Vai trò của giới Nho thương người Hoa Chợ Lớn trong việc truyền bá "Truyện Kiều" ở Nam Bộ

ABSTRACT

Tale of Kieu is a literary masterpiece of Nguyen Du in the early 19th century.

This work is not only widely circulated from the capital Hue to the north, but

also spread widely in the Southern Vietnam several decades later in many

forms, texts or speechs, Nôm versions or Chinese versions and Quốc ngữ

versions. At that time, printing technology was not developed in the Southern

Vietnam, the price of ink and paper in the market is quite expensive, copying

takes time, but the demand of the reader was enormous. As a result, the

bookshops in Cho Lon (Gia Dinh) had to print Tale of Kieu in Foshan

(Guangdong) and brought them back to the Southern Vietnam, contributing

to its popularity in Southern Vietnam.

pdf7 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Vai trò của giới Nho thương người Hoa Chợ Lớn trong việc truyền bá "Truyện Kiều" ở Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 lần, nghĩa là trước 
nay có 4 bản Kiều được in ở Phật Sơn. Theo nhà 
nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân, bản Kiều Duy 
Minh Thị in ở Kim Ngọc Lâu (1872) còn được tái 
bản 3 lần tại các nhà in Bảo Hoa Các (1879), Văn 
Nguyên Đường (1879) và Thiên Bảo Lâu (1891) 
ở Phật Sơn. Hơn nữa, các bản in sau đều khắc in 
giống như bản in đầu tiên (Nguyễn Quảng Tuân, 
2010). Dù các bản in này còn nhiều sai sót về chữ 
nghĩa, có thể do Duy Minh Thị hiệu đính chưa kĩ, 
hoặc quá trình in ấn ở Quảng Đông không có 
người thông thạo chữ Nôm theo dõi, thế nhưng 
trong suốt 20 năm từ bản đầu tiên đến bản cuối 
cùng, bản in này vẫn được độc giả dễ tính miền 
Nam chấp nhận. Đáng chú ý là, theo học giả 
Hoàng Xuân Hãn, bản in này chỉ kị húy thời Gia 
Long chứ không kị húy thời Minh Mạng, theo đó 
suy luận thì Duy Minh Thị đã hiệu đính Truyện 
Kiều dựa trên một bản chép tay có nguồn gốc sao 
chép từ thời Gia Long (1802-1820). Sẽ là võ đoán 
nếu cho rằng trong khoảng thời gian này Truyện 
Kiều cũng đã được truyền đến Nam Bộ, thế nhưng 
không phải không có khả năng đó nếu chúng ta 
chưa tìm ra được những chứng cứ xác đáng. 
Cùng thời gian đó, nhiều tác phẩm truyện thơ và 
tuồng hát bội Nôm khác cũng được khắc in ở Phật 
Sơn như Vân Tiên cổ tích tân truyện, Lục Vân 
Tiên, Phạm Công Cúc Hoa, Chiêu Quân cống Hồ, 
Thoại Khanh Châu Tuấn thư tập, Bạch viên tân 
truyện, Đinh Lưu Tú diễn nghĩa, Tiểu San Hậu 
diễn ca, Triệu Ngũ Nương tân thư, Tây du diễn 
ca, Tam Quốc chí quốc ngữ bản... Có thể thấy, 
các chủng loại sách chữ Nôm lưu hành ở Nam Bộ 
đương thời khá phong phú, đa phần đều là tác 
phẩm diễn ca từ những tiểu thuyết hay tuồng tích 
Trung Quốc. Việc gửi in ấn với số lượng lớn cho 
thấy nhu cầu thưởng thức sách Nôm của độc giả 
Nam Bộ là rất lớn. 
Câu hỏi đặt ra là tại sao giới Hoa thương miền 
Nam không chọn các nhà in Liễu Văn Đường, 
Quan Văn Đường, Thịnh Văn Đường, Cẩm Văn 
Đường ở miền Bắc hay các hiệu in Huế, thậm chí 
những nơi đã từng tổ chức in ấn sách vở, kinh kệ 
ngay tại Gia Định như Hà Tiên, chùa Giác Lâm 
(Sài Gòn) làm nơi in sách, mà phải sang tận 
Quảng Đông? Trong bài viết của mình, Nghiêm 
Diễm đã đưa ra 4 lý do chính: (1) Phật Sơn là 
trung tâm in ấn phát hành sách lớn: Chất lượng 
khắc in cao, bản in gọn đẹp tinh xảo, trong khi giá 
thành lại rẻ; hơn nữa, Phật Sơn có hệ thống 
thương hội phồn thịnh với nhiều hiệu sách, hiệu 
giấy, hiệu mực; từ khâu khắc in đến xuất bản, phát 
hành đều phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng; tạo nên 
sự tiện lợi trong giao thương mua bán trong nước 
và quốc tế; (2) Sự giao lưu kinh tế và văn hóa 
giữa Nam Bộ và Quảng Đông vốn đã diễn ra 
thường xuyên và mật thiết; các Hoa thương Chợ 
Lớn luôn giữ mối quan hệ giao thương mật thiết 
với nhà buôn ở Quảng Đông. Các tác phẩm chữ 
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 1 – 7 
6 
Nôm đang lưu hành ở Nam Bộ phần nhiều lấy đề 
tài, văn liệu, bối cảnh, cốt truyện, tình tiết, nhân 
vật... của các tác phẩm cũng đang lưu hành ở 
Trung Quốc như Kim Vân Kiều truyện, Tam Quốc 
diễn nghĩa, Tây du ký, Phong thần diễn nghĩa, 
Bạch Viên Tôn Các... nên đã có sẵn các bản khắc 
mộc hoạt tự chữ Hán ở đó, chỉ cần khắc thêm bộ 
phận chữ Nôm; (3) Phật Sơn có vị trí địa lý thuận 
lợi cho việc truyền bá sách vở ra hải ngoại, bởi nó 
không chỉ là nơi sứ thần Việt Nam thường lui tới 
mua sách mang về nước theo đường bộ, mà còn 
thông qua Quảng Châu, Hoàng Phố tiến hành giao 
thương đường biển với Việt Nam; (4) Nghề in ấn 
ở Phật Sơn đáp ứng được nhu cầu khắc in tiểu 
thuyết thông tục ở Nam Bộ. Đương thời, nhu cầu 
thưởng thức tiểu thuyết thông tục ở Hoa Nam 
cũng rất lớn, nhiều nhà sách chuyên môn hoặc 
kiêm thêm khắc in tiểu thuyết thông tục, việc có 
thêm đơn đặt hàng từ Việt Nam không phải là 
thách thức gì quá lớn với họ. 
Trong lúc các hiệu sách của Phật Sơn khắc in và 
phát hành rộng rãi Kim Vân Kiều tân truyện của 
Nguyễn Du, thì nhiều tác giả Việt Nam cũng đã 
chuyển dịch tác phẩm này ngược lại chữ Hán, như 
Nguyễn Kiên (阮堅) đã biên dịch, chú thích thành 
Vương Kim truyện quốc âm (王金傳國音) và 
Vương Kim truyện diễn tự (王金傳演字), Từ 
Nguyên Mạc (徐元漠) dịch ra Việt Nam âm Kim 
Vân Kiều ca khúc dịch thành Hán tự cổ thi thất 
ngôn luật (越南音金雲翹歌曲譯成漢字古詩七
言律), Lê Dụ (黎裕) dịch thành Kim Vân Kiều 
Hán tự diễn âm ca (金雲翹漢字演音歌) và Kim 
Vân Kiều lục (金雲翹錄) (Nghiêm Diễm, 2016, 
tr.101). Điều này cho thấy sự lưu truyền của Kim 
Vân Kiều truyện ở Việt Nam nói chung, ở Nam 
Bộ nói riêng, rất sâu rộng, tạo được cảm hứng 
sáng tạo và lan truyền tác phẩm trong giới trí thức 
học sĩ. 
Riêng ở miền Nam, bản Kim Vân Kiều tân truyện 
do Duy Minh Thị hiệu đính đã góp phần tạo nên 
trào lưu phóng tác, lược thuật, cải biên Truyện 
Kiều thành nhiều “phó phẩm” (Nguyễn Văn Sâm) 
khác nhau, khiến cho tác phẩm này lan truyền sâu 
rộng hơn trong lòng công chúng. Kết quả điều tra 
điền dã của chúng tôi tại Cần Thơ, An Giang cho 
thấy, nhiều hộ dân hiện nay vẫn còn lưu giữ bản 
Kiều Duy Minh Thị 1879 và 1891, ngoài ra còn có 
Phú Kiều Nôm (tên gọi khác của Túy Kiều phú), 
tuồng Kiều và nhiều bài thơ vịnh Kiều, thậm chí 
còn có cả bản chép tay Kim Vân Kiều lục (khuyết 
danh) bằng chữ Hán. Đem các bản sao lục này so 
sánh với bản đã công bố của Nguyễn Văn Sâm 
hay Trần Ích Nguyên, dễ dàng phát hiện chúng có 
chung nguồn gốc văn bản, đương nhiên về mặt 
câu chữ có nhiều chỗ khác nhau. 
Quá trình giao dịch sách vở này, ngoài giới 
thương nhân người Hoa ra, giới văn sĩ gốc Hoa 
tinh thông tiếng Việt và văn chương Việt ở Chợ 
Lớn cũng đóng vai trò then chốt. Họ là những 
người đảm bảo chất lượng bản in chữ Nôm thông 
qua công việc hiệu đính văn bản trước khi in, 
trong khi người Trung Quốc vốn không am tường 
loại chữ đầy sáng tạo đặc trưng của người Việt 
này. Nổi bật nhất là hai tác giả Duy Minh Thị, chủ 
nhân hoặc cộng tác viên của hiệu sách Minh 
Chương Hiệu, và Dương Minh Đức, chủ nhân của 
hiệu sách Dương Đức Hiệu. 
Duy Minh Thị (?-?), hay Minh Chương Thị, là bút 
hiệu của một văn sĩ, viên chức hành chính gốc 
Hoa sống tại Gia Định nửa cuối thế kỷ 19. Ông 
tên thật là Trần Quang Quang, nguyên quán huyện 
Duy Minh (phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long, nay 
thuộc tỉnh Bến Tre), có thể là hậu duệ của danh 
thần triều Nguyễn gốc Minh Hương từng nhiều 
lần đi sứ Trung Quốc Trịnh Hoài Đức (1765-
1825). Theo khảo cứu của Lưu Ngọc Quân, Duy 
Minh Thị trong lời tựa quyển Nam Kỳ lục tỉnh địa 
dư chí có gọi Trịnh Hoài Đức là “Tiên công”, 
chứng tỏ Duy Minh Thị là hậu duệ của Trịnh Hoài 
Đức. Tổ tiên nhiều đời của Trịnh Hoài Đức từ 
Trường Lạc (Phúc Kiến, Trung Quốc), vì không 
thần phục người Mãn Châu, nên gia tộc xuống 
thuyền vượt biển sang Việt Nam. Năm 1803, họ 
Trịnh ra làm quan dưới triều Nguyễn, nhờ tinh 
thông tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông, 
Phúc Kiến nên được giao làm sứ thần nhiều lần đi 
sứ nhà Thanh. 
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 24 (1), 1 – 7 
7 
Ngoài Truyện Kiều, trên trang bìa nhiều tác phẩm 
khắc in khác ở Phật Sơn cũng thấy xuất hiện tên 
Duy Minh Thị hiệu đính, hoặc tên các hiệu sách ở 
Chợ Lớn như Minh Chương Hiệu, Dương Đức 
Hiệu, Kim Thanh Hiệu. Rất có thể, các ông cũng 
là những người trực tiếp sang Quảng Đông 
thương thảo và theo dõi việc khắc in tại Phật Sơn. 
Còn các tên gọi Đề Ngạn, Đại Thị (Chợ Lớn) 
thường xuất hiện trên bìa các quyển sách nay 
thuộc Quận 5, Quận 6 và Quận 11 thành phố Hồ 
Chí Minh. Nơi có nhiều hiệu sách người Hoa 
đương thời là phố Đường Nhân và phố Quảng 
Đông của Chợ Lớn, nay lần lượt là đường Nguyễn 
Trãi và Triệu Quang Phục. Đặc biệt, Hòa Nguyên 
Thịnh là một hiệu sách ở Phật Sơn (Quảng Đông), 
một chi nhánh cùng tên đã được mở ra ở Chợ Lớn 
để phát hành sách của nhà sách đó ở Việt Nam. 
4. KẾT LUẬN 
Nhìn lại toàn bộ quá trình truyền bá của Truyện 
Kiều, chúng ta thấy tác phẩm này có một sinh 
mệnh rất kỳ lạ, từ lúc là một tiểu thuyết chương 
hồi bạch thoại bình thường ở Trung Quốc được 
Nguyễn Du tham khảo rồi cải biên, sáng tác thành 
một truyện thơ Nôm tuyệt tác dài 3254 câu, bắt 
đầu lưu hành rộng rãi trong nước, rồi lại được các 
nhà sách ở Chợ Lớn đưa đến Phật Sơn để khắc in, 
số sách in xong lại vượt trùng dương trở về phát 
hành tại các hiệu sách trong nước. Trong quá trình 
truyền bá tác phẩm này, những người làm công 
tác hiệu đính như Duy Minh Thị, một dạng trí 
thức gốc Hoa tinh thông Hán Nôm, hoặc các hiệu 
buôn người Hoa Chợ Lớn giữ một vai trò kết nối 
quan trọng. Quá trình giao dịch sách vở tiêu tốn 
nhiều tâm huyết đó kéo dài suốt gần 100 năm, góp 
phần to lớn vào việc truyền rộng nhiều tác phẩm 
văn học ở Nam Bộ, trong đó có Truyện Kiều. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nhan Bảo (顏保). (1989). Ảnh hưởng của tiểu 
thuyết Trung Quốc đến văn học Việt Nam (中
國小說對越南文學的影響). Trong Claudine 
Salmon (chủ biên). (1989). Tiểu thuyết truyền 
thống Trung Quốc tại Châu Á (中國傳統小說
在亞洲). Bắc Kinh: Công ty xuất bản Văn hóa 
Quốc tế. 
Lưu Thục Bình (劉淑萍). (2012). Tìm hiểu hoạt 
động kinh doanh của các phường in và xuất 
bản sách ở Phật Sơn (佛山坊刻出版商的商業
活動探析). Phật Sơn Khoa học Kỹ thuật Học 
viện học báo, 30, tr. 70-73. 
Nghiêm Diễm (嚴艷). (2016). Khảo thuật về tiểu 
thuyết và tuồng chữ Nôm của Việt Nam được 
khắc in ở Phật Sơn cuối triều Thanh (清末佛
山坊刻越南喃字小說戲曲考述). Nghiên cứu 
Đông Nam Á (Southeast Asian Studies), 1, tr. 
94-101. 
Lưu Ngọc Quân (劉玉珺). (2007). Nghiên cứu 
văn bản sách vở Hán Nôm cổ Việt Nam (越南
漢喃古籍的文獻學研究). Bắc Kinh: Trung 
Hoa thư cục. 
Trần Ích Nguyên (陳益源). (2001). Nghiên cứu 
câu chuyện Vương Thúy Kiều (王翠翹故事研
究). Đài Bắc: Lí Nhân thư cục. 
Trần Ích Nguyên (陳益源). (2016). Thuật bàn về 
sách vở chữ Hán Việt Nam (越南漢籍文獻述
論). Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục. 
Lý Khánh Tân (李慶新). (2015). Giao lưu sách vở 
giữa Quảng Đông và Việt Nam dưới nhà 
Thanh (清代廣東與越南的書籍交流). 
Nghiên cứu Học Thuật, 12, tr. 93-104. 
Nguyễn Quảng Tuân (phiên âm và khảo đính). 
(2010). Truyện Kiều bản Nôm Duy Minh Thị. 
Hà Nội: Khoa học Xã hội. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_gioi_nho_thuong_nguoi_hoa_cho_lon_trong_viec_tru.pdf
Tài liệu liên quan