Vai trò của du lịch sinh thái với giảm nghèo ở các tộc người thiểu số ở Việt Nam

Du lịch sinh thái được xem là “chìa khóa” trong cuộc chiến chống đói nghèo, bảo

vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. Một trong những đặc trưng cơ

bản, cũng là nguyên tắc và mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái đó là mang

lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Việt Nam có tiềm năng phong phú phát

triển du lịch sinh thái như hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên,

thung lũng, ruộng bậc thang, cao nguyên, vùng hồ, miệt vườn, sông nước, hang

động, hệ sinh thái vùng ven đô Nhằm tăng cường vai trò của du lịch sinh thái

với giảm nghèo ở các tộc người thiểu số, bài viết đưa ra một số đề xuất về quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái trong cả nước; xã hội hóa nguồn vốn

đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái; đào tạo nguồn nhân lực là người dân địa

phương để tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái.

pdf12 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Vai trò của du lịch sinh thái với giảm nghèo ở các tộc người thiểu số ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
i cồng chiêng: với 2 đội cồng 
chiêng, mỗi đội có 6 người, mức thù 
lao là 100.000đ/người/đêm diễn. 
- Nhân viên Tổ Hợp tác du lịch Tà Lài: 
công ty du lịch chi trả lương, đóng bảo 
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nhân 
viên. 
- Khôi phục nghề dệt thủ công truyền 
thống: khi hoạt động du lịch sinh thái 
ở xã Tà Lài phát triển, Tổ Dệt thổ cẩm 
Tà Lài được thành lập và ngày càng 
phát triển, đã tạo việc làm cho hơn 50 
phụ nữ người Mạ. Sản phẩm sản xuất 
ra phục vụ du khách và theo đơn đặt 
hàng. Tháng 6/2016, Nhà tiếp đón 
khách du lịch Tà Lài đặt hàng 30 bộ 
khăn ăn (gồm khăn kê chén, đũa; 
khăn bọc, hộp đựng giấy ăn). Các sản 
phẩm dệt thủ công truyền thống sản 
xuất ra được bán tại thời điểm 2016 
với mức giá như sau: mền 3 - 3,5 
triệu/tấm; xà rông 500.000đ/cái; váy, 
áo nữ 650.000đ/bộ; áo nam 150.000đ/ cái; 
ví nam 30.000đ/cái; ví nữ 40.000đ/ cái; 
khăn 200.000đ/cái; dây đeo tay 
30.000đ/cái; túi rút: 35.000đ/cái; băng 
đô đội đầu 45.000đ/cái. Ước tính thu 
nhập trung bình của hộ từ nghề thủ 
công truyền thống, mà chủ yếu là 
nghề dệt là khoảng 2 triệu đồng/năm, 
hộ có thu nhập cao nhất là 6 triệu 
đồng và thấp nhất là 200 nghìn đồng 
(Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2016: 86). 
Hoạt động du lịch tại xã Tà Lài không 
chỉ tạo ra thu nhập ổn định, mà đồng 
bào còn được trang bị kiến thức, kỹ 
năng trong hoạt động du lịch, giúp 
đồng bào hiểu biết thêm, tự tin hơn để 
tham gia vào hoạt động du lịch, góp 
Bảng 1. Công việc và mức lương hàng tháng của nhân viên Tổ Hợp tác du lịch Tà Lài 
STT Họ và tên Tộc người Vị trí làm việc Mức lương (đ/tháng) 
1 K Yếu Mạ Tổ trưởng 4.000.000 
2 K Ếch Mạ Bảo vệ 2.400.000 
3 Điểu Nê Stiêng Bảo vệ 2.400.000 
4 Ka Bản Mạ Tạp vụ 3.000.000 
5 Triệu Thị Tái Tày Đầu bếp 3.600.000 
6 Lý Thị Bướm Tày Đầu bếp 3.600.000 
7 Lý Thị Thanh Tày Tổ trưởng bếp ăn 3.600.000 
8 Lý Văn Tình Tày Phụ trách các hoạt động: 
đạp xe, chèo thuyền 
3.600.000 
9 Lý Thị Tâm Tày Đầu bếp 3.600.000 
10 Ka Hương Mạ Hướng dẫn tiếng Anh Trả lương khi hướng dẫn 
cho du khách nước ngoài 
Nguồn: K Yếu, Tổ trưởng Tổ Hợp tác du lịch Tà Lài, phỏng vấn ngày 28/6/2016. 
 NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT – VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI 
62 
phần bảo tồn và phát huy văn hóa 
truyền thống. 
Vệ sinh môi trường, hệ thống thông tin 
liên lạc và đường giao thông trong xã 
được cải thiện đáng kể, đặc biệt cầu 
bê tông kiên cố bắc qua sông Đồng 
Nai kết nối ấp 4 nơi người Mạ và 
người Xtiêng sinh sống với bên ngoài, 
được xây dựng năm 2018 thay thế 
cho cầu tạm, phà. 
5. KẾT LUẬN 
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn 
cho thấy du lịch sinh thái có vai trò 
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã 
hội cộng đồng cư dân địa phương, 
góp phần giảm nghèo. Việt Nam có 
tiềm năng phong phú để phát triển du 
lịch sinh thái, tuy nhiên, phát triển du 
lịch sinh thái hiện nay chưa tương 
xứng với tiềm năng. Thực tiễn cho 
thấy, du lịch sinh thái đã có những 
đóng góp nhất định cho giảm nghèo 
và cải thiện đời sống ở một bộ phận 
các tộc người thiểu số. 
Nhằm tăng cường vai trò của du lịch 
sinh thái với giảm nghèo, một số đề 
xuất được đưa ra như sau: 
- Nghiên cứu, điều tra cơ bản và quy 
hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh 
thái trong phạm vi cả nước; 
- Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư cho 
phát triển du lịch sinh thái. Để phát 
triển du lịch sinh thái, ngoài yếu tố tài 
nguyên du lịch sinh thái và sự tham 
gia của cộng đồng, cần phải đảm bảo 
đầu tư các điều kiện về cơ sở hạ tầng 
như giao thông vận tải, thông tin liên 
lạc, vệ sinh môi trường...; và các dịch 
vụ hỗ trợ cho du lịch sinh thái. 
- Xây dựng chính sách, kế hoạch dài 
hạn đào tạo nguồn nhân lực là người 
dân địa phương để tham gia vào các 
hoạt động du lịch sinh thái. Mục tiêu 
chính của du lịch sinh thái là tạo việc 
làm, chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa 
phương thông qua các nguồn thu từ 
hoạt động du lịch, từ đó giúp người 
dân giảm nghèo bền vững. Vì vậy, 
đào tạo và hướng dẫn người dân địa 
phương tham gia vào các hoạt động 
dịch vụ du lịch sinh thái là hết sức cần 
thiết.  
CHÚ THÍCH 
(1)
 Từ những định nghĩa về du lịch sinh thái, cho thấy du lịch sinh thái có một số đặc trưng cơ 
bản (Phạm Trung Lương và các tác giả, 2002: 7) như sau: 
- Dựa vào thiên nhiên và các nền văn hóa bản địa. 
- Chú trọng vào sự nâng cấp và duy trì thiên nhiên, quản lý tài nguyên bền vững. 
- Hỗ trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên. 
- Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. 
- Nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường thiên nhiên và văn hóa bản địa. 
- Đảm bảo cho nhu cầu thưởng thức của thế hệ mai sau không bị ảnh hưởng bởi du khách 
hôm nay. 
(2)
 Hoạt động du lịch sinh thái cần tuân theo một số nguyên tắc sau đây (Phạm Trung Lương 
và các tác giả, 2002: 19-21): 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (253) 2019 
63 
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý 
thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn. 
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. 
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa. 
- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. 
(3)
 Khảo sát 300 hộ vào tháng 7/2001 về thu nhập của hộ trong 12 tháng trước cuộc khảo sát, 
ở các xã Tà Lài (Đồng Nai), Đăng Hà (Bình Phước) và Phước Cát 2 (Lâm Đồng). 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2011. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội. 
2. Đào Ngọc Cảnh, Nguyễn Thị Mỹ Duyên. 2019. “Sản phẩm du lịch đặc thù dựa vào 
cộng đồng người Khmer ở An Giang”, 
dua-vao-cong-dong-nguoi-khmer-o-an-giang.html, truy cập ngày 20/6/2019. 
3. Fennell, D.A. 2001. “A Content Analysis of Ecotourism Definitions”. Current Issues in 
Tourism, Vol 4, No 5, pp. 403 - 421. 
4. Giàng Thị Dung. 2014. Phát triển khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh 
Lào Cai. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. 
5. ILO. 2012. “Bộ công cụ hướng dẫn giảm nghèo thông qua du lịch”, bản dịch tiếng Việt 
của Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã 
hội. 
6. Khánh Trang. 2018. Du lịch cộng đồng: sinh kế mới cho đồng bào dân tộc thiểu số 
miền núi phía Bắc,  truy cập ngày 
20/7/2019. 
7. Lê Huy Bá. 2009. Du lịch sinh thái. Hà Nội: Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. 
8. Lê Thu Hương. 2016. Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào 
cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam. Tóm tắt Luận án Tiến sĩ, ngành Địa lý Tài nguyên 
môi trường. Học viện Khoa học và Công nghệ. 
9. Lê Văn Minh. 2016. “Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam”. Tạp chí Môi 
trường, số 6,  
C4%83ng-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-du-l%E1%BB%8Bch-sinh-th%C3%A1i--
t%E1%BA%A1i-Vi%E1%BB%87t-Nam--41505, truy cập ngày 20/4/2019. 
10. Nguyễn Anh Cường, Phạm Quốc Thành. 2014. “Xóa đói giảm nghèo và giảm bất 
bình đẳng xã hội ở Việt Nam”. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (82): 43-52. 
11. Nguyễn Thị Minh Nguyệt. 2016. Sinh kế bền vững của các tộc người thiểu số ở khu 
vực Vườn Quốc gia Cát Tiên với yêu cầu bảo tồn và phát triển bền vững. Báo cáo đề tài 
cấp Bộ 2015 - 2016. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 
12. Phạm Trung Lương (chủ biên) và các tác giả. 2002. Du lịch sinh thái những vấn đề 
lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Giáo dục. 
13. Phạm Văn Phú. 2019. “Hà Giang: phát triển du lịch góp phần xóa đói giảm nghèo”, 
 NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT – VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI 
64 
921.html, truy cập ngày 20/6/2019. 
14. Phan Quốc Anh, Nguyễn Thị Yên. 1994. “Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia 
đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trong mối quan hệ với xóa đói giảm nghèo ở 
Việt Nam”, Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển, Cairo. 
15. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 2005. Luật Du lịch, Số 
44/2005/QH11 ngày 14/6/2005. 
16. Quốc Hồng. 2017. “Du lịch cộng đồng ở Sa Pa”, https://www.nhandan.com.vn/ 
vanhoa/item/33143702-du-lich-cong-dong-o-sa-pa.html, truy cập ngày 10/6/2019. 
17. Spenceley, Anna; Ashley, Caroline và Kock, Melissa de. 2009. Chương tình xóa đói 
giảm nghèo bằng du lịch: Hợp phần đào tạo cơ bản. Giơ-ne-vơ, Trung tâm Thương mại 
Thế giới. 
18. Thế Đạt. 2003. Du lịch và du lịch sinh thái. Hà Nội: Nxb. Lao động 
19. Thủ tướng Chính phủ. 2003. “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm 
nghèo”. Hà Nội. 
20. Thủ tướng Chính phủ. 2013. Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du 
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngày 22/1/2013. Hà Nội. 
21. Thủ tướng Chính phủ. 2014. Quyết định Phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc 
dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 1976/QĐ-TTg 
ngày 30/10/2014. Hà Nội. 
22. Tôn Tú Anh và các tác giả. 2003. Các yếu tố kinh tế - xã hội của các cộng đồng cư 
dân khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên ảnh hưởng đến vấn đề bảo tồn thiên nhiên và 
phát triển bền vững. Báo cáo đề án. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 
23. Tổng cục Du lịch. 2013. “Đại hội đồng Liên hiệp quốc: du lịch sinh thái là „chìa khóa‟ 
để xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường”,  
index.php/news/items/8651, truy cập ngày 10/12/2014. 
24. Tổng cục Du lịch. 2017. “Du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng bền vững”, 
 truy cập ngày 10/6/2019. 
25. UNDP, Irish Aid, Ủy ban Dân tộc. 2017. Tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 
dân tộc thiểu số. Báo cáo dự án, Hà Nội. 
26. Ủy ban Nhân dân xã Tà Lài. 2015. Báo cáo tổng kết công tác năm 2015, phương 
hướng công tác năm 2016. Tà Lài. 
27. Văn Hào. 2018. “Du lịch sinh thái bền vững: loại hình du lịch của tương lai”, 
https://dantocmiennui.vn/du-lich/du-lich-sinh-thai-ben-vung-bai-1-loai-hinh-du-lich-cua-
tuong-lai/178862.html, ngày 13/8/2018, truy cập ngày 10/8/2019. 
28. Vũ Thị Thoa và Đỗ Việt Dũng. 2013. Phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, 
 truy cập ngày 30/12/2013. 
29. Wood, Megan Epler. 2002. Ecotourism: Principles, Practies and Policies for 
Subtainability, United Nations Publication. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_du_lich_sinh_thai_voi_giam_ngheo_o_cac_toc_nguoi.pdf
Tài liệu liên quan