Vai trò lời dẫn của hội thoại trong tác phẩm văn học
“Hội thoại vẫn thường là một kỹ thuật quan trọng để đặc tả nhân vật và được dùng
thường xuyên trong tác phẩm văn học” [1]. Hội thoại trong tác phẩm văn học được gọi
là thoại dẫn. Một thoại dẫn thường có cấ u trú c tổ ng quá t : lời dẫn (Lờ i ngườ i dẫ n, kể ,
nói, viế t) và lời được dẫn (Lờ i thoạ i, ý nghĩ củ a nhân vậ t). Với tư cách là một trong hai
thành phần làm nên thoại dẫn, lời dẫn có một vai trò rất lớn trong hội thoại nói riêng và
trong tác phẩm nói chung. Vai trò ấy, có thể nhận thấy như sau: Lời dẫn giúp tạo dựng
chân dung nhân vật; Lời dẫn tái hiện các hoạt động xảy ra đồng thời với lời được dẫn -
lời thoại của nhân vật; giúp hiểu sâu hơn về nội tâm của nhân vật và lời dẫn giúp cho
việc xác định nghĩa thật sự của lời - lời được dẫn một cách chính xác hơn.
. Trương Chi thở dài . Nàng ngả người trên đệm . Nàng lấy những ngón tay thon thả gỡ tóc” không thuộc phạm vi nghiên cứu của bài viết này . Với một câu dẫn trước lời dẫn , cũng có thể hiểu được nội dung ngữ nghĩa của lời dẫn (vì lời dẫn bao giờ cũng định hướng cho cách hiểu lời được dẫn cho người đọc - trong tác phẩm tự sự nói chung ). Trường hợp như thế này là đa số . Tất nhiên, để hiểu đầy đủ và chính xác một lời th oại, chúng ta không thể không đặt nó trong bối cảnh chung (ngữ cảnh , tình huống ) mà nó được thực hiện . Điều này giải thích vì sao có những trường hợp, nếu chỉ căn cứ vào một câu dẫn trước lời được dẫn thôi thì chưa đủ , mà phải căn cứ từ nhiều câu trước đó. Ví dụ: Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người. - Chí Phèo đấy hở? (Chí Phèo - Nam Cao) Sẽ rất khó giải thích cho hành vi “móc rồi” trong lời dẫn “nhưng móc rồi , cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người” . “Móc” cái gì mới được chứ ? Đành phải quay lại những câu trước đó . “Những lúc như thế này thì một người dẫu khôn ngoan cũng không thể bình tĩnh được . Nhất là khi trông thấy một t hằng chỉ đến vòi tiền uống rượu TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 79 như Chí Phèo. Tuy vậy, cụ cũng móc sẵn 5 hào. Thà móc sẵn để tống nó đi cho chóng . Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người. - Chí Phèo đấy hở? Rõ ràng, phải từ nhiều câ u trước đó , chúng ta mới hiểu đầy đủ nội dung thông tin trong lời dẫn. Tuy nhiên, những trường hợp như thế này rất hiếm gặp . 2.3. Trong tác phẩm văn học, vị trí lời dẫn đa số là ở trước lời được dẫn (như các trường hợp , , trên). Nhưng cũng không ít trường hợp , vị trí lời dẫn có thể nằm ở giữa lời được dẫn hoặc sau lời được dẫn . Trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, kiểu lời dẫn có vị trí ở giữa lời được dẫn xuất hiện tương đối nhiều . Đặc biệt là các truyện ngắn , tiểu thuyết Việt Nam hiện đại gần đây , vị trí lời dẫn ở giữa lời được dẫn lại rất phổ biến. Ví dụ: Nếu mày tìm được lửa thì mày là mẹ thật! Nó bật cười. - Và tìm ra lửa thì tao sẽ nghĩ ra cách để cho người ta tìm thấy chúng mình. (Tâm hồn mẹ - Nguyễn Huy Thiệp) Lời dẫn có vị trí sau lời được dẫn, như: - Có việc gì thế, con rể ơi? Ông Mờng hỏi Bân, bao giờ cũng thế, vẫn thân thiết như ngày trước... (Mường Giơn - Tô Hoài) Tất nhiên, lời dẫn có vị trí ở trước, trong hay sau lời được dẫn là hoàn toàn nằm trong ý đồ nghệ thuật của tác giả. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một bài viết khác. 2.4. Với tư cách là một trong hai thành phần làm nên thoại dẫn - hội thoại trong tác phẩm văn học, lời dẫn có một vai trò rất lớn. Vai trò ấy, có thể nhận thấy như sau: 2.4.1. Lời dẫn giúp tạo dựng chân dung nhân vật Ví dụ: Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi: - Thế nào? Thày em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây mà! (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) Ngoài lời nói rất đỗi ân cần và dịu dàng của chị, thì những nét miêu tả trong lời dẫn như “ôm con vào ngồi bên phản”, rồi “sờ tay vào trán chồng” và “sẽ sàng hỏi” là những miêu tả vô cùng quan trọng, cùng với lời được dẫn - “Thế nào? Thày em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây mà!” đã góp phần tạo dựng nên chị Dậu - một người vợ dịu hiền, yêu thương chồng con hết mực... Hay là lúc anh Dậu ốm đau. Ngô Tất Tố viết: Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm: - Thày em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột... (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 80 Chị Dậu “rón rén”. Tất cả tình yêu thương và sự quan tâm của chị đều được thể hiện trong dáng đi “rón rén” ấy. Nhưng một chị Dậu hoàn toàn khác, khi “người ta đem lại cho chị một cái xác người”, xác người đó vừa “run rẩy cầm bát cháo, anh mới kề vào miệng” thì bọn “cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào”. Ngô Tất Tố viết: Chị Dậu run run: - Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả sưu của chú nó nữa nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền thuế của nhà nước đâu! Hai ông làm phúc nói với ông Lý cho cháu khất... Rồi: Chị Dậu vẫn cố thiết tha: - Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại! ... Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn: - Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Sau đó: ... Hình như tức quá, không thể chịu đựng được, Chị Dậu... liều mang cự lại: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Và: Chị Dậu nghiến hai hàm răng: - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) Ngoài lời nói, thì những miêu tả của tác giả về trạng thái sự thay đổi tâm lý theo mức độ tăng dần từ “run run”, đến “thiết tha”, đến “xám mặt”, rồi “liều mạng” và cuối cùng là “nghiến hai hàm răng” lại. Nếu không có những miêu tả này trong lời dẫn, thì nhân vật của Ngô Tất Tố làm sao có thể định vị trong lòng người đọc lâu đến thế! Một nhân vật khác mà sự nổi tiếng là điều không cần phải bàn cãi - Chí Phèo. Đoạn cuối của tác phẩm - khi Chí Phèo “đến ngõ nhà cụ Bá. Hắn xông vào nhà”... ... Cụ Bá ... ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn: - Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chưa cứ báo người ta mãi thế à? Hắn trợn mắt chỉ tay vào mặt cụ: - Tao không đến đây xin năm hào. Rồi: ... Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo: - Tao đã bảo là tao không đòi tiền. Và: Hắn dõng dạc: TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 81 - Tao muốn làm người lương thiện! Cuối cùng: Hắn lắc đầu: - Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ còn một cách... biết không! Chỉ còn một cách là ... cái này! Biết không! (Chí Phèo - Nam Cao) Một thằng “chỉ biết uống rượu”, “không lúc nào tỉnh” và “chỉ làm có mỗi một việc là rạch mặt ăn vạ” sao có thể “vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo” như vậy! Lại còn “dõng dạc”, rồi “lắc đầu” một cách điềm đạm, chín chắn nữa! Một cái “lắc đầu” để chấp nhận sự thật đớn đau - không có con đường quay trở lại! Một cái “lắc đầu” - để từ chối kiếp sống của một con quái vật làng Vũ Đại. Một cái “lắc đầu” để làm một con người đúng nghĩa. Nếu không có những chỉ dẫn này trong lời dẫn, làm sao chúng ta “nhìn” thấy được một Chí Phèo hiên ngang đàng hoàng đi tới cái chết để từ bỏ kiếp sống tha hóa, kiếp sống vô nghĩa của mình được! 2.4.2. Lời dẫn tái hiện các hoạt động xảy ra đồng thời với lời được dẫn - lời thoại của nhân vật: Ví dụ: Cô giáo Mạ vừa lôi trong túi xách ra những gói quà đặt lên mặt bàn vừa cười: - Kể cũng thất điên bát đảo nhưng xét cho cùng thì sống dễ lắm! Bố có nhớ không? Lớp học ngày ấy có... (Sống dễ lắm - Nguyễn Huy Thiệp) Cô giáo Mạ “vừa lôi trong túi xách ra những gói quà đặt lên mặt bàn”,“vừa cười” là các hoạt động diễn ra đồng thời với lời nói (lời được dẫn - “Kể cũng thất điên bát đảo nhưng xét cho cùng thì sống dễ lắm! Bố có nhớ không? Lớp học ngày ấy có ”) được dẫn lại trong lời dẫn. Hoặc: Thị vừa thở vừa vật nhau với hắn vừa hổn hển: “Ô hay buông ra tôi kêutôi kêu làng. Tôi kêu làng bây giờ!” (Chí Phèo - Nam Cao) “Thị vừa thở” , “vừa vật nhau” , “vừa hổn hển” là các hoạt động diễn ra đồng thời với lời nói (lời được dẫn - “Ô hay buông ra tôi kêutôi kêu làng . Tôi kêu làng bây giờ!”) được dẫn lại trong lời dẫn. 2.4.3. Lời dẫn giúp hiểu sâu hơn về nội tâm của nhân vật Ví dụ: Lão chua chát bảo: - Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó làm kiếp người TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 82 (Lão Hạc - Nam Cao) Hoặc: Bà đồ vờ vịt hỏi: - Nhà ai thế cụ? (Đón khách - Nam Cao) Hay: Lão lắc đầu chán nản bảo tôi: - Ấy thế mà bây giờ hết nhẵn , ông giáo ạ! Tôi ốm có một trận ấy thôi. (Lão Hạc - Nam Cao) Những từ : “chua chát , vờ vịt , lắc đầu , chán nản” trong các ví dụ trên đều là những động từ miêu tả cử chỉ , cách thức, thái độ của nhân vật khi thực hiện hành động nói năng . Đó là những chỉ dẫn quan trọng giúp ta hiểu sâu hơn về những diễn biến trong nội tâm nhân vật. 2.4.4. Lời dẫn giúp cho việc xác định nghĩa thật sự của lời - lời được dẫn một cách chính xác hơn. Ví dụ: - Là người trong nghề, ông có biết đến tên tuổi nhiếp ảnh gia Hạo Nhiên thực hiện bộ ảnh với Cao Thùy Linh? - Tôi chả biết ông ấy là ai. Nhưng như thế là thành công đúng không? Tôi chưa từng biết ông ấy, nay cả nước biết. Tôi không được nổi tiếng bằng rồi. (cười) (Nguồn Zing.vn - Sống trẻ, ngày 01.5.2014) Toàn bộ phát ngôn “Tôi chả biết ông ấy là ai. Nhưng như thế là thành công đúng không? Tôi chưa từng biết ông ấy, nay cả nước biết. Tôi không được nổi tiếng bằng rồi.” đã được hiểu theo một nghĩa khác - đầy hàm ý với lời dẫn “cười” một cách mỉa mai của người nói được người viết - người kể dẫn lại. Nếu không có lời dẫn - không căn cứ vào lời dẫn thì nghĩa của phát ngôn - của hành động nói năng này của nhân vật sẽ khó có thể xác định được một cách đúng đắn, thậm chí còn có thể bị hiểu sai. 3. KẾT LUẬN Với những nghiên cứu trên, rõ ràng lời dẫn quả thực hết sức quan trọng và phổ biến. Phổ biến, bởi người ta thường rất hay dẫn lời của một ai đó khi nói hoặc khi viết. Tất cả các phong cách ngôn ngữ khác nhau đều sử dụng thoại dẫn cũng như sự dẫn thoại. Cùng một phát ngôn, nhưng lời dẫn với những dụng ý khác nhau - điểm nhìn hay thái độ khác nhau của người dẫn, thì lời được dẫn - hay phát ngôn của nhân vật sẽ được hiểu theo những nghĩa khác nhau. Chúng tôi hy vọng rằng, việc chỉ ra tầm quan trọng của lời dẫn, giúp chúng ta hiểu hội thoại một cách chuẩn xác hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO
File đính kèm:
- vai_tro_loi_dan_cua_hoi_thoai_trong_tac_pham_van_hoc.pdf