do chưa giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Vì vậy, mặc dù giá trị văn hóa của các tộc người vô cùng phong phú và đa dạng, nhưng khó có thể trở thành động lực để phát triển bền vững kinh tế - xã hội đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay. 2.3. Một số giải pháp giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số gắn với bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa tộc người Thứ nhất, cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chính quyền các cấp, cộng đồng về vị trí, vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội để họ nhận thức đầy đủ và xử lý tốt quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá. Tuyên truyền, vận động đồng bào thay đổi tư duy, xoá bỏ tâm lý trông trờ ỷ lại vào Đảng và Nhà nước, tạo động lực để đồng bào tự vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào, từng bước thay đổi suy nghĩ, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu trong tang ma, cưới xin..., kết hợp với xây dựng mô hình văn hóa mới, mô hình sản xuất mới trong cộng đồng. Vận động đồng bào DTTS kết hợp giữa phương thức sản xuất truyền thống với phương thức sản xuất mới, chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng công nghiệp và thương mại. Giải pháp đối với vấn đề giảm nghèo dựa vào nông nghiệp cho người DTTS được nêu ra theo hướng chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp từ bán tự cung tự cấp sang mô hình sản xuất thương mại. Để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi này, ngoài việc phát huy vai trò của các chính sách về tín dụng, đất đai, khoa học kỹ thuật chúng ta cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị cơ sở về vai trò và vị trí của công tác dân tộc đối với hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với nhiệm vụ giảm nghèo nói riêng ở địa phương; gắn nhiệm vụ của công tác dân tộc với nhiệm vụ giảm nghèo ở các địa phương. Thứ hai, đổi mới quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững theo hướng tôn trọng yếu tố văn hóa, xã hội truyền thống, coi văn hoá là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Khi xây dựng chính sách giảm nghèo cần hướng đến cách tiếp cận mới, mang tính đặc thù cho người DTTS, không phải là cách tiếp cận chung, mang tính chuẩn hóa như trước. Đó là sự tiếp cận hướng tới việc tôn trọng các giá trị truyền thống của người dân và biến các giá trị này trở thành một nguồn lực quan trọng để giảm nghèo. Trong đó, các chính sách cần thể hiện sự tôn trọng và đánh giá đúng về vai trò của ngôn ngữ của người DTTS. Huy động sự tham gia tích cực của người DTTS vào từng hoạt động tập huấn, tuyên truyền về giảm nghèo cho chính họ và những người xung quanh họ. Chú trọng giải pháp phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu, đặc sắc; khơi dậy và phát huy sức mạnh của cộng đồng các DTTS trong thực hiện các chính sách giảm nghèo. Để triển khai hiệu quả giảm nghèo phải luôn luôn xác định vai trò quan trọng của các đặc điểm nhân khẩu học, phong tục tập quánđối với vấn đề giảm nghèo trong vùng DTTS. Thứ ba, nâng cao trình độ học vấn và cải thiện trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các dân tộc thiểu số. Giáo dục chính là chìa khóa dẫn đến xóa bỏ hoàn toàn đói nghèo và phát triển xã hội. Giáo dục sẽ giúp giảm đi tình trạng bất bình đẳng giữa nhóm DTTS và các nhóm khác. Vì vậy, để giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS, thì việc nâng cao Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 130 Số 23 - Tháng 9 năm 2018 trình độ học vấn cho đồng bào là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nó là điều kiện để đồng bào tiếp cận với các dịch vụ xã hội khác trong phát triển kinh tế - xã hội. Thứ tư, tăng cường chính sách bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống tộc người gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động bảo tồn văn hoá truyền thống tộc người phải đi đôi với phát triển văn hoá, gắn bảo tồn văn hoá với mô hình phát triển văn hoá, để văn hoá trở thành nguồn lực nội sinh phát triển kinh tế - xã hội. Tài liệu tham khảo [1] Bộ Lao động thương binh và xã hội, (2001), Vấn đề nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. NXB. Nông nghiệp; [2] Ủy ban ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê, (2015), Báo cáo số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2015; [3] Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, (2014), Báo cáo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo; [4] Ủy ban Dân tộc, (2014), “Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ”; [5] Tổng cục thống kê, (2012), Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2012, NXB. Thống kê; [6] Tổng cục Thống kê, (2015), Niên giám thống kê 2015, NXB. Thống kê. POVERTY ISSUES TO ETHNIC MINORITIES LOOKING AT THE ETHNIC MINORITY CULTURAL ASPECT Ngo Thi Trinh Abstract: Over the past years, the Party and State have promulgated many policies of poverty reduction, sustainable poverty reduction. Thus, the material and spiritual life of the ethnic minority people has been raised. However, up to now, the ethnic minority and mountainous areas are still difficult and challenging, the rate of poor households is still high and unsustainable. There are many reasons/causes for the poverty situation and the results of poverty reduction in the ethnic minority and mountainous areas, within the framework of the article, we focus only on some basic causes related to the ethnic culture, in which outstanding habits, backward habits, and some ethnic characteristics affecting poverty and poverty reduction of ethnic minorities. In order to contribute to sustainable poverty reduction, we need to implement effectively some solutions, including especially ethnic cultural solutions. Keywords: Poverty reduction; Sustainable poverty alleviation; Ethnic minorities; Ethnic minority area; Ethnic culture.
File đính kèm:
- van_de_ngheo_doi_voi_cac_dan_toc_thieu_so_nhin_tu_goc_do_van.pdf